Chairman là một thuật ngữ chỉ cấp quản lý điều hành và được dùng rất phổ biến trong các doanh nghiệp. Đây là vị trí không những có thực quyền mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Vậy Chairman là gì? và yếu tố quan trọng nào tạo nên một một Chairman? Cùng Vieclam.net tìm hiểu ngay bằng bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Chairman là gì?
Chairman được sử dùng để chỉ người đứng đầu hoặc chủ tịch của một tổ chức, một hội đồng, hoặc một buổi họp. Trong một số ngữ cảnh nhất định, Chairman có thể là người đứng đầu một công ty, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc một tổ chức xã hội. Ngoài ra, Chairman cũng có thể được gọi là Chair hoặc Chairperson.
Tham khảo thêm: QA là gì? Yêu cầu cần có để trở thành nhân viên QA?
2. Công việc, nhiệm vụ chính của Chairman là gì?
Công việc và nhiệm vụ của một Chairman còn phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và tổ chức cụ thể mà họ làm việc, tuy nhiên có một số nhiệm vụ cơ bản bất cứ một Chairman nào cũng phải đảm nhận đó là:
2.1 Lãnh đạo và quản lý
2.2 Chủ trì cuộc họp
Thông thường, Chairman sẽ chịu trách nhiệm đứng đầu các cuộc họp hội đồng, ban quản trị hoặc các cơ quan nên họ sẽ nhận trách nhiệm chủ trì cuộc họp. Đồng thời, họ cũng là người đảm bảo cho cuộc họp diễn minh bạch, các vấn đề được thảo luận hiệu quả như chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro, báo cáo tổng kết… hoặc các hoạt động liên quan. Các quyết định được đưa ra phải dựa vào ý kiến thống nhất của nhóm nhưng vẫn phải đảm tính chính xác và kịp thời.
2.3 Đại diện và gắn kết
Chairman là người đại diện cho tổ chức và có nhiệm vụ gắn kết các bên liên quan bao gồm các cổ đông, thành viên, nhân viên… Họ sẽ đại diện cho tổ chức trong các cuộc họp, sự kiện hoặc các buổi gặp gỡ với các đối tác quan trọng. Tại đây họ sẽ thể hiện khả năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả để tạo mối quan hệ tốt đẹp, giúp thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
2.4 Thiết lập chiến lược tài chính
Chairman sẽ tham gia vào việc thiết lập chiến lược dài hạn để việc quản lý tài chính được hoạt động một cách hiệu quả. Họ sẽ làm việc cùng với các thành viên khác trong ban quản trị để đảm bảo cho sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc đưa ra các quyết định hoặc các chiến lược là rất quan trọng, đòi hỏi phải có tầm nhìn xa để đưa ra những giải pháp hoặc kế hoạch dự phòng phù hợp nhất.
2.5 Giám sát và đánh giá
Chairman còn có nhiệm vụ giám sát hoạt động của tổ chức sao cho đúng với các định, quy tắc đã được đề ra. Đồng thời đánh giá tính hiệu quả của các chính sách và chiến lược của công ty để đảm bảo các mục tiêu và kế hoạch đạt được hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, họ cũng có quyền tham gia vào việc đánh giá và bổ nhiệm những thành viên khác trong ban quản trị. Giám sát và đánh giá hoạt động của công ty.
Tham khảo thêm: Kế toán thuế là gì? Nhiệm vụ và các yếu tố cần có cho vị trí kế toán thuế
3. Yếu tố cần có để trở thành Chairman là gì?
Cùng tìm hiểu những yếu tố quan trọng không thể thiếu để trở thành một Chairman ngay sau đây:
3.1. Chủ trì các cuộc họp
Kỹ năng quan trọng và hết sức cần thiết đầu tiên phải kể đến chính là biết dẫn dắt, chủ trì các cuộc họp lớn một cách hiệu quả. Quyết định đưa ra của Hội đồng quản trị trong các cuộc họp sẽ ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của tổ chức. Do đó, Chairman cần phải có khả năng chủ trì cuộc họp, các ý tưởng lời lẽ đưa ra phải rõ ràng, thuyết phục để tạo sự đồng thuận giữa các thành viên. Mặt khác, Chairman phải tập trung vào chủ đề chính của cuộc họp và cũng như kiểm soát được diễn biến trong cuộc họp đó.
3.2. Gây ảnh hưởng tới người khác
Chairman phải gây dựng được uy tín và sự tôn trọng của người khác đối với bản thân và cũng là người thúc đẩy Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc phát huy tối đa năng lực cho sự phát triển của tổ chức. Chính vì vậy, Chairman cần vừa có khả năng lãnh đạo, vừa biết cách lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ các thành viên khác. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, giải quyết mâu thuẫn nội bộ cũng như tạo nên đồng thuận trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
3.3. Kiểm soát cảm xúc
Chairman là vị trí có cực kỳ nhiều thử thách và áp lực bởi họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc cũng như toàn bộ doanh nghiệp. Chính bởi vậy, họ cần biết cách kiểm soát cảm xúc thật tốt mới có thể đảm bảo sự ổn định và chuyên nghiệp của tổ chức.
3.4. Giao tiếp đàm phán tốt
Với vai trò là người đứng đầu tổ chức, Chairman sẽ phải liên lạc với các thành viên khác trong Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc, làm việc với khách hàng, đối tác, cổ đông,… do đó kỹ năng giao tiếp đàm phán tốt đóng vai trò rất quan trọng. Biết cách giao tiếp hiệu quả sẽ giúp cho họ dễ dàng giải thích, đàm phán, thuyết phục khách hàng, đối tác về các quyết định của tổ chức và tạo nên sự đồng thuận giữa các mối quan hệ.
3.5. Tầm nhìn
Hiện nay, trong thời đại công nghệ với sự phát triển vượt bậc nhanh chóng, nhu cầu của khách hàng cũng sẽ thay đổi liên tục dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh. Do đó, Chairman phải là người có tầm nhìn dự đoán được xu hướng mới để từ đó phát triển chiến lược phù hợp với thị trường. Tầm nhìn đúng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp họ đánh giá chính xác các lợi ích và rủi ro để có thể đạt được mục tiêu dài hạn.
Tham khảo thêm: Lễ tân là gì? Chi tiết về công việc lễ tân mà bạn nên biết
4. Sự khác nhau giữa Chairman và CEO
Chairman (chủ tịch) và CEO (Chief Executive Officer – giám đốc điều hành) là vị trí rất quan trọng trong một tổ chức nhưng sẽ mang các những trách nhiệm và vai trò khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa CEO và Chairman là gì, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu ngay:
So sánh | Chairman | CEO |
Cấp bậc | Đây là vị trí cao nhất trong Hội đồng quản trị. | Vị trí cao nhất trong cơ cấu hoạt động của công ty. |
Khái niệm | Chairman lãnh đạo từ bên ngoài hoạt động của công ty, đưa ra những quyết định và chính sách cấp cao. | CEO lãnh đạo từ bên trong cơ cấu hoạt động của công ty, điều hành các hoạt động của công ty. |
Hoạt động | Thường không có mặt trong các hoạt động hàng ngày tại công ty. | Thường được tích hợp vào các chức năng hàng ngày của công ty. |
Vai trò | Quản lý trực tiếp các thành viên Hội đồng quản trị công ty. | Trực tiếp quản lý các giám đốc cấp cao của công ty. |
Ủy quyền | Ủy quyền cho các thành viên trong Hội đồng quản trị. | Ủy quyền lại cho các giám đốc chức năng. |
5. Hướng dẫn tìm việc làm Manager
Hiện nay các thông tin về tuyển dụng công việc Manager được đăng tải rất trên các phương tiện thông tin như báo chí, mạng xã hội, website tuyển dụng hoặc các trung tâm việc làm… Vậy làm sao để tiếp cận những thông tin tuyển dụng từ các công ty uy tín? Bạn hãy thử tham khảo các cách tìm việc đơn giản sau nhé:
- Tìm việc làm trên website tuyển dụng: Chọn website uy tín để tìm kiếm thông tin, ví dụ như trang Vieclam.net. Tại đây bạn có thể tiếp cận miễn phí hàng ngàn công việc được cập nhật thường xuyên với nguồn thông tin chất lượng, rõ ràng.
- Tạo hồ sơ xin việc tại Vieclam.net: Bạn có thể tạo cho mình một hồ sơ ứng viên trên Vieclam.net để các nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn nếu phù hợp nhu cầu. Việc tạo hồ sơ ứng viên sẽ giúp quá trình tìm việc làm của bạn được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Bài viết đã gửi đến bạn giải đáp chi tiết về chủ đề “Chairman là gì?” cũng như những yếu tố quan trọng tạo nên một Chairman. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho sự nghiệp và định hướng của bạn trong tương lai. Đừng quên truy cập Vieclam.net để đón đọc những thông tin tuyển dụng việc làm được cập nhật mới hàng ngày nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Booking bar là gì? Mức lương và lưu ý khi làm booking bar
- CFO là gì? Những thông tin chi tiết về CFO mà bạn cần biết
- Nhân viên nhập liệu là gì? Mức lương và yêu cầu công việc
Nguyễn Trà My