Với sự chuyển mình của công nghệ thông tin thế giới, nhu cầu việc làm tại các vị trí liên quan đang ngày càng tăng cao. Trong đó không thể không kể đến CIO, một trong những chức vụ quan trọng trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp. Vậy CIO là gì? Vai trò và nhiệm vụ của CIO như thế nào? Trong bài viết sau, Vieclam.net sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất.
Mục lục
I. CIO là gì? Phân biệt giữa CIO và CTO
Để hiểu rõ hơn về CIO là gì, bạn có thể tham khảo những định nghĩa trong nội dung sau.
1. CIO là gì?
CIO hay Chief Information Officer nghĩa là giám đốc công nghệ thông tin. Vị trí này đảm nhận vai trò xây dựng và quản trị hệ thống thông tin nội bộ và đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Không chỉ theo dõi phần mềm, phần cứng và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp mà CIO còn phải nghiên cứu những công nghệ mới đồng thời triển khai các chiến lược liên quan công nghệ thông tin. Đây là một trong những vị trí quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp, thường phổ biến nhất ở những mảng tài chính, công nghệ và ngân hàng.
Xem thêm: CEO là gì? Những thông tin chi tiết về CEO mà bạn cần biết.
2. Phân biệt giữa CIO và CTO
Cả CIO và CTO đều là vị trí liên quan đến khả năng quản lý và định hướng chiến lược công nghệ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa hai vị trí này cũng tồn tại một số điểm khác biệt cụ thể như:
CTO | CIO |
Tập trung vào sản phẩm bên ngoài doanh nghiệp. | Tập trung vào các quy trình bên trong nội bộ. |
Chịu trách nhiệm về nhà phát triển | Chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng và hoạt động công nghệ thông tin. |
Mục tiêu tăng doanh thu cho doanh nghiệp. | Mục tiêu tăng lợi nhuận là chính. |
Thúc đẩy sự đổi mới. | Thúc đẩy năng suất làm việc. |
Tập trung vào khách hàng. | Tập trung vào nội bộ bên trong doanh nghiệp. |
Xem thêm: CCO là gì? Yêu cầu cần có để trở thành một Giám đốc kinh doanh (CCO)
II. Vai trò của CIO trong doanh nghiệp
CIO là người đảm nhận nhiều trọng trách trong việc lưu trữ và hoạch định vậy nên vai trò của vị trí này trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
1. Tận dụng công nghệ nhằm kiến tạo giá trị kinh doanh
Cũng như các thành viên khác trong ban điều hành, giám đốc công nghệ thông tin (CIO) giám sát những thay đổi của xu hướng kinh doanh để đảm bảo công nghệ đang sử dụng là phù hợp. CIO cũng nỗ lực đầu tư vào những công cụ giúp tổ chức gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, chẳng hạn như công cụ quản trị tài chính, quản lý vận hành, phần mềm quản lý khách hàng,… CIO cũng cần biết cách tận dụng nguồn dữ liệu khổng lồ để biến nó thành thông tin giá trị cho công ty.
2. Tư vấn chiến lược và quản lý rủi ro trong phát triển công nghệ doanh nghiệp
CIO có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai bảo mật bên trong tổ chức và linh hoạt xử lý những rủi ro. Đây là trách nhiệm to lớn vì mỗi ngày doanh nghiệp phải chia sẻ và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ. Đó là chưa kể đến, bạn cần đảm bảo những chiến lược đã đề ra phải được bảo mật cẩn thận. Các giám đốc công nghệ thông tin cần tìm ra phương án hoặc liên kết với chuyên gia để bảo vệ khối dữ liệu của công ty từng giây từng phút.
3. Tạo dựng và quản lý đội ngũ nhân sự
Một trách nhiệm khác mà các CIO phải đảm nhận đó là quản lý và lãnh đạo đội ngũ nhân sự thuộc bộ phận công nghệ thông tin. Việc này bao gồm cả tuyển dụng, đào tạo, cố vấn và giám sát các thành viên trong nhóm. Bạn cũng phải chắc chắn rằng đội nhóm sẽ có được nguồn lực và những hỗ trợ bên ngoài khi cần thiết.
III. Những công việc chính của Giám đốc Công nghệ thông tin CIO
CIO đảm nhận những công việc bao gồm một loạt nhiệm vụ đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp hoạt động một cách an toàn và hiệu quả:
- Xây dựng và triển khai chiến lược CNTT: CIO cần tham gia vào việc phát triển chiến lược công nghệ phù hợp với định hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty, bao gồm đề xuất dự án, triển khai dự án, hỗ trợ kinh doanh,…
- Quản lý hệ thống CNTT: CIO chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm phần mềm, phần cứng, cơ sở dữ liệu và mạng lưới thông tin. Bạn cần đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và đúng quy định bảo mật.
- Bảo vệ an ninh mạng: Bảo vệ dữ liệu thông tin của tổ chức khỏi những mối đe doạ an ninh mạng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CIO. Bạn cần thiết lập những biện pháp bảo mật thông tin để ngăn chặn những cuộc tấn công và rò rỉ thông tin mạng.
- Quản lý ngân sách CNTT: Để các kế hoạch được triển khai đúng định hướng và đạt hiệu quả, ngân sách cần được phân bổ và quản lý chặt chẽ. CIO sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra ngân sách thực hiện và đo lường kết quả.
- Lãnh đạo đội ngũ CNTT: Giám đốc công nghệ thông tin cũng đảm nhận trách nhiệm tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên trong cùng bộ phận, giúp doanh nghiệp tạo ra đội ngũ công nghệ mạnh mẽ và chất lượng.
- Tư vấn chiến lược kinh doanh: Là người trực tiếp quản lý cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, giám đốc công nghệ thông tin sẽ hiểu rõ những mặt nổi trội cũng như hạn chế trong nội bộ doanh nghiệp nên bạn sẽ là người hỗ trợ đưa ra các chiến lược thực tiễn nhất.
- Quản lý dự án công nghệ: CIO phải điều hành các dự án công nghệ thông tin từ việc lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra và đánh giá. Bạn cần chắc chắn các dự án được hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng ngân sách và đạt được mục tiêu.
- Hỗ trợ các phòng ban khác: CIO cần làm việc chặt chẽ với những phòng ban khác để hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu công nghệ của họ. Đôi lúc, bộ phận công nghệ thông tin còn phải tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng công nghệ giúp các bộ phận khác tối ưu hoạt động của họ.
Xem thêm: COO là gì? Mức lương và tố chất để trở thành một COO giỏi
IV. Yêu cầu cần có để trở thành CIO
Được xem như vị trí “đầu tàu” của một tổ chức, người đảm nhận vị trí CIO cần đáp ứng nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên môn vững vàng.
1. Kỹ năng cứng
Việc thông thạo những kỹ năng cứng chuyên ngành là yếu tố bắt buộc để trở thành một giám đốc công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chẳng hạn như:
- Quản lý phát triển phần mềm và giải pháp CNTT: Việc này bao gồm cả quản lý một đội ngũ kỹ sư phần mềm và chuyên gia công nghệ thông tin cũng như thiết kế các phần mềm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp như Agile, Scrum, DevOps…
- Chuyên môn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh: Bạn cần hiểu rõ quy trình và hệ thống quản lý kinh doanh nhằm nâng cao khả năng phân tích nhu cầu thị trường và phát triển các giải pháp tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.
2. Kỹ năng mềm
Để duy trì môi trường đội nhóm làm việc hiệu quả, giám đốc công nghệ thông tin cần có đa dạng kỹ năng liên quan đến quản lý và lãnh đạo:
- Kỹ năng quản lý dự án: Vai trò của bạn bao gồm giám sát toàn bộ dự án và thúc đẩy nhân sự có những đóng góp tích cực cho doanh nghiệp. CIO cần phải có khả năng quản lý một nhóm chuyên gia bằng cách sắp xếp họ vào vị trí có khả năng làm tốt nhất.
- Tố chất lãnh đạo: CIO cần nắm rõ cách thức lãnh đạo và sáng kiến điều hành vì bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý cả một bộ phận công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
- Kỹ năng quan hệ đối ngoại: Đây gần như là kỹ năng bắt buộc với một giám đốc công nghệ thông tin vì bạn cần nghiên cứu công nghệ mới, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong cộng đồng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Xem thêm: 8 Kỹ Năng Mềm Không Thể Thiếu Giúp Dân Văn Phòng Thành Công
V. Mức lương và lộ trình thăng tiến của vị trí CIO
Hiện nay vị trí CIO đang khá hot trên thị trường bởi vai trò trọng yếu đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1. Mức lương công việc
Mức lương của vị trí CIO đang rất cạnh tranh cùng những đãi ngộ tốt nhất từ các doanh nghiệp:
Kinh nghiệm | Mức lương TP.HCM (triệu đồng) | Mức lương Hà Nội (triệu đồng) |
Từ 1 – 5 năm | 180 – 250 | 140 – 180 |
Trên 5 năm | 250 – 350 | 180 – 200 |
Lưu ý: Bảng lương trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy theo tình hình thị trường lao động.
2. Lộ trình thăng tiến
CIO có thể được thăng tiến từ những vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Từ nhân viên kinh doanh: Nếu khởi điểm từ vị trí nhân viên kinh doanh, bạn sẽ có rất nhiều lợi thế để trở thành CIO. Bạn cần bổ sung kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin và quản trị dữ liệu ngay từ đầu. Việc hiểu rõ nhu cầu kinh doanh và có khả năng đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến vị trí CIO.
- Từ Chuyên viên Phân tích Kinh doanh (BA): Nhân viên BA sẽ có lợi thế trong việc đánh giá, phân tích và tư vấn thông qua hệ thống dữ liệu. Để trở thành CIO, bạn cần mở rộng tư duy thiết kế sản phẩm công nghệ, phát triển kỹ năng phân tích nhu cầu khách hàng,…
- Từ nhân viên IT: Khi đã có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trong lĩnh vực IT, bạn sẽ nắm rõ được chức năng và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Vậy nên bạn chỉ cần bổ sung thêm kiến thức quản trị, kỹ năng quản lý để trở thành một CIO chuyên nghiệp.
Lời kết
Hẳn là qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn cho mình khái niệm CIO là gì và những trách nhiệm công việc mà vị trí này cần đảm nhận trong doanh nghiệp. Để có thể trở thành một CIO chuyên nghiệp, việc trau dồi kỹ năng kinh nghiệm ngay từ đầu là điều quan trọng nhất. Đừng quên truy cập Vieclam.net để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác về mẹo tìm việc và phát triển bản thân.
Có thể bạn quan tâm: