CHRO là một khái niệm rất quen thuộc đối với những ứng viên đang tìm kiếm việc làm trong ngành nhân sự. Nhưng không phải ai cũng biết đến khái niệm CHRO là gì. Hãy tham khảo ngay khái niệm, vai trò, và các yêu cầu cần có cũng như mức lương mà CHRO nhận được qua bài viết dưới đây từ Vieclam.net nhé!
Mục lục
I. CHRO là gì?
CHRO là cụm từ viết tắt của Chief Human Resources Officer – nghĩa là giám đốc tuyển dụng hay còn gọi là giám đốc nhân sự. Nói một cách khác, CHRO đóng vai trò cao nhất trong phòng nhân sự của một doanh nghiệp. CHRO sẽ trực tiếp phối hợp với CEO để lên các chiến lược về tìm kiếm – đào tạo – phát triển nhân lực giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
CHRO sẽ đảm nhiệm quá trình quản lý nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm có quá trình thu nhận (tuyển dụng nhân sự), quản lý và đào tạo nhân viên cũng như lên các kế hoạch kế nhiệm. Trong các doanh nghiệp lớn, CHRO sẽ liên quan trực tiếp đến phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự.
II. Vai trò của CHRO trong doanh nghiệp
Để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh và bền vững thì cần phải có đội ngũ nhân lực thật chất lượng. Và người có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân lực theo đúng yêu cầu chính là CHRO. Nếu bạn chưa biết vai trò của CHRO là gì, hãy tham khảo ngay nhé.
1. Nhà truyền thông tìm kiếm nhân tài
Các phòng ban sẽ có nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí khác nhau kèm theo những yêu cầu riêng. CHRO sẽ là người tìm kiếm, tiếp xúc và trực tiếp chịu trách nhiệm truyền đạt những thông tin của doanh nghiệp cho các ứng viên trong toàn bộ quá trình tuyển dụng. Vậy thì vai trò của CHRO là gì trong truyền thông?
CHRO sẽ truyền đạt lại các yêu cầu liên quan đến bằng cấp, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cho ứng viên khi họ ứng tuyển. Bên cạnh đó, CHRO còn thông báo thời gian và kết quả phỏng vấn cũng như các chi tiết liên quan đến lương, quyền lợi mà ứng viên nhận được.
Ngoài ra, CHRO còn là người phụ trách truyền tải các nội quy và văn hóa của công ty/doanh nghiệp cho ứng viên. Để lựa chọn được nhân viên chính thức phù hợp nhất thì CHRO sẽ phải đồng hành cùng ứng viên suốt thời gian thử việc.
2. Người tiên phong ứng dụng công nghệ
Ngoài việc tìm kiếm và tuyển dụng, CHRO còn chịu trách nhiệm quản lý các phần mềm hoặc hệ thống quản trị nhân sự. Dựa vào các công nghệ này mà CHRO có thể theo dõi và quản lý nhân viên. Để đảm bảo được sự hài lòng của nhân viên đạt được mức cao nhất, CHRO sẽ đánh giá, đo lường được kết quả tuyển dụng, chấm công, phúc lợi xã hội… dựa vào các công nghệ, phần mềm.
Bên cạnh đó, các công nghệ còn được sử dụng để CHRO theo dõi KPI của nhân viên một cách khoa học. Thông qua đó, CHRO dễ dàng xác định được người nào tiến bộ, người nào cần nỗ lực hơn trong công việc. Các công nghệ còn giúp cho CHRO có thể đo lường bảng lương, chỉ số phúc lợi liên quan chính xác cho nhân viên.
3. Xây dựng và lan truyền văn hóa tích cực
Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. CHRO chính là người sẽ đảm nhận vai trò hình thành, duy trì, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ sẽ giúp cho văn hóa, cũng như các giá trị của doanh nghiệp được lan tỏa đến nhân viên thông qua các hoạt động hoặc chương trình đào tạo. Bộ phận CHRO còn đóng vai trò phát huy tối đa khả năng, hiệu suất của các ứng viên. Từ đó, toàn bộ nhân viên sẽ thúc đẩy được sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
4. Là cầu nối với CFO, CCO, CPO
CHRO là người đảm nhận việc cung cấp các nhân sự tài năng cho các phòng ban khác nhau, bao gồm cả các vị trí lãnh đạo như giám đốc sản xuất (CPO); giám đốc kinh doanh (CCO); giám đốc tài chính (CFO). CHRO sẽ tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và lên kế hoạch để tuyển chọn được nhân sự phù hợp với điều kiện và ngân sách của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Key Account Manager là gì? Yêu cầu và tố chất cần có của vị trí Key Account Manager
III. Công việc chính của Giám đốc nhân sự CHRO
Công việc của CHRO thường đa dạng và cũng rất phức tạp nên cần có yêu cầu về kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực như nhân sự, quản lý, kinh doanh. Dưới đây là những công việc chính của CHRO:
- Phát triển, đưa ra các chiến lược nhân sự: Đặt ra mục tiêu để phát triển các chính sách, thủ tục để đưa ra các chương trình thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài.
- Quản lý việc thu hút và phát triển nhân tài: CHRO sẽ xác định được kỹ năng và nhu cầu phát triển nhân sự. Sau đó lên kế hoạch để cung cấp chương trình đào tạo, phát triển nhằm nâng cao kỹ năng, năng lực của các nhân viên.
- Giám sát các mối quan hệ với nhân viên: Tức là đảm bảo được các chính sách của công ty nhằm thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên làm việc tích cực, hiệu quả hơn. Điều này giúp thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên, quản lý được các sáng kiến hòa nhập trong công ty.
- Quản lý quá trình xét lương thưởng, phúc lợi: CHRO sẽ chịu trách nhiệm quản lý và sẽ thiết kế, thực hiện cơ cấu tiền lương cũng như chương trình thưởng, gói phúc lợi.
- Thiết lập ra tiêu chuẩn thúc đẩy hiệu suất làm việc: Xây dựng, triển khai các chương trình đánh giá được hiệu suất, phát triển kỹ năng, lãnh đạo, quản lý các kế hoạch phát triển cá nhân cho các nhân viên.
- Thiết kế và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: CHRO là người sẽ hiểu rõ được các áp lực, sự kỳ vọng của nhân viên trong công việc. Bạn cần phải thực hiện được quá trình xây dựng và tạo nên môi trường làm việc tích cực, nhân viên gắn kết với nhau.
IV. Yêu cầu cần có để trở thành một CHRO
Là giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp nên CHRO có vai trò rất quan trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Vì thế, với vị trí cao trong doanh nghiệp, CHRO cần phải đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng, tố chất, kinh nghiệm làm việc.
1. Kiến thức chuyên môn
Là một trong những vị trí cao cấp trong doanh nghiệp nên CHRO cần phải đáp ứng được các yêu cầu cao về chuyên môn quản lý nhân sự. Bên cạnh đó, các nền tảng cũng như hồ sơ liên quan đến học vấn, chuyên môn cũng rất quan trọng. Để tạo được độ tin cậy cao cho các nhân viên khi tham gia vào các hoạt động, chương trình đào tạo thì CHRO phải cung cấp được các thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn và các kiến thức đã được đào tạo thật tốt.
2. Kinh nghiệm làm việc dày dặn
Kinh nghiệm làm việc cũng là yêu cầu cần thiết phải có của vị trí CHRO. Bởi vì đóng vai trò tìm kiếm nhân sự cho các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, CHRO phải có các kỹ năng liên quan đến việc đánh giá, nhìn nhận tốt con người để lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất. Chính vì thế, việc CHRO phải có kinh nghiệm làm việc dày dặn trong việc tiếp xúc, làm việc, đánh giá tính cách ứng viên đa dạng để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng các vị trí khác nhau của doanh nghiệp.
3. Tố chất lãnh đạo
CHRO là người đứng đầu của bộ phận nhân sự nên không thể thiếu được tố chất, kỹ năng lãnh đạo. Đơn giản, vì CHRO là người sẽ phải lên kế hoạch tuyển dụng, kết nối thành viên cũng như quản lý đội nhóm thật hiệu quả.
Một đội nhóm tốt sẽ giúp năng cao hiệu suất làm việc của chính CHRO mà còn giúp cho bộ phận nhân sự cũng có kết quả làm việc tốt hơn. Ngoài ra, họ còn phải được đào tạo về yếu tố thực hành kinh doanh có đạo đức, quản lý quan hệ giao tiếp, nhận thức về văn hóa doanh nghiệp.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Vì CHRO là người chịu trách nhiệm làm việc với nhân sự nên trên thực tế sẽ gặp nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra. CHRO phải có các kỹ năng phân tích để giải quyết sự cố tốt nhất nhằm đưa ra được những quyết định phù hợp liên quan đến nhân sự. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những cấp cao như CHRO cần có tầm nhìn và cách xử lý, giải quyết vấn đề tốt.
5. Kỹ năng mềm khác
Ngoài những yêu cầu trên, CHRO cũng cần có một số kỹ năng mềm khác như:
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này sẽ giúp cho CHRO có thể trao đổi với nhân viên của mình về công việc, bàn bạc kế hoạch và chiến lược phát triển với Ban lãnh đạo được tốt hơn
- Kỹ năng sử dụng và ứng dụng những phần mềm công nghệ: Việc sử dụng tốt các ứng dụng quản lý nhân sự sẽ giúp CHRO theo dõi và hoàn thành công việc thuận lợi hơn.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình: Những kỹ năng này sẽ giúp CHRO hoàn thành tốt công việc đàm phán với các ứng viên về mức lương, quyền lợi… trong quá trình phỏng vấn nhằm mang lại sự hiệu quả tối ưu nhất trong tuyển dụng.
Tìm hiểu thêm: Line Manager là gì? Vai trò và kỹ năng cần có của Line Manager
V. Mức lương và lộ trình thăng tiến của vị trí CHRO
Trong quá trình tìm hiểu CHRO là gì thì mức lương cũng như lộ trình thăng tiến của vị trí này được các ứng viên quan tâm. Dưới đây là thông tin cụ thể về mức lương và lộ trình thăng tiến của vị trí CHRO.
1. Mức lương công việc
Mức lương của giám đốc nhân sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, ngành nghề cụ thể, kinh nghiệm làm việc cũng như khu vực làm việc… Cụ thể, mức lương của CHRO có sự chênh lệch cụ thể như:
- Công ty có quy mô vừa: CHRO sẽ có mức lương dao động từ 20.000.000 VND/tháng – 30.000.000 VND/tháng
- Công ty đa Quốc gia, doanh nghiệp/Tập đoàn lớn: Mức lương dao động từ 50.000.000 VND/tháng – 100.000.000 VND/tháng.
*Lưu ý: Mức lương trên chưa tính đến lương thưởng và các chế độ đãi ngộ khác.
2. Lộ trình thăng tiến
Lộ trình thăng tiến để trở thành một giám đốc nhân sự cũng tùy thuộc vào học vấn, kinh nghiệm và môi trường làm việc. Nếu bạn muốn biết về lộ trình thăng tiến của CHRO thì tham khảo cụ thể các vị trí từ cơ bản dưới đây:
- Khởi đầu từ thực tập sinh -> nhân viên chính thức -> trợ lý nhân sự: Đây đều là những vị trí cơ bản nhất trong bộ phận nhân sự của doanh nghiệp. Lúc này bạn làm thực tập và học hỏi kiến thức thực tế, cũng như tích lũy kinh nghiệm quản lý nhân sự trong quá trình này.
- Các vị trí quản lý như chuyên viên nhân sự, phó phòng/trưởng phòng nhân sự: Khi đã có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí ban đầu, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí quản lý ở các mảng công việc khác nhau. Ở những vị trí này, bạn sẽ có cơ hội học hỏi chuyên môn, kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.
- Phó giám đốc nhân sự, giám đốc nhân sự – HR Director: Với những người đã có đủ kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ chuyên môn quản lý, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao cấp hơn là phó giám đốc/giám đốc nhân sự. Lúc này, bạn sẽ được tham gia vào việc định hình các chiến lược liên quan đến nhân sự cũng như tham gia vào các quyết định chiến lược cao cấp của công ty, doanh nghiệp.
- CHRO: Khi đã tích lũy được các thành tích, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn có thể thăng tiến lên vị trí cao nhất là CHRO.
Tìm hiểu thêm: KCS là gì? Vai trò và yếu tố cần có của vị trí KCS
VI. Tìm việc CHRO uy tín, lương cao tại Vieclam.net
Hiện nay, có nhiều kênh tuyển dụng khác nhau đăng các thông tin tuyển dụng để bạn tham khảo và ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những kênh tuyển dụng uy tín để tìm được những công việc chất lượng nhất. Trong các website tuyển dụng, bạn có thể tìm việc tại website Vieclam.net.
Những thông tin tuyển dụng luôn được cập nhật mới mỗi ngày trên Vieclam.net từ nhiều ngành nghề trên nhiều tỉnh/thành khác nhau. Bạn có thể tìm việc bằng cách chọn tìm theo khu vực tuyển dụng, ngành nghề muốn tìm việc…
Tại các nội dung tuyển dụng sẽ có chức năng ứng tuyển trực tiếp, giúp bạn nộp CV đến các nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo hồ sơ xin việc trực tiếp tại website để các nhà tuyển dụng chủ động liên hệ khi hồ sơ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của họ.
Lời kết
Vieclam.net vừa chia sẻ khái niệm CHRO là gì cũng như các vai trò của vị trí này trong doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình tìm việc làm có liên quan đến lĩnh vực nhân sự hoặc ứng tuyển vào vị trí CHRO. Và đừng quên truy cập ngay vào website Vieclam.net để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Chúc bạn nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với mức lương hấp dẫn và có chế độ đãi ngộ tốt nhất từ Vieclam.net!
Xem thêm: