HomeMẹo tìm việcBếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Bếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của bếp trưởng

Bếp trưởng được ví như là “trái tim” của nhà hàng hay khách sạn bởi họ vừa có chuyên môn nấu ăn cao, vừa đảm nhận vai trò quan trọng trong bộ phận bếp. Nếu như bạn cũng có mong muốn trở thành bếp trưởng và thắc mắc công việc này sẽ làm gì, yêu cầu ra sao, hãy cùng Vieclam.net đọc bài viết sau đây để được giải đáp nhé!

Bếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của bếp trưởng
Bếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của bếp trưởng

I. Bếp trưởng là gì?

Bếp trưởng (Executive Chef) nắm giữ vị trí quan trọng nhất trong bộ phận bếp. Đây là người chịu trách nhiệm quản lý hay, điều hành toàn bộ khu vực bếp. Trong đó bao gồm tất cả các hoạt động được diễn ra nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tối ưu được chi phí thực phẩm để mang đến cho khách hàng các món ăn chất lượng, góp phần gia tăng doanh thu của quán. 

Bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của bộ phận bếp
Bếp trưởng chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của bộ phận bếp

Cụ thể, bếp trưởng sẽ vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm của mình để lên thực đơn, chọn nguyên liệu và giám sát quá trình nấu nướng của toàn bộ phận sao cho chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh giám sát, họ cũng là người trực tiếp tuyển chọn, đào tạo và quản lý các nhân viên thuộc bộ phận bếp. 

II. Mô tả công việc của bếp trưởng

Để hiểu hơn về công việc bếp trưởng, bạn hãy cùng Vieclam.net xem chi tiết các nhiệm vụ mà một bếp trưởng sẽ đảm nhận ngay trong phần viết bên dưới.

1. Điều hành, quản lý hoạt động của bộ phận bếp

Công việc chính của bếp trưởng là quản lý cũng như điều hành tất cả các hoạt động thuộc bộ phận bếp. Tùy thuộc vào từng cơ sở làm việc dẫn đến cách thức điều hành, quản lý cũng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ gồm có: 

  • Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc (Chủ nhà hàng) hay cấp trên về mọi hoạt động của một hoặc nhiều cơ sở sở đang quản lý (tùy thuộc vào kinh nghiệm cũng như quy mô của nhà hàng, khách sạn). 
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với cấp trên để thực hiện báo cáo kế hoạch và kết quả làm việc định kỳ cho Ban giám đốc; báo cáo chi phí thực phẩm theo kế hoạch (cụ thể ngày, tháng, năm) cho kế toán. 
  • Lập kế hoạch xây dựng quy trình làm việc, đảm bảo kiểm soát được tiến độ làm việc của nhân viên đúng tiêu chuẩn. 
  • Phân công công việc cho bếp chính (Head Chef), bếp phó, … và từ đó triển khai thực thi cho các nhân viên trong bộ phận. 
  • Tổ chức các cuộc họp đầu ca hoặc theo kỳ nhằm trực tiếp phổ biến các thông tin từ cấp trên đến bộ phận bếp kịp thời. Đảm bảo thông tin truyền tải dễ hiểu và chính xác. 
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng của món ăn. 
Bếp trưởng quản lý và điều hành các công việc trong bếp
Bếp trưởng quản lý và điều hành các công việc trong bếp

2. Phụ trách lên thực đơn, quy cách chế biến và chất lượng món ăn

Bếp trưởng thường phối hợp với bộ phận Marketing hay bộ phận Kinh doanh nói chung để cùng thống nhất về ý tưởng thiết kế menu. Mặt khác, bếp trưởng cũng là người chịu trách nhiệm trong việc đề ra quy cách chế biến tiêu chuẩn để các nhân viên làm theo, đảm bảo chất lượng món ăn mang ra cho khách. Chi tiết công việc thường có: 

  • Đề xuất triển khai các ý tưởng về món mới, thực đơn (tư vấn về kế hoạch thiết kế menu) và các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng (theo chủ đề, mùa hoặc sự kiện được yêu cầu).
  • Tìm hiểu, nghiên cứu về cách thức chế biến, trình bày món; đề ra các tiêu chuẩn về chất lượng món ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mang món ra cho khách đúng tiến độ. 
  • Xây dựng các quy định về chất lượng vệ sinh, bao gồm vệ sinh an toàn đồ ăn, thiết bị dùng bếp, khu vực làm việc,… Và tiến hành giám sát quá trình thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn bộ nhân viên. 
  • Trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn sau khi chế biến trước khi chuyển cho bên phục vụ. 
Bếp trưởng lên thực đơn và kiểm soát chất lượng món ăn
Bếp trưởng lên thực đơn và kiểm soát chất lượng món ăn

3. Quản lý hàng hóa và nguyên liệu trong bếp

Hàng hóa nhập và xuất kho mỗi ngày để thực hiện việc chế biến sẽ được bếp trưởng kiểm kê, ghi chép rõ ràng, đảm bảo nguyên liệu làm món cho khách được an toàn. Bên cạnh đó, việc quản lý này cũng giúp cho nhà hàng/khách sạn có được số liệu phân tích, đánh giá để tối ưu chi thực phẩm. Công việc quản lý hàng hóa và nguyên liệu bếp thường bao gồm: 

  • Quản lý hàng hóa trước khi nhập và tồn kho, cụ thể là nguyên vật liệu phục vụ cho việc làm bếp: thiết bị, máy móc, thực phẩm, gia vị,… 
  • Kiểm tra chất lượng các thực phẩm, gia vị đang sử dụng tại bếp trước mỗi ca làm. 
  • Kiểm tra chất lượng thực phẩm, gia vị sau khi kết ca làm việc. Sắp xếp bảo quản số lượng hàng hóa còn lại hoặc chế biến, xử lý sao cho phù hợp. 
  • Loại bỏ (phân hủy) các loại thực phẩm kém chất lượng hoặc giảm chất lượng. 
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan để kiểm kê lại nguyên vật liệu theo định kỳ. 
  • Hướng dẫn nhân viên sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu hay tài sản chung đúng cách. 
Bếp trưởng quản lý nguyên vật liệu bếp
Bếp trưởng quản lý nguyên vật liệu bếp

4. Tuyển chọn, lập kế hoạch đào tạo kỹ năng và quản lý nhân sự bếp

Nhằm chắc chắn rằng bộ phận bếp có được đội ngũ nhân viên trang bị đủ từ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đáp ứng được yêu cầu đề ra, bếp trưởng sẽ là người thực hiện tuyển chọn cũng như đào tạo nhân sự bếp. Cụ thể bếp trưởng cần làm các nhiệm vụ sau: 

  • Phối hợp với bộ phận nhân sự để lên kế hoạch tuyển dụng và trực tiếp cùng phỏng vấn để tuyển chọn nhân viên đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó, bếp trưởng có thể đề xuất mức lương cho ứng viên theo đánh giá dựa trên kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình. 
  • Lên kế hoạch đào tạo và trực tiếp hướng dẫn các nhân viên trong bộ phận. Bếp trưởng cũng có thể phân công bếp chính hoặc các nhân viên khác hỗ trợ, nhưng vẫn phải giám sát để đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh. 
  • Xây dựng nội quy, phổ biến các quy định cụ thể nhằm đảm bảo kỷ luật làm việc, hoàn thành đúng chỉ tiêu đề ra. 
  • Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên.
  • Kết hợp từ việc quan sát, tham khảo ý kiến từ các bếp chính, tổ trưởng, bếp phó,… để đánh giá kết quả và thành tích của nhân viên theo định kỳ. Đề nghị lên cấp trên để tiến hành khen thưởng, tăng lương hoặc tăng chức. 
Bếp trưởng lên kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhân viên phòng bếp
Bếp trưởng lên kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhân viên phòng bếp

5. Lập kế hoạch chi tiêu và quản lý việc đặt hàng

Lập kế hoạch chi tiêu và quản lý việc đặt hàng là các nhiệm vụ giúp bếp trưởng kiểm soát được kỹ càng hơn quá trình hoạt động của bộ phận bếp do mình quản lý. Để đảm bảo nhiệm vụ này đạt hiệu quả tốt, bếp trưởng cần tiến hành làm các công việc như: 

  • Lên ngân sách chi tiêu cho nguyên liệu, thiết bị, máy móc,… và các khoản phí liên quan. 
  • Phối hợp với bộ phận kế toán để lập ra kế hoạch chi tiêu hợp lý cho khâu tuyển chọn thực phẩm để chế biến. 
  • Theo dõi và kiểm soát hoạt động chi tiêu mỗi ngày để đảm bảo không vượt quá ngân sách đề ra. 
  • Đánh giá lại các hoạt động chi tiêu, phân tích để tìm ra vấn đề để cắt giảm các khoản chi tiêu không hợp lý. 
  • Lập kế hoạch đặt hàng, chọn nhà cung cấp và kiểm tra hàng hóa giao đến mỗi ngày. 
 Bếp trưởng phối hợp với các bộ phận khác để tối ưu chi tiêu làm món ăn
Bếp trưởng phối hợp với các bộ phận khác để tối ưu chi tiêu làm món ăn

6. Thực hiện các công việc khác liên quan đến bếp

Bên cạnh các công việc trên, bếp trưởng cũng cần làm một số công việc khác có liên quan hoặc được cấp trên yêu cầu trong những trường hợp đột xuất: 

  • Trực tiếp nấu ăn trong những trường hợp cần hỗ trợ như vào giờ cao điểm, khách hàng khó tính,…
  • Giải đáp một số thắc mắc của khách hàng. 
  • Thực hiện các công việc khác có liên quan tùy thuộc vào phân công của cấp trên, tình hình hoạt động của bộ phận bếp hoặc quy mô kinh doanh của nhà hàng/khách sạn.
Bếp trưởng còn thực hiện một số công việc khác liên quan đến bộ phận bếp
Bếp trưởng còn thực hiện một số công việc khác liên quan đến bộ phận bếp

Xem thêm: Nghề nail là gì? Chi tiết về nghề nail 

III. Yêu cầu cần có khi làm bếp trưởng

Có thể thấy, bếp trưởng là người đảm nhận rất nhiều các công việc khác nhau. Không chỉ chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành khâu nấu nướng ở bộ phận bếp mà còn phải đảm bảo món ăn mang ra cho khách đúng chuẩn, nhằm tăng khả năng quay lại của khách hàng. Do đó, công việc này cũng đòi hỏi hơi khắt khe ở người làm với nhiều yếu tố khác nhau. 

1. Kiến thức chuyên môn về thực phẩm, dinh dưỡng

Để trở thành một bếp trưởng, ngoài niềm đam mê với ẩm thực cùng khả năng lãnh đạo, tầm nhìn xa nhằm có thể quan sát, quản lý toàn bộ phận thì kiến thức chuyên môn chính là yếu tố cần thiết quyết định việc bạn có đi được với nghề hay không. Các kiến thức này sẽ xoay quay quanh thực phẩm cũng như dinh dưỡng chứa đựng trong nó. Qua đó, bạn biết cách tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra các phương pháp/kỹ thuật chế biến đến công thức chuẩn chỉnh. 

Bếp trưởng cần có kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng và thực phẩm
Bếp trưởng cần có kiến thức chuyên môn về dinh dưỡng và thực phẩm

Mặc dù thiên về điều hành và giám sát, nhưng nếu bếp trưởng thiếu kiến thức chuyên môn thì rất khó để đánh giá, phân tích cũng như tối ưu được chi phí hay đảm bảo chất lượng món ăn. Cho nên, muốn đảm bảo về kiến thức chuyên môn cơ bản cho tới chuyên sâu, bạn có thể chọn học các ngành liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng, học các khóa học ngắn hạn hoặc đọc sách vở và đi làm (phụ bếp) để trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm thực tế,… 

2. Kỹ năng nấu và chế biến thực phẩm tốt

Bên cạnh hiểu biết về dinh dưỡng và thực phẩm, bạn cũng cần có kỹ năng nấu và chế biến thực phẩm tốt nếu muốn trở thành một bếp trưởng giỏi. Bởi vì bếp trưởng sẽ phải đề xuất ý tưởng về các món ăn mới, lên thực đơn cũng như kiểm soát chất lượng món ăn mang ra cho khách mỗi ngày. Do đó, đầu bếp cần làm tốt ở mảng này để có thể dẫn dắt nhân viên làm đúng theo quy chuẩn đề ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Bếp trưởng cũng được yêu cầu về kỹ năng chế biến món ăn
Bếp trưởng cũng được yêu cầu về kỹ năng chế biến món ăn

Mặt khác, nếu kỹ năng nấu và chế biến thực phẩm tốt, bếp trưởng cũng dễ dàng hơn trong trường hợp cần hỗ trợ nhân viên vào những khung giờ cao điểm. Thậm chí nếu có vấn đề xảy ra, với kinh nghiệm nấu nướng của bản thân kết hợp cùng kỹ năng quan sát, đánh giá của một bếp trưởng, bạn cũng có thể linh hoạt trong cách xử lý. 

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng giúp bếp trưởng tối ưu hóa được nguồn lực cùng quy trình làm việc trong bộ phận bếp. Bởi vì, bếp trưởng là người đảm nhận nhiều công việc khác nhau, nếu như không biết cách kiểm soát thời gian sẽ dễ dẫn đến tình trạng áp lực do quá tải, không đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình, đồng thời cũng khó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, kỹ năng quản lý thời gian cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp bếp trưởng nâng cao năng lực lãnh đạo, nó có thể lấy là “đòn bẩy” để thăng tiến trong công việc. 

 

 

Khả năng quản lý thời gian là yếu tố cần có ở bếp trưởng
Khả năng quản lý thời gian là yếu tố cần có ở bếp trưởng

Vậy cho nên, trong trường hợp chọn làm bếp trưởng, việc sở hữu kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ hỗ trợ bạn thuận tiện trong việc lên kế hoạch tổng thể cho các hoạt động điều hành, giám sát toàn bộ phận bếp. Đồng thời, bạn cũng biết cách để sắp xếp, phân công lịch làm, công việc cho nhân viên, đảm bảo món ăn mang ra đúng tiến độ, khách không phải chờ món quá lâu dẫn đến trải nghiệm sử dụng dịch vụ không tốt. 

4. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt

Giao tiếp và truyền đạt tốt sẽ là một trong những kỹ năng giúp cho bếp trưởng hoàn thành công việc được giao một cách thuận lợi. Bởi vì bếp trưởng thường không chỉ cần báo cáo kế hoạch làm việc với cấp trên, phổ biến thông tin với cấp dưới, phối hợp với các bộ phận nhân sự, kế toán mà còn phải trao đổi với khách hàng. Nếu không giao tiếp ổn, ngoài việc ý tưởng truyền đạt ít rõ ràng thì các vấn đề cũng khó giải quyết hơn. 

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bếp trưởng dễ trao đổi hay truyền đạt ý tưởng
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bếp trưởng dễ trao đổi hay truyền đạt ý tưởng

Để rèn luyện kỹ năng năng này, đảm bảo yêu cầu đề ra đối với nghề bếp trưởng, bạn cần phải tập thuyết minh, trình bày các ý tưởng của mình liên tục. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện kiến thức về chuyên môn, không ngại học hỏi mở rộng vùng kiến thức cũng như tự tin về các kỹ năng mà bản thân có cũng là yếu tố giúp bạn tăng khả năng giao tiếp khi chọn làm bếp trưởng. 

Xem thêm: Thợ rèn là gì? Mô tả công việc chính của người thợ rèn

IV.  Mức lương của bếp trưởng hiện nay

Vì phải đảm nhận và chịu trách nhiệm với nhiều những công việc quan trọng như trên nên bếp trưởng thường nhận được một mức lương khá cao, dao động từ khoảng 12 triệu – 50 triệu đồng/tháng và có thể hơn. Cụ thể, dưới đây là bảng lương vị trí bếp trưởng dựa vào kinh nghiệm mà Vieclam.net đã khảo sát được để bạn đọc tham khảo: 

Kinh nghiệm 

Mức lương (VNĐ) 

0 – 5 năm

12 triệu – 20 triệu đồng/tháng 

5 – 10 năm 

20 triệu – 30 triệu đồng/tháng 

Trên 10 năm kinh nghiệm 

30 triệu – 50 triệu đồng/tháng 

Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế, mức lương bếp trưởng còn có thể thay đổi sau khi đã tính thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng,… Bên cạnh đó, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, khối lượng công việc, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người và yêu cầu riêng đến từ phía nhà hàng, khách sạn mà lương bếp trưởng sẽ được đề xuất ở các mức khác nhau. Bạn đọc có thể xem thêm các tin đăng tuyển bếp trưởng tại Vieclam.net để biết mức lương chính xác. 

V. Tìm việc làm bếp trưởng lương cao tại Vieclam.net 

Xu hướng tuyển dụng bếp trưởng có kiến thức, kỹ năng lẫn kinh nghiệm tại các nhà hàng/khách sạn đang tăng mạnh bởi nhu cầu hẹn hò ăn uống của người dân ngày càng nhiều. Điều này mở ra cơ hội nhiều cơ hội việc làm cho nghề này. Nếu bạn muốn tìm việc làm bếp trưởng, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm dựa vào rất nhiều phương thức khác nhau như thông qua người thân, bạn bè hoặc xem tin đăng trong các hội nhóm Facebook.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc bạn cần cẩn thận bởi vì hiện nay hầu hết các trang mạng xã hội rất khó kiểm soát tin đăng. Nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng điều này để lừa gạt người tìm việc nhằm chiếm đoạt tiền và tài sản của họ. Để tìm được công việc uy tín, bạn nên tìm đến các nguồn như Vieclam.net. Đây là trang web chuyên kết nối người tìm việc với nhà tuyển dụng, được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Tìm việc làm bếp trưởng ngay tại website Vieclam.net để tiết kiệm thời gian
Tìm việc làm bếp trưởng ngay tại website Vieclam.net để tiết kiệm thời gian

Tại Vieclam.net, bạn sẽ dễ dàng thao tác với bộ lọc thông minh. Bạn có thể lọc vị trí công việc, khu vực tuyển dụng và mức lương mong muốn. Tại đây cũng cung cấp chi tiết thông tin công việc và nhà tuyển dụng, đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng, bảo vệ quyền lợi của người tìm việc. Bên cạnh đó, hiện nay trang web còn hỗ trợ các ứng viên tạo tạo hồ sơ online. Điều này vừa giúp quá trình ứng tuyển diễn ra nhanh chóng, vừa giúp các nhà tuyển dụng có thể tự kết nối với ứng viên nếu thấy hồ sơ phù hợp.

Lời kết

Vậy là qua bài viết trên, Vieclam.net đã giải đáp cho bạn thắc mắc bếp trưởng là gì cũng như giới thiệu về các nhiệm vụ, yêu cầu, mức lương,… ngành nghề này. Hy vọng rằng những kiến thức mà Vieclam.net chia sẻ sẽ mang lại giá trị cho bạn, hỗ trợ bạn tìm kiếm được công việc phù hợp để đồng hành lâu dài trong tương lai. Bên cạnh các giải đáp thắc mắc, bạn cũng đừng quên thường xuyên truy cập website Vieclam.net để không bỏ lỡ các tin đăng khác về nhiều lĩnh vực như chia sẻ kinh nghiệm, mẹo vặt tìm việc, học tập,… bạn nhé!

Có thể bạn cũng quan tâm: 

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

fashion stylist là gì

Fashion Stylist là gì? Yêu cầu cần có của một Fashion Stylist

0
Bạn yêu thích thời trang và muốn biến đam mê thành nghề nghiệp? Fashion Stylist là một nghề sáng tạo đang phát triển và...
Head chef là gì

Head chef là gì? Vai trò và công việc của Head chef trong bếp

0
Head chef (còn được gọi là bếp trưởng) là người đứng đầu trong căn bếp, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nấu nướng,...
Quy định về lương OT là gì?

Lương OT là gì? Quy định về cách tính lương tăng ca mới nhất...

0
OT là một thuật ngữ phổ biến ở nơi làm việc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lương OT và cách tính...
chef de partie là gì

Chef de Partie là gì? Công việc và mức lương của Chef de Partie

0
Chef de Partie là một trong những vị trí quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí này chịu trách...
review lương

Review lương là gì? Những NÊN và KHÔNG NÊN khi review lương

0
Review lương là quá trình người lao động được đánh giá lại mức thu nhập và đóng góp của mình tại doanh nghiệp. Tuy...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất