Trong công việc và cuộc sống, có đôi lúc chúng ta phải đối mặt với một vài tình huống bất ngờ để buộc phải xin nghỉ việc đột xuất. Tuy nhiên dù là lý do gì đi nữa thì khi xin nghỉ việc bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng và thuyết phục cấp trên một cách khéo léo. Cùng Vieclam.net tìm hiểu một vài cách xin nghỉ việc đột xuất thật chuyên nghiệp và tinh tế nhé.

Mục lục
I. Những lý do xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày khéo léo
Để được sếp phê duyệt email xin nghỉ việc đột xuất bạn cần đưa ra lý do xin nghỉ hợp lý cũng như phương án xử lý công việc tồn đọng hiệu quả. Dưới đây là một vài lý do xin nghỉ việc đột xuất 1 ngày mà bạn đọc có thể tham khảo:
1. Lý do sức khỏe ốm đau
Khi bạn gặp vấn đề về sức khỏe có thể xin nghỉ 1 ngày và trình bày lý do chi tiết trong email. Đây là lý do hoàn toàn hợp lý, dễ được sếp thông cảm và phê duyệt đơn xin nghỉ của bạn. Hãy tận dụng ngày nghỉ này để đi khám bệnh, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và sớm quay trở lại với công việc.

2. Việc gia đình cá nhân
Đôi khi bạn sẽ có một vài việc gia đình cá nhân đột xuất nào đó buộc phải xin nghỉ làm. Hãy chuẩn bị một lý do hợp lý như gia đình có tang sự, hỷ sự hoặc gia đình có người gặp vấn đề sức khỏe, nhập viện… để trình bày với cấp trên. Bạn cần nêu rõ thời gian xin nghỉ sẽ kéo dài bao lâu và hướng xử lý những công việc của bản thân trong khi nghỉ và sau khi trở lại làm việc. Với lý do chính đáng và không làm ảnh hưởng nhiều đến công việc thì cấp trên sẽ dễ dàng chấp nhận đơn xin nghỉ của bạn.

3. Chăm sóc con nhỏ bị ốm
Nếu bạn có con nhỏ thì lý do xin nghỉ để chăm sóc con nhỏ bị ốm đau là vô cùng chính đáng. Trẻ nhỏ ốm cần nhiều thời gian để chăm sóc, không tiện để đi học hay nhờ người khác trông coi giúp. Chỉ cần bày lý do xin nghỉ một cách khéo léo và cam kết không làm ảnh hưởng đến công việc chung thì cấp trên sẽ thông cảm và đồng ý cho bạn tạm nghỉ.

Tham khảo: Top các mẫu đơn xin việc trong hồ sơ gây ấn tượng năm 2025
I. Xin nghỉ việc hoàn toàn đột xuất có sao không?
Xin nghỉ việc đột xuất với lý do gì đi chăng nữa cũng sẽ gây ra sự xáo trộn trong công việc và hoạt động chung của công ty. Dưới đây là một vài ảnh hưởng khi người lao động xin nghỉ việc hoàn toàn đột xuất:
1. Đối với doanh nghiệp
Tùy vào chức vụ, tầm quan trọng và khối lượng công việc bạn đảm trách để đánh giá được những thiệt hại nhất định của doanh nghiệp. Sau khi bạn xin nghỉ việc đột xuất, doanh nghiệp cần có sự điều động nhân sự thay thế ngay lập tức để tránh làm trễ tiến độ công việc chung. Tuy nhiên việc tìm kiếm, tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới mất khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chưa kể nhân viên mới vẫn còn khá bỡ ngỡ khi tiếp nhận công việc, cần có thời gian để thích nghi và thành thạo việc, ít nhiều vẫn làm ảnh hưởng đến năng suất công việc trong ngắn hạn.

2. Đối với người lao động
Người lao động gửi đơn xin nghỉ việc đột xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của các phòng ban, đồng nghiệp và người quản lý trực tiếp. Việc bạn xin nghỉ đột xuất với lý do không chính đáng sẽ khiến uy tín của bạn bị giảm sút, khó nhận được sự đề bạt từ cấp trên và ảnh hưởng đến con đường thăng tiến về sau.
Ngoài ra khi xin nghỉ bất ngờ, công ty chưa thể tìm kiếm được nhân sự mới thay thế ngay lập tức khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc bàn giao, hoàn thành công việc trước khi nghỉ. Nếu trong hợp đồng lao động có yêu cầu nhân sự thông báo thời hạn nghỉ việc và đảm bảo yêu cầu công việc trước khi nghỉ thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến pháp lý hoặc bị mất quyền lợi về bảo hiểm xã hội, trợ cấp….

Đọc thêm: Cách ghi chuyên môn nghiệp vụ trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2025
II. Các quy định của pháp luật về việc xin nghỉ luôn đột xuất
Pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng và cụ thể đối với việc xin nghỉ đột xuất và quyền lợi liên quan khác. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về việc xin nghỉ đột xuất mà người lao động cần biết:
1. Thời gian quy định
Theo Khoản 1 Điều 35 Luật Lao động 2019 quy định người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động cần báo trước cho công ty, doanh nghiệp trong thời hạn sau:
- Tối thiểu 45 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn không xác định.
- Tối thiểu 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn xác định từ 12 – 36 tháng.
- Tối thiểu 03 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn xác định dưới 12 tháng.
- Với một số ngành nghề đặc thù khác, thời hạn báo trước sẽ căn cứ vào quy định Chính phủ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động nghỉ phép đột xuất, căn cứ Điều 112 Luật Lao động 2019 quy định NLĐ sẽ được nghỉ phép có lương trong các trường hợp cụ thể. Những trường hợp này đã bao gồm nghỉ phép có kế hoạch và nghỉ phép đột xuất với lý do chính đáng.

2. Quy định bồi thường
Theo quy định trên, nếu người lao động nghỉ việc đột xuất mà không có sự thông báo đến công ty, doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Mặc dù người lao động vẫn nhận được tiền lương cho những ngày công đã làm việc nhưng ngược lại sẽ phải:
- Bồi thường nửa tháng lương cho người sử dụng lao động kèm theo khoản tiền tương ứng với tiền lương những ngày nghỉ không báo trước.
- Trường hợp có ký kết hợp đồng đào tạo nghề với người sử dụng lao động, người lao động cần hoàn trả chi phí đào tạo.
- Người lao động sẽ không nhận được khoản trợ cấp thôi việc căn cứ theo quy định pháp luật.

3. Các trường hợp nghỉ việc đột xuất hợp pháp
Để đáp ứng quyền lợi của người lao động khi có sự cố đột ngột xảy ra, theo Điều 35 Luật Lao động 2019 đã quy định rõ một số trường hợp cụ thể mà người lao động được quyền nghỉ đột xuất không báo trước hay chỉ cần thông báo một khoảng thời gian ngắn trước đó như sau:
- Người lao động bị quấy rối, bạo lực hay ngược đãi ở nơi làm việc.
- Người lao động không được trả lương đầy đủ hay đúng hạn.
- Môi trường làm việc nguy hiểm và không đảm bảo an toàn lao động.
- Người sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến các điều khoản trong hợp đồng lao động.
Điều khoản này được đưa ra để đảm bảo quyền lợi người lao động trước những tình huống cấp bách hay vi phạm đến từ người sử dụng lao động mà không cần chịu hậu quả về mặt pháp lý.

III. Cách xin nghỉ việc đột xuất chính đáng
Mỗi công ty, doanh nghiệp đều có những quy định riêng về thời hạn xin nghỉ việc cho người lao động trong hợp đồng vì thế nếu cần xin nghỉ việc đột xuất người lao động cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tránh ảnh hưởng quyền lợi của bản thân:
1. Nắm rõ các quy định của công ty
Công ty, doanh nghiệp thường có quy định rõ ràng ngày nghỉ phép theo tháng, theo năm nên bạn cần nắm kỹ những quy định này để sử dụng ngày phép hợp lý. Nếu có lý do nghỉ đột xuất phù hợp với điều kiện và quy trình sử dụng ngày phép thì đề nghị xin nghỉ của bạn sẽ được chấp thuận. Quan trọng là bạn phải nắm rõ quy định, tôn trọng kỷ luật và nội quy làm việc của công ty, thực hiện việc xin nghỉ phép đầy đủ và đúng theo quy định.

2. Viết đơn xin nghỉ việc
Viết đơn xin nghỉ việc là việc cần thiết để bày tỏ nguyện vọng của bản thân cũng như thể hiện sự tôn trọng dành cho ban lãnh đạo công ty. Trong đơn xin nghỉ hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm với công ty và trình bày mong muốn có người phù hợp thay thế vị trí sau khi bạn nghỉ việc. Đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành đến các phòng ban, đồng nghiệp đã giúp đỡ bạn hoàn thành tốt công việc trong thời gian qua và lời chúc tập thể doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.

3. Thông báo trực tiếp cho cấp trên
Nếu muốn xin nghỉ việc đột xuất bạn cần thông báo trực tiếp cho cấp trên càng sớm càng tốt và kèm theo danh sách công việc còn tồn đọng sau khi bạn nghỉ. Điều này giúp cấp trên kịp thời nắm bắt tình hình và đưa ra các phương án dự phòng, đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc chung của công ty.

4. Bàn giao công việc đầy đủ
Dù bạn xin nghỉ đột xuất trong thời gian ngắn hay dài thì cũng cần bàn giao công việc đầy đủ trước khi nghỉ. Có như thế thì mới không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và người tiếp nhận cũng không bỡ ngỡ trước lượng công việc được bàn giao.
Nếu bạn xin nghỉ đột xuất luôn thì công ty sẽ khó tìm kiếm được người thay thế ngay lập tức, nhất là khi bạn giữ vị trí quan trọng trong công ty. Bạn có thể dành thời gian để hỗ trợ đồng nghiệp đến khi có người khác đảm nhận vị trí này hoặc chủ động tìm người thay thế có chuyên môn tốt để công ty rút ngắn được thời gian tuyển dụng và đào tạo. Điều này cho thấy bạn là người chuyên nghiệp và có trách nhiệm, chỉ vì lý do bất khả kháng nào đó mà phải xin nghỉ việc đột xuất.

Lời kết
Trên đây là một số cách xin nghỉ việc đột xuất mà Vieclam.net đã chia sẻ và giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu thêm về cách xin nghỉ việc đột xuất khéo léo mà không làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người lao động và công việc chung của doanh nghiệp. Đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều bài viết hay về mẹo tìm việc làm hay kỹ năng làm việc tại công sở nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xem thêm: