HomeMẹo tìm việcChef là gì? Khám phá công việc của Chef trong kinh doanh...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Chef là gì? Khám phá công việc của Chef trong kinh doanh F&B

Nếu có mong muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp tại những nhà hàng, khách sạn cao cấp, rất có thể bạn cần tìm hiểu rõ hơn về vị trí Chef. Bộ phận nhà bếp thường được chia thành nhiều khu vực nhỏ nên Chef cũng có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Vậy Chef là gì? Bài viết sau từ Vieclam.net sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết nhất.

Tìm hiểu vị trí công việc Chef là gì
Tìm hiểu vị trí công việc Chef là gì

I. Chef là gì?

Chef là thuật ngữ chuyên dùng trong ngành khách sạn, nhà hàng cao cấp để chỉ những người đứng đầu khu vực nhà bếp. Không chỉ có trình độ chuyên môn cao trong việc nấu nướng, Chef còn là người chịu trách nhiệm về chất lượng của mọi món ăn được đưa ra phục vụ khách hàng. Vị trí này cũng yêu cầu khả năng lên thực đơn, quản lý và hướng dẫn những đầu bếp khác. Món ăn được Chef chế biến không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn cần cả tính thẩm mỹ và sự công nhận từ thực khách.

Chef là từ dùng để chỉ những người đứng đầu khu vực nhà bếp
Chef là từ dùng để chỉ những người đứng đầu khu vực nhà bếp

Vì cùng đảm nhận vai trò đứng bếp nên đôi lúc sẽ có sự nhầm lẫn giữa Chef và Cook nhưng trên thực tế đây là hai vị trí hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

  Chef Cook
Định nghĩa Người đầu bếp chuyên nghiệp. Người nấu ăn bình thường dựa theo công thức trong môi trường chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp.
Trình độ chuyên môn Từ Diploma trở lên. Từ Cert IV hoặc Cert III trở lên và có từ 2 năm kinh nghiệm.
Môi trường làm việc Môi trường cao cấp với đầy đủ dụng cụ nấu ăn. Các món chính trong menu cũng do Chef đề xuất  và xây dựng. Làm việc tại những nơi cần dịch vụ nấu ăn.
Các vị trí Head Chef, Sous Chef, Chef de Partie, Demi Chef, Commis Chef. Đầu bếp cá nhân.

Xem thêm: Bếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của bếp trưởng

II. Mô tả công việc của Chef trong kinh doanh F&B

Chef là vị trí đứng đầu cả bộ phận, đòi hỏi sự tỉ mỉ tối đa đến từng chi tiết nên trách nhiệm công việc cần phải đáp ứng những quy định khắt khe nhất.

1. Lên thực đơn, công thức chế biến món và kiểm soát chất lượng

Bếp trưởng là người tư vấn, định hướng và đề xuất với cấp trên kế hoạch thiết kế menu:

  • Lên ý tưởng thực đơn cho những món mới và đưa vào menu theo từng sự kiện, chủ đề, dịp lễ trong năm.
  • Sáng tạo ra công thức chế biến mới đi kèm tiêu chuẩn chất lượng món ăn và quy chuẩn phục vụ.
  • Hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhà bếp theo đúng tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, trực tiếp kiểm tra món ăn trước khi phục vụ khách.
Chef là người lên thực đơn và quy định chất lượng món ăn
Chef là người lên thực đơn và quy định chất lượng món ăn

2. Lên kế hoạch quản lý nguyên liệu thực phẩm đầu vào

Chef cũng cần chịu trách nhiệm cho khâu nguyên liệu đầu vào:

  • Lên kế hoạch tìm và nhập nguyên vật liệu, dụng cụ nhà bếp.
  • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mỗi ngày.
  • Kiểm tra bộ phận bảo quản thực phẩm tồn đọng, gia vị và nguyên liệu vào cuối ngày.
  • Đưa ra quyết định tiêu hủy nguyên vật liệu và hàng hóa khi chất lượng không đảm bảo.

3. Quản lý các nhân sự trong nhà bếp

Vì là người chịu trách nhiệm cho cả khu vực nhà bếp nên Chef cũng phụ trách việc quản lý nhân sự:

  • Phối hợp với bộ phận nhân sự đề ra kế hoạch tuyển dụng và trực tiếp phỏng vấn.
  • Tham mưu vào kế hoạch đào tạo nhân sự.
  • Xây dựng nội quy làm việc cho bộ phận, sắp xếp và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
  • Nhận tư vấn, góp ý của quản lý, bếp chính, bếp phó để đánh giá định kỳ thành tích và kết quả làm việc của các nhân viên.
  • Đề xuất kế hoạch và trực tiếp đào tạo nhân viên định kỳ.
Chef quản lý các nhân sự trong nhà bếp
Chef quản lý các nhân sự trong nhà bếp

4. Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Các bếp trưởng cũng cần đảm bảo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong khu vực bếp:

  • Xây dựng quy định và quy trình giúp kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong toàn bộ không gian, bao gồm cả các dụng cụ và thiết bị trong nhà bếp.
  • Giám sát, quản lý và chịu mọi trách nhiệm liên quan để vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Đề ra tiêu chuẩn cần thiết cho khu vực bếp

Trong quá trình làm việc, Chef có thể đưa ra những tiêu chuẩn cho bộ phận:

  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh món ăn trước khi mang ra phục vụ.
  • Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và khách hàng về chất lượng món ăn.
Chef là người đề ra tiêu chuẩn cần thiết cho khu vực bếp
Chef là người đề ra tiêu chuẩn cần thiết cho khu vực bếp

6. Quản lý những tài sản có trong nhà bếp – Chuẩn bị thức ăn

Việc kiểm kê, quản lý tài sản trong khu vực nhà bếp cũng được Chef đảm nhận:

  • Phối hợp với bộ phận kiểm toán kiểm tra từng loại tài sản, thiết bị dụng cụ, máy móc trong nhà bếp định kỳ hàng tháng.
  • Theo dõi, hướng dẫn nhân viên sử dụng và bảo quản thiết bị, tài sản chung trong khu vực nhà bếp.

Xem thêm: Kế toán là gì? Mức lương, vai trò và công việc cụ thể

III. Các vị trí phổ biến của Chef hiện nay 

Nhà bếp tại những nhà hàng, khách sạn cao cấp đều sẽ có những bộ phận nhỏ bên trong để phối hợp, hỗ trợ trong công việc. Vậy nên Chef cũng có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng như:

  • Head chef (bếp trưởng): Đây là người đứng đầu khu vực nhà bếp và có trách nhiệm cao nhất trong việc điều phối quy trình làm việc cũng như kiểm tra chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, họ cũng là người đề ra những tiêu chuẩn, công thức chế biến cho từng món ăn có trong menu nhà hàng.
Bếp trưởng là người đứng đầu bộ phận nhà bếp
Bếp trưởng là người đứng đầu bộ phận nhà bếp
  • Sous chef (bếp phó): Bếp phó sẽ là cánh tay phải đắc lực của bếp trưởng. Công việc chính ở vị trí này là quan sát chi tiết quá trình chế biến để đảm bảo chất lượng món ăn hoàn hảo nhất có thể. Tại những doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều phó bếp, mỗi người được phân công quản lý một khu vực khác nhau để hỗ trợ bếp trưởng.
  • Chef de Partie (Trưởng ca): Công việc chính của trưởng ca chính là giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm cho những hoạt động diễn ra trong ngày của bộ phận bếp. Ngoài ra, trưởng ca cũng là người theo dõi và quản lý lịch làm việc của các nhân viên.
Trưởng ca là người chịu trách nhiệm cho các công việc diễn ra trong ca
Trưởng ca là người chịu trách nhiệm cho các công việc diễn ra trong ca
  • Demi Chef (Phó ca): Vị trí này thường phụ trách phân chia khâu chế biến thực phẩm đồng thời hỗ trợ trưởng ca đảm bảo khu thức ăn luôn được trang bị nguyên liệu, thiết bị cần thiết nhất.
  • Commis chef (phụ bếp): Đây là vị trí đầu tiên mà những ai mới vào nghề đều phải đảm nhận. Công việc chủ yếu của họ là chuẩn bị và sơ chế nguyên vật liệu giúp đầu bếp hoàn thành món ăn. Phụ bếp cần học hỏi rất nhiều về kỹ năng và kiến thức ngành thực phẩm để có được cơ hội thăng tiến trong công việc.
Phụ bếp là người hỗ trợ bếp trưởng
Phụ bếp là người hỗ trợ bếp trưởng

IV. Nhu cầu tuyển dụng Chef trong kinh doanh F&B

Ngành du lịch trong những năm gần đây đang có dấu hiệu tăng trưởng vô cùng nhanh chóng. Các cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn cũng vì vậy mà được xây dựng ngày càng nhiều. Một trong những yếu tố giúp hệ thống dịch vụ này thu hút khách hàng chính là chất lượng món ăn nên có thể nói Chef là một trong những ngành nghề có cơ hội phát triển lớn nhất hiện nay.

Cũng chính vì đây là ngành đòi hỏi kỹ năng cao ở người đảm nhận nên mức lương thưởng tại các doanh nghiệp đều ở ngưỡng rất cao, đi kèm đó là chế độ đãi ngộ tốt. Hiện nay cũng có không ít các cơ sở, trường lớp đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp với mức giá phải chăng. Chỉ cần bạn có sở trường hoặc đam mê học hỏi, cơ hội thăng tiến cho vị trí này sẽ rất tiềm năng.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến thắc mắc Chef là gì cũng như những trách nhiệm công việc mà vị trí này cần đảm nhận. Hy vọng bài viết trên từ Vieclam.net đã giúp bạn xác định rõ hơn về xu hướng ngành nghề trong tương lai. Đừng quên truy cập website để tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác về mẹo tìm việcphát triển bản thân nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

học nghề sửa chữa ô tô

Học nghề sửa chữa ô tô ở đâu? Chi phí và Cơ hội nghề...

0
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam nên nhiều người lựa chọn theo học nghề sửa...
Top 10 chỗ dạy nghề spa tại Bình Dương chất lượng nhất 2024

Top 10 chỗ dạy nghề spa tại Bình Dương chất lượng nhất 2024

0
Ngành làm đẹp, spa đang ngày càng trở thành một ngày hot và hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Bởi...
Học phun xăm ở đâu tốt TPHCM

Top 10 trung tâm học phun xăm ở TP.HCM uy tín nhất hiện nay

0
Với xu hướng làm đẹp ngày càng tăng cao, lĩnh vực làm đẹp hay phun xăm thẩm mỹ cũng theo đó phát triển, giúp...
Bật mí 12 ngành HOT trong tương lai 2025 - 2030 mà bạn phải biết

Bật mí 12 ngành HOT trong tương lai 2025 – 2030 mà bạn phải...

0
Các ngành hot trong tương lai 2025 đang được quan tâm nhiều bởi đây là vấn đề quan trọng khi lựa chọn ngành nghề...
12 cung hoàng đạo nên làm nghề gì

Giải đáp: 12 cung hoàng đạo nên làm nghề gì là phù hợp nhất?

0
Việc lựa chọn nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của mỗi người. 12 cung hoàng đạo sẽ tượng trưng cho một...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất