HomeMẹo tìm việcBusiness Manager là gì? Công việc và yêu cầu của Business Manager
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Business Manager là gì? Công việc và yêu cầu của Business Manager

Business Manager là vị trí cực kì quan trọng trong doanh nghiệp, đảm nhiệm vai trò quản lý và điều phối hoạt động kinh doanh. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về Business Manager là gì, công việc và yêu cầu của vị trí này thì hãy cùng Vieclamnet khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Business Manager là gì?
Business Manager là gì?

I. Business Manager là gì?

Business Manager hay người Quản lý Kinh doanh, là người đứng đầu một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động để đảm bảo hiệu suất kinh doanh tối ưu và phát triển. Họ không chỉ quản lý các hoạt động hàng ngày mà còn đảm bảo các mục tiêu dài hạn được thực hiện một cách trơn tru và hiệu quả nhất. Với vai trò này, Business Manager cần có khả năng định hướng chiến lược, quản lý nhân sự và tài chính.

Khái niệm về Business Manager
Khái niệm về Business Manager

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Business Manager đang có xu hướng tăng cao tại các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có quy mô lớn. Vị trí Business Manager vẫn đang được tuyển dụng nhiều với mức lương hấp dẫn. Do đó, sự cạnh tranh của vị trí này rất lớn, và đòi hỏi yêu cầu cao về chuyên môn cũng như kinh nghiệm.

II. Mô tả công việc của Business Manager

Business Manager là người trực tiếp quản lý các khía cạnh của doanh nghiệp, từ nhân sự, tài chính đến chiến lược phát triển kinh doanh. Họ thường sẽ làm việc dưới quyền, và sự phân công của CCO – Chief Customer Officer (giám đốc kinh doanh).

Mô tả công việc của Business Manager
Mô tả công việc của Business Manager

Dưới đây là một số công việc chính mà Business Manager đảm nhiệm:

  • Đảm nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát nhân sự của các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch, chiến lược dài hạn hoặc ngắn hạn nhằm giúp quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm được hiệu quả.
  • Phân tích thị trường, các đối thủ cạnh tranh cùng ngành và đề xuất chiến lược phát triển trong tương lai.
  • Phát triển các mục tiêu có tiềm năng tăng trưởng bền vững và mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
  • Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục.
  • Đàm phán, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và khách hàng quan trọng.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó tổng hợp và viết báo cáo cho các lãnh đạo cấp cao.
  • Thực hiện các công việc tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng cho cả nhân sự mới và cũ.

III. Yêu cầu của vị trí Business Manager hiện nay

Yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc

Để trở thành một Business Manager, ứng viên cần phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đưa ra. Dưới đây là một số những yêu cầu chính mà các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm và mong muốn ở một Business Manager:

1. Kiến thức chuyên môn

Business Manager cần có nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc về quản trị kinh doanh, bao gồm: 

  • Kiến thức quản trị nhân sự, hiểu biết về các chiến lược tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
  • Kiến thức marketing, nắm vững các nguyên tắc, chiến lược xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm.
  • Khả năng quản lý chiến lược, xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh dài hạn.
  • Hiểu biết về quản lý ngân sách, phân tích tài chính và đầu tư.
  • Nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh.

2. Kỹ năng quản lý

Trong kỹ năng quản lý cần có khả năng lãnh đạo và một số các kỹ năng khác, cụ thể:

  • Khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác dựa trên thông tin có sẵn.
  • Có thể xác định và giải quyết các thách thức phức tạp trong kinh doanh.
  • Khả năng sắp xếp ưu tiên công việc và quản lý hiệu quả thời gian của bản thân và team.
  • Có thể tạo động lực và khuyến khích nhân viên đạt hiệu suất cao.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý

3. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích

Business Manager cần có khả năng thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu để đưa ra các chiến lược phù hợp, bao gồm:

  • Phân tích thị trường: Khả năng đánh giá xu hướng thị trường và hành vi của khách hàng.
  • Phân tích tài chính: Hiểu và diễn giải được các báo cáo tài chính, chỉ số hiệu suất.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Khả năng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và xác định cơ hội  và thách thức cạnh tranh.

4. Kỹ năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng đối với Business Manager. Họ cần có khả năng như: 

  • Xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn và ngắn hạn
  • Thiết lập mục tiêu SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).
  • Dự đoán được các xu hướng và đưa ra các kế hoạch phát triển dài hạn cho tương lai.

5. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Business Manager cần có khả năng giao tiếp xuất sắc để:

  • Truyền đạt tầm nhìn và chiến lược của công ty một cách rõ ràng.
  • Giao tiếp và đàm phán hiệu quả với đối tác, khách hàng và nội bộ doanh nghiệp.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan trong và ngoài tổ chức.
  • Thuyết trình và báo cáo công việc trước ban lãnh đạo và các bên liên quan.
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

6. Khả năng sử dụng công nghệ

Trong thời đại kỷ nguyên số, Business Manager cần thành thạo các công cụ và phần mềm quản lý kinh doanh, bao gồm:

  • Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Các phần mềm quản lý dự án
  • Công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo
  • Nền tảng truyền thông và tương tác trực tuyến

Ngoài ra, Business Manager cần có khả năng thích ứng nhanh với các công nghệ mới và xu hướng số hóa trong ngành để tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

IV. Lộ trình thăng tiến và mức lương của Business Manager

Business Manager không chỉ là một vị trí quan trọng mà còn là bước đệm để thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cao cấp hơn trong doanh nghiệp.

1. Lộ trình thăng tiến

Vị trí Business Manager là một bước đệm cực kì quan trọng trong sự nghiệp quản lý kinh doanh. Sau khi đạt được thành công ở vị trí này, nhiều cơ hội thăng tiến rộng mở hơn. Dưới đây là lộ trình thăng tiến cho một Business Manager:

  • Business Manager: Đây là điểm khởi đầu cũng là bước đệm cực kì quan trọng, nơi mà bạn sẽ phát triển kỹ năng quản lý và hiểu biết toàn diện về các hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Giám đốc kinh doanh: Hay còn gọi là Chief Commercial Officer – CCO. Đây là vị trí sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ chiến lược thương mại và phát triển kinh doanh của công ty.
  • Tổng Giám đốc điều hành: Hay còn gọi là Chief Executive Officer – CEO. Đây là đỉnh cao của sự nghiệp quản lý, nơi mà bạn sẽ lãnh đạo toàn bộ tổ chức và định hướng chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp của mình.

Tuy nhiên, lộ trình này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng công ty và ngành nghề. Bên cạnh những vị trí này, bạn có thể thăng tiến qua nhiều vị trí trung gian khác như: Giám đốc vùng, Giám đốc quốc gia hay Giám đốc điều hành (COO).

Lộ trình thăng tiến của Business Manager
Lộ trình thăng tiến của Business Manager

2. Mức lương 

Công việc của Business Manager đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, do đó mức lương cũng rất hấp dẫn, tương xứng với trách nhiệm và yêu cầu của công việc này. Mức lương trung bình của Business Manager thường dao động từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Mức lương vị trí Business Manager
Mức lương vị trí Business Manager

Theo thống kê từ hơn 3000 việc làm liên quan đến vị trí Business Manager, mức lương trung bình của vị trí này được đánh giá khá cao. Bạn có thể tham khảo mức lương sau đây:

  • Lương trung bình: 27.200.000 đồng/tháng
  • Dải lương phổ biến: 13.500.000 – 26.900.000 đồng/tháng
  • Mức lương thấp nhất: 13.500.000 đồng/tháng
  • Mức lương cao nhất: 134.600.000 đồng/tháng

Lưu ý: Đây là mức lương trung bình trên thị trường, để có cái nhìn cụ thể về công việc và chính xác mức lương cho vị trí này hãy truy cập Vieclam.net để xem chi tiết!

Xem thêm: Bí quyết xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên trong doanh nghiệp

V. Tìm việc Business Manager uy tín, lương cao tại Vieclam.net

Business Manager là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển trong những năm gần đây. Đây được xem là cơ hội rất lớn cho những ai đam mê công việc Business Manager. Mặc dù có rất nhiều tin tuyển dụng vị trí này, nhưng không phải đâu cũng là nơi đáng tin cậy. Nếu bạn đang muốn tìm việc Business Manager hay những vị trí khác, nên tham khảo các trang uy tín như Vieclam.net.

Tìm việc làm uy tín, nhanh chóng tại Vieclam.net
Tìm việc làm uy tín, nhanh chóng tại Vieclam.net

Vieclam.net là website chuyên đăng tin tuyển dụng nhân sự và hỗ trợ tìm việc làm đa dạng các ngành nghề Với sứ mệnh kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng, hệ thống cung cấp những thông tin chi tiết và đáng tin cậy giúp bạn dễ dàng tìm được cơ hội việc làm tốt nhất.

Trang web cũng thường xuyên cập nhật những thông tin mới trên thị trường lao động, đảm bảo mỗi ứng viên đều có thể tiếp cận được những cơ hội hấp dẫn và phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo hồ sơ xin việc trên Vieclam.net nhằm giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với bạn hơn. 

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết cho câu hỏi Business Manager là gì, cũng như vai trò, nhiệm vụ và mức lương của vị trí này. Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã có những thông tin hữu ích để quá trình tìm việc diễn ra thuận lợi hơn. Đừng quên chia sẻ bài viết và tham khảo thêm các cơ hội việc làm tại Vieclam.net để có những lựa chọn công việc và doanh nghiệp phù hợp với bản thân nhé!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chức danh trong công ty

Tổng hợp các chức danh không thể thiếu trong công ty

0
Bạn có bao giờ tò mò về những người đứng sau sự thành công của một doanh nghiệp? Mỗi vị trí trong một công...
Operation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi tiết

Operation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi tiết

0
Để một doanh nghiệp vận hành thành công thì nhân sự là bộ phận đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp mọi...
co founder là gì

Co-Founder là gì? Phân biệt Co-Founder và Founder

0
Khi nói đến việc khởi đầu một doanh nghiệp, hai thuật ngữ "Co-Founder" và "Founder" thường được sử dụng để mô tả những người...
Kế toán doanh nghiệp là gì? Yêu cầu  công việc và mức lương ra sao?

Kế toán doanh nghiệp là gì? Yêu cầu  công việc và mức lương ra...

0
Kế toán doanh nghiệp là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp? Vieclam.net cho rằng, bất kỳ ai...
Cách viết Email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối" với nhà tuyển dụng

Cách viết email gửi CV “ghi điểm tuyệt đối” với nhà tuyển dụng

0
Thay vì chỉ đơn thuần gửi CV ứng tuyển, email xin việc có thể tạo nên sự khác biệt của bạn so với các...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất