Chef de Partie là một trong những vị trí quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí này chịu trách nhiệm điều hành, giám sát nhân sự bếp và chế biến các món ăn phục vụ cho thực khách. Vậy Chef de Partie là gì? Cùng Vieclam.net tìm hiểu về công việc cũng như mức lương của vị trí này nhé.
Mục lục
I. Chef de Partie là gì?
Chef de Partie là thuật ngữ dùng để chỉ những chức vụ như tổ trưởng hoặc trưởng nhóm hoặc trưởng ca… làm việc ở bộ phận bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí Chef de Partie sẽ quản lý một số khu vực, nhóm nhân viên nhất định để thực hiện những công đoạn chế biến món ăn, dưới sự giám sát và điều hành trực tiếp của bếp trưởng, bếp phó.
Chef de Partie thường phụ trách một số khu vực cụ thể trong bếp như:
- Khu vực làm nước sốt: Chuẩn bị các món hầm, làm nước sốt, món khai vị và thực phẩm chiên.
- Khu vực chuyên các món rau, trứng và mì gạo.
- Khu vực chuyên các món ăn về cá.
- Khu vực các món nướng, quay.
- Khu vực các món tráng miệng, bánh ngọt.
- Khu vực các món ăn lạnh.
Tham khảo: Commis Chef là gì? Lộ trình thăng tiến của một Commis Chef
II. Mô tả chi tiết công việc của Chef de Partie
Trong khu vực bếp của nhà hàng, khách sạn, Chef De Partie đảm nhận vai trò quan trọng. Dưới đây là những công việc cụ thể mà vị trí này sẽ thực hiện.
1. Nhiệm vụ đầu ca
Khi mới bắt đầu ca làm việc, Chef de Partie sẽ thực hiện các đầu việc gồm:
- Hỗ trợ bếp trưởng nhập hàng, kiểm tra chất lượng và số lượng thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ bếp… được nhập về.
- Định kỳ kiểm tra và lên đơn đặt hàng những nguyên vật liệu cần thiết cho khu vực phụ trách, trình Bếp trưởng ký duyệt.
- Trực tiếp xử lý những đơn hàng còn tồn đọng trong bộ phận phụ trách.
- Chỉ đạo và phân công nhân viên của bộ phận thực hiện vệ sinh khu vực bếp phụ trách vào đầu ca, chuẩn bị nguyên liệu chế biến theo yêu cầu.
Tìm hiểu thêm: Sous Chef là gì? Nhiệm vụ và các yếu tố cần có cho vị trí Bếp phó
2. Chế biến món ăn
Đây là công việc quan trọng đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Đối với công việc này, Chef de Partie sẽ thực hiện các việc như:
- Hướng dẫn, chỉ đạo nhân viên bếp thuộc Tổ/nhóm phụ trách sơ chế, chuẩn bị nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng của khách.
- Trực tiếp hoặc phân công nhân viên tẩm ướp gia vị, chế biến món ăn đúng công thức, yêu cầu và quy trình chuẩn, đảm bảo thành phẩm món ăn ngon đúng vị và phù hợp với yêu cầu của khách.
- Kiểm tra lại chất lượng món ăn, mùi vị, cách trang trí trước khi mang ra phục vụ khách.
- Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động cho khu vực làm việc.
Đọc thêm: Demi Chef là gì? Những thông tin bạn cần biết xoay quanh vị trí này
3. Quản lý, đào tạo nhân sự
Bên cạnh những công việc trên, vị trí Chef de Partie cũng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và đào tạo nhân sự. Cụ thể:
- Phân chia công việc cụ thể cho từng nhân viên bếp thuộc khu vực mình quản lý.
- Trực tiếp đào tạo, hướng dẫn công việc, nghiệp vụ bếp cho nhân viên mới.
- Kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn bếp.
- Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhân viên tiềm năng.
- Hỗ trợ Bếp trưởng xử lý những công việc liên quan đến nhân sự thuộc bộ phận mình quản lý.
- Định kỳ cuối tháng/quý/năm đánh giá xếp loại cho nhóm nhân viên phụ trách, đề nghị khen thưởng hoặc đề bạt thăng tiến cho nhân viên giỏi, nổi bật.
4. Quản lý bếp, xử lý phát sinh
Để quá trình làm việc đạt được hiệu quả tốt, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, Chef de Partie sẽ có trách nhiệm quản lý bếp và xử lý các vấn đề phát sinh, bao gồm:
- Giám sát quy trình bảo quản nguyên vật liệu, kịp thời phát hiện và xử lý nguyên vật liệu hư hỏng.
- Định kỳ kiểm tra, kiểm soát các nguy cơ mất an toàn tại khu vực bếp như ngộ độc thực phẩm, cháy nổ….
- Phân công nhân viên làm vệ sinh tổng thể khu vực bếp mà mình phụ trách để đảm bảo chất lượng vệ sinh theo quy định.
- Tiếp nhận và xử lý mọi sự cố phát sinh về chất lượng món ăn, thái độ phục vụ của nhân viên trong phạm vi quản lý.
5. Nhiệm vụ cuối ca
Vào cuối ca làm, Chef de Partie sẽ có trách nhiệm phân công và kiểm tra công việc. Cụ thể:
- Phân công nhân viên làm vệ sinh các dụng cụ chế biến, khu vực chế biến, tủ đựng thực phẩm…, sắp xếp đồ đạc đúng nơi quy định.
- Kiểm tra việc bảo quản nguyên vật liệu trước khi kết thúc ca làm việc, đảm bảo thực hiện đúng quy định, quy trình.
- Kiểm tra hệ thống bếp như quạt, đèn, thông gió, tủ mát, tủ lạnh… đảm bảo các thiết bị trong tình trạng ổn định, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng vào cuối ca.
- Báo cáo công việc cho Bếp trưởng, Bếp phó vào cuối ca và bàn giao công việc cho ca sau.
6. Các công việc khác
Ngoài những đầu việc trên, Chef de Partie cũng sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ quan trọng khác như:
- Kiểm soát những đề xuất mua hàng của nhóm/tổ mà mình phụ trách, đảm bảo các đơn hàng tiết kiệm và hợp lý.
- Đề xuất cải tiến quy trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc của nhóm/tổ mình phụ trách.
- Tham gia các cuộc họp định kỳ, khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
- Thực hiện một số công việc khác theo sự phân công từ cấp trên.
III. Yêu cầu cần có của một Chef de Partie
Để trở thành một Chef de Partie, ứng viên cần có các tố chất và kỹ năng như sau:
- Có kiến thức chuyên môn về ẩm thực, am hiểu quy trình và chính sách tiêu chuẩn liên quan đến việc chuẩn bị, nhận hàng, lưu trữ, vệ sinh thực phẩm, công thức nấu ăn, tiêu chuẩn trình bày.
- Có khả năng sáng tạo, cải tiến không ngừng về phương pháp chế biến, thực đơn mới mà vẫn phải duy trì được chất lượng và kiểm soát tốt chi phí cho doanh nghiệp.
- Có khả năng lãnh đạo, chỉ dẫn nhân viên mà mình phụ trách, phân công đúng người đúng việc, giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ nhân viên.
- Chịu được áp lực công việc và có sức khỏe tốt để hoàn thành tốt công việc được giao.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, duy trì mối quan hệ làm việc giữa các bộ phận hiệu quả, khuyến khích nhân viên đạt mục tiêu và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.
IV. Mức lương của Chef de Partie hiện nay
Chef de Partie là một trong những vị trí mà nhiều người theo nghề bếp mơ ước. Hiện nay mức lương cho vị trí Chef de Partie sẽ dao động trong khoảng từ 7-10 triệu đồng/tháng, chưa kể đến các khoản phí dịch vụ (Service charge), tiền thưởng, phụ cấp và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Ngoài ra, mức lương thực tế còn có thể thay đổi tùy theo năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên, yêu cầu công việc và quy mô của nhà hàng, khách sạn. Để tham khảo chi tiết mức lương của từng vị trí tuyển dụng, bạn có thể xem trực tiếp tại trang Vieclam.net.
V. Lộ trình phát triển để trở thành Chef de Partie
Để trở thành một Chef de Partie, bạn cần phải làm tốt công việc của một Commis (Phụ bếp). Ở vị trí Commis, bạn sẽ đảm nhiệm một số việc nhỏ như chuẩn bị dụng cụ, sơ chế nguyên vật liệu, dọn dẹp vệ sinh khu vực làm bếp. Sau một thời gian trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm bạn sẽ được xem xét và đặc cách lên vị trí Chef de Partie.
Chặng đường thăng tiến lên vị trí Chef de Partie không hề dễ dàng, nếu không có đam mê với nghề thì rất dễ bỏ cuộc. Nếu làm tốt vị trí Chef de Partie bạn sẽ có cơ hội trở thành Trưởng Nhóm, Bếp Phó, Bếp Trưởng với cơ hội và mức lương vô cùng hấp dẫn.
VI. Tìm việc Chef de Partie uy tín, lương cao tại Vieclam.net
Để tìm kiếm cơ hội việc làm cho vị trí Chef de Partie, các ứng viên cần tìm nguồn thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng hoặc tận dụng mối quan hệ của mình. Một trong những kênh tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo như Vieclam.net. Đây là một website tìm việc uy tín hàng đầu với đa dạng ngành nghề cho các ứng viên lựa chọn.
Ứng viên chỉ cần sử dụng bộ lọc tìm kiếm nhanh bằng từ khóa để tra cứu việc làm một cách nhanh chóng. Tin đăng cung cấp đầy đủ yêu cầu về các vị trí đang tuyển dụng, mức lương, đồng thời hỗ trợ ứng viên tạo hồ sơ xin việc trực tuyến, giúp bạn dễ dàng ứng tuyển và tiếp cận với nhà tuyển dụng mà không phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí nào.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin chi tiết về vị trí Chef de Partie là gì mà bạn đọc có thể tham khảo để có thể định hướng tốt cho công việc trong tương lai. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ sớm tìm được công việc Chef de Partie mà mình yêu thích. Đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều ngành nghề khác và cơ hội công việc mới nhé.
Nguồn: Tham khảo
Xem thêm:
- Stylist là gì? Yếu tố cần có để trở thành stylist chuyên nghiệp
- Shift leader là gì? Công việc và mức lương của Shift Leader
- Pastry Chef là gì? Cơ hội việc làm cực kỳ hấp dẫn