CLO là giám đốc pháp lý – người đảm nhận vị trí cao nhất trong bộ phận pháp lý, có tác động lớn đến các hoạt động pháp lý của công ty/doanh nghiệp. Vậy cụ thể nhiệm vụ của CLO là gì, mức lương và yêu cầu về nghề nghiệp ra sao? Vieclam.net sẽ giải đáp các thắc mắc trên cho bạn đọc ngay trong bài viết sau đây!
Mục lục
I. CLO là gì?
CLO (Chief Legal Officer) có thể được hiểu là giám đốc pháp lý đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh chiến lược pháp lý và đồng thời là đại diện pháp lý cho công ty/doanh nghiệp, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có liên quan. Cụ thể, giám đốc pháp lý sẽ thực hiện công việc cố vấn các vấn đề hay quy định cần biết về pháp lý cho công ty/doanh nghiệp nhằm tránh bị kiện tụng. Song song đó, CLO còn giám sát và quản lý toàn bộ các khía cạnh pháp lý có trong hoạt động của công ty/doanh nghiệp, bao gồm cả việc giám sát các luật sư nội bộ.
II. Mức lương của CLO
Pháp lý là vấn đề quan trọng, có sự tác động lớn đến quá trình hoạt động và phát triển của một công ty/doanh nghiệp. Có phần mở rộng hơn so với luật sư, vị trí CLO hay giám đốc pháp lý sẽ chịu trách nhiệm “thâu tóm” toàn bộ khác khía cạnh liên quan đến pháp lý và trực tiếp báo cáo công việc cho giám đốc điều hành (CEO).
Bởi vì nắm giữ trọng trách lớn như vậy nên mức lương của người làm CLO thường nằm ở mức cao, dao động trong khoảng từ 70 triệu đến hơn 200 triệu. Vieclam.net đã khảo sát được mức lương của CLO theo kinh nghiệm và tổng hợp lại trong bảng lương dưới đây để bạn đọc dễ tham khảo:
Kinh nghiệm | Mức lương (VNĐ) |
Dưới 5 – 10 năm | 70 triệu – 120 triệu đồng |
10 – 20 năm | 120 triệu – 280 triệu đồng |
Trên 20 năm | Trên 280 triệu đồng |
Lưu ý: Mức lương của vị trí CLO sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào quy mô lớn nhỏ của công ty, khu vực làm việc (trong hoặc ngoài nước), năng lực chuyên môn,…
Xem thêm: QA QC QS là gì? Mô tả công việc và vai trò cụ thể của từng vị trí
III. Cơ hội việc làm của CLO hiện nay
Bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra góp phần giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và cải thiện của nhiều lĩnh vực kinh tế như sản xuất, tài chính, thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên đồng thời, nó cũng làm gia tăng sự phức tạp trong việc thiết lập và giải quyết các vấn đề pháp lý sao cho phù hợp nhất: bảo vệ lẫn mang lại lợi ích cho công ty/doanh nghiệp. Vì thế, nhiều công ty/doanh nghiệp sẽ có xu hướng tuyển dụng vị trí CLO có kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm chính chiến thực tế nhằm đề ra các chiến lược pháp lý hiệu quả.
Nhưng thực tế, không phải bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành CLO. Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở vị trí thấp hơn trước khi ứng tuyển vào làm CLO. Do đó, mặc dù có không ít công ty/doanh nghiệp (trong và ngoài nước thuộc đa dạng lĩnh vực và loại hình hoạt động) đăng tin tuyển dụng CLO, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng bạn phải cố gắng nhiều năm thì mới có thể tham gia ứng tuyển vào vị trí này.
IV. Các nhiệm vụ của CLO
CLO (Chief Legal Officer – Giám đốc pháp lý) đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau, cụ thể các nhiệm vụ đó là gì, mời bạn đọc Vieclam.net theo dõi phần viết ngay bên dưới:
1. Lãnh đạo bộ phận pháp lý
CLO là nhân sự cấp cao nhất trong bộ phận pháp lý, có nhiệm vụ lãnh đạo cũng như giám sát toàn bộ các hoạt động pháp lý của công ty/doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, chiến lược đề ra. Cụ thể, CLO sẽ đào tạo và hướng dẫn đội ngũ nhân viên thuộc các cấp, bộ phận để họ đều có sự hiểu biết và tuân theo các quy định về mặt pháp lý có liên quan đến công việc đang làm. Song song đó, giám đốc pháp lý cũng cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên pháp lý có kiến thức chuyên môn lẫn năng lực thực hành hiệu quả.
2. Ra chiến lược về pháp lý
Giám đốc pháp lý thường định hướng để xây dựng các chiến lược pháp lý nhằm quản lý, kiểm soát và giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro liên quan đến pháp lý cho công ty/doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, chiến lược đưa ra cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty/doanh nghiệp, đảm bảo rằng có thể bảo vệ được công ty/doanh nghiệp trước pháp luật nếu có xảy ra rủi ro. Người nắm giữ vị trí CLO có thể không trực tiếp làm ra kế hoạch pháp lý tổng thể cho công ty/doanh nghiệp, nhưng họ sẽ là người phê duyệt cuối cùng trong toàn bộ phận pháp lý.
3. Cố vấn về pháp luật
Sở hữu khối lượng kiến thức chuyên sâu về luật pháp, CLO trước hết sẽ cố vấn trực tiếp cho ban điều hành trực tiếp cố vấn cho ban điều hành (giám đốc điều hành, chủ tịch Hội đồng quản trị, các giám đốc cấp cao,…) về các vấn đề pháp lý như: soạn thảo quy chế, quy định về tổ chức quản lý nội bộ, hợp đồng, thuế, đầu tư, quyết định kinh doanh,… Song song đó, giám đốc điều hành cũng có trách nhiệm giải đáp các thắc mắc có liên quan như chia tách, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; nhượng quyền thương mại; giải quyết tranh chấp, cạnh tranh;…
Để quá trình cố vấn diễn ra đạt được hiệu quả, giám đốc pháp lý cần phải theo dõi cũng như theo sát hoạt động kinh doanh của công ty/doanh nghiệp để kịp thời đưa ra các đề xuất có tính hợp pháp, thường thấy nhất là ở các văn bản, hợp đồng,… Trong một số trường hợp quan trọng, người làm ở vị trí CLO cần phải tham gia đàm phán, thương lượng với đối tác nhằm đánh giá các quyết định kinh doanh, đảm bảo nó mang lại lợi ích cho công ty/doanh nghiệp và giảm thiểu xác suất gặp rủi ro.
4. Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý
Nắm giữ vị trí cao nhất trong bộ phận pháp lý, đảm nhận nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động pháp lý của công ty/doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc CLO là người đầu tiên chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến pháp lý. Theo đó, giám đốc pháp lý cần phải giám sát để nhận biết kịp thời các vấn đề pháp lý xảy ra tại các bộ phận kỹ thuật, phân phối, sản xuất, nhân sự, marketing,… để nhanh chóng xử lý, tránh để công ty/doanh nghiệp vướng vào các vụ việc tranh chấp, kiện tụng.
Trường hợp công ty/doanh nghiệp mắc phải các lỗi vi phạm pháp lý hay xảy ra kiện tụng, tranh chấp thì giám đốc pháp lý (CLO) sẽ là người đại diện trực tiếp để điều hành bộ phận pháp lý cùng xử lý vụ việc. Trong đó, CLO cần giám sát cũng như chỉ đạo các luật sư đối chất tại các vụ kiện hay đánh giá và cố vấn để đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục theo vụ kiện hay không. Dù không trực tiếp đối chất tại các phiên tòa, nhưng quyết định cũng như chiếc lược mà CLO vạch ra thường sẽ tác động lớn đến kết quả của các vụ kiện tụng.
5. Các nhiệm vụ khác
Bên cạnh các nhiệm vụ chính, giám đốc pháp lý (CLO) còn phải đảm bảo rằng công ty/doanh nghiệp tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định có liên quan đến kinh doanh. CLO cũng cần theo dõi và xử lý các trường hợp vi phạm đến quy chế của công ty/doanh nghiệp (vi phạm đó có thể dẫn đến ảnh hưởng về mặt pháp lý).
Mặt khác, việc thiết lập nên một hệ thống mạng lưới quan hệ để trao đổi, chia sẻ, cập nhật các thông tin mới về luật cũng là nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc pháp lý thuận lợi hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, CLO cũng cần tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên đề về luật pháp để không bỏ lỡ các tin tức mới có lợi cho công ty/doanh nghiệp mình. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình hoạt động cũng như kinh doanh của tổ chức mà sẽ phát sinh các nhiệm vụ khác cần CLO xử lý.
V. Những yêu cầu cần có khi làm CLO
Để trở thành CLO (Chief Legal Officer – Giám đốc pháp lý), bạn cần phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:
- Khối lượng lớn kiến thức chuyên môn: Nẵm vững các kiến thức Luật từ cơ bản đến chuyên sâu như: Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Tài chính,… là một trong những điều kiện cần và đủ để bạn có thể trở thành CLO. Bên cạnh luật trong nước, bạn cũng phải có sự hiểu biết về luật quốc tế nhằm hỗ trợ bảo vệ và thúc đẩy đến mức tối đa lợi ích của công ty/doanh nghiệp trên mọi thị trường.
- Kinh nghiệm phong phú về nghề nghiệp: Kinh nghiệm dày dặn về thực hành nghề Luật thường thể hiện rõ nhất qua việc bạn từng làm luật sư tại các công ty/doanh nghiệp khác nhau. Bề dày kinh nghiệm (thường từ 5 năm trở lên) sẽ giúp bạn có được khả năng quản lý các rủi ro pháp lý và đề xuất các chiến lược pháp lý phù hợp.
- Khả năng lãnh đạo và quản lý: Vị trí CLO không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà cần ở bạn cả khả năng lãnh đạo và quản lý cực kỳ hiệu quả. Có như vậy, việc dẫn dắt, định hướng cũng như đề ra các chiến lược pháp lý mới có thể đạt được như đúng mục tiêu đề ra.
- Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Công việc này cũng đòi hỏi ứng viên có thể làm việc một cách tự chủ để có thể tự đưa ra các quyết định dựa trên quan sát, đánh giá của mình mà không cần phải có sự hướng dẫn hay giám sát trực tiếp từ người khác. Song song đó, CLO cũng cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm để dễ dàng bàn bạc, trao đổi, thảo luận với lãnh đạo cấp trên và các bộ phận thuộc phòng ban khác.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Đối với một CLO, nếu như không có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giải thích, trình bày các văn bản pháp lý một cách rõ ràng, dễ hiểu cho ban lãnh đạo cùng nhân viên thuộc các bộ phận. Không chỉ vậy, kỹ năng này còn cần thiết trong việc hỗ trợ CLO đàm phán, thuyết phục đối tác hay xử lý các vụ việc kiện tụng, tranh chấp pháp lý.
- Khả năng cập nhật thông tin: Các thông tin điều luật sẽ liên tục cập nhật theo thời gian. Vì vậy, CLO cần phải có khả năng cập nhật thông tin mới một cách nhanh chóng nhằm kịp thời điều chỉnh chiến lược pháp lý phù hợp cho công ty/doanh nghiệp.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Kỹ năng phân tích vấn đề tốt sẽ giúp CLO có được cái nhìn tổng quát đến cụ thể, từ đó đưa ra các đánh giá mang lại lợi ích hoặc giảm thiểu rủi ro pháp lý cho công ty/doanh nghiệp. Đồng thời, nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề, CLO sẽ hạn chế rơi vào tình trạng bối rối, mất bình tĩnh khi có vấn đề rủi ro pháp lý xảy ra cũng như dễ dàng đưa ra các cách giải quyết phù hợp.
- Năng lực ngoại ngữ: Để trở thành CLO và trụ lâu dài ở vị trí này, bạn còn cần phải trang bị năng lực ngoại ngữ mà phổ biến nhất là tiếng Anh. Điều này giúp bạn có thể tiếp cận với các văn bản luật gốc của nước ngoài, hỗ trợ bạn trong các cuộc thương lượng, đàm phán với đối tác,…
Xem thêm: QC là gì? Vai trò và kỹ năng cần có của nhân viên QC
VI. Có nên đảm nhận vị trí CLO không?
Bất kỳ công ty/doanh nghiệp nào cũng cần đến một CLO (Chief Legal Officer – Giám đốc pháp lý) nhằm đảm bảo các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của công ty/doanh nghiệp diễn ra hợp pháp và mang lại lợi ích cho tổ chức đó. Do đó, có nên đảm nhận vị trí CLO bởi vì đi đôi với trách nhiệm, công việc này mang lại rất nhiều những lợi ích đáng để bạn cân nhắc lựa chọn như mức lương cao; cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; phát triển về mặt kiến thức và kỹ năng; cơ hội cọ xát với nhiều vấn đề pháp lý và mở rộng vòng quan hệ công việc;….
Dù mang lại nhiều lợi ích đáng kể như vậy, nhưng bạn cũng cần xem xét năng lực bản thân cũng như tình hình thực tế để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Bởi vì vị trí CLO cũng chứa đựng rất nhiều những thách thức như áp lực công việc cao đến từ đòi hỏi về trách nhiệm vô cùng lớn lao, yêu cầu không chỉ sâu về kiến thức chuyên môn mà còn kinh nghiệm làm việc thực tế, khó có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống,…
Nếu bạn có đủ đam mê với luật pháp, mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo chiến lược pháp lý tài ba, không ngại đối mặt với các khó khăn thử thách để phát triển bản thân thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc thử sức với vị trí CLO.
VII. Hướng dẫn tìm việc làm CLO uy tín, lương cao
Sự phát triển của internet đã mở ra nhiều cơ hội tìm việc hơn cho người lao động. Cụ thể, nếu muốn tìm việc làm CLO, bạn hoàn toàn có thể lên các hội nhóm mạng xã hội như Facebook để xem tin đăng tuyển dụng từ các cá nhân. Mặc dù mạng xã hội Facebook sở hữu số lượng người dùng truy cập đông đảo, tin đăng tuyển dụng phong phú nhưng vì nó mở ra cho tất cả mọi người nên sự kiểm duyệt tin đăng cũng không được kỹ càng, cần bạn phải tự chọn lọc tin đăng.
Để tối ưu thời gian tìm kiếm việc làm CLO, bạn có thể tìm việc ngay tại website Vieclam.net. Được tạo lập với mục đích kết nối giữa bên tuyển dụng và các ứng viên, đội ngũ nhân viên của Vieclam.net đã tinh chỉnh giao diện website sao cho thân thiện, dễ dùng nhất kết hợp với bộ lọc phân loại tin đăng hỗ trợ người dùng tiếp cận nhanh với các công việc phù hợp. Bên cạnh đó, khi tìm thấy tin đăng muốn ứng tuyển, website Vieclam.net còn hỗ trợ bạn tạo hồ sơ online để nhanh chóng gửi đơn ngay cho nhà tuyển dụng.
Lời kết
Qua bài viết trên, Vieclam.net đã giải đáp cho bạn thắc mắc CLO là gì cũng như đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến công việc này như mức lương, nhiệm vụ, cơ hội việc làm,… Vieclam.net hy vọng rằng với gì chúng tôi đã chia sẻ, bạn có thể tận dụng để xác định được công việc phù hợp với năng lực cũng nhu cầu của bản thân. Bên cạnh việc giải đáp các thắc mắc, bạn đọc cũng đừng quên thường xuyên truy cập website Vieclam.net để xem các tin đăng khác về các vấn đề như: Mẹo tìm việc, Phát triển bản thân, Chia sẻ kinh nghiệm,…
Xem thêm: