Khi nói đến việc khởi đầu một doanh nghiệp, hai thuật ngữ “Co-Founder” và “Founder” thường được sử dụng để mô tả những người sáng lập. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai vai trò này. Trong bài viết này, Vieclam.net sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Co-Founder là gì cũng như cách phân biệt giữa Co-Founder và Founder để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về những yếu tố cấu thành một đội ngũ sáng lập hiệu quả.
Mục lục
I. Co-Founder là gì?
Co-Founder, được dịch có nghĩa “đồng sáng lập”, là thuật ngữ dùng để chỉ một cá nhân cùng tham gia sáng lập và phát triển một công ty hoặc tổ chức, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Trong khi “Founder” là người khởi xướng ý tưởng ban đầu, thì Co-Founder là những người cùng hợp tác có cùng tầm nhìn để biến ý tưởng đó thành hiện thực, đóng góp vào sự thành công của dự án ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Các công ty thường có từ hai Co-Founder trở lên, tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của tổ chức. Những người đồng sáng lập thường chia sẻ trách nhiệm và phân chia các chức vụ trong công ty, mỗi người đảm nhận một vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.
II. Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để giúp bạn nắm rõ hơn về sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder, từ đó hiểu được quyền hạn của mỗi cá nhân trong quá trình phát triển doanh nghiệp:
Tiêu chí |
Founder |
Co-Founder |
Khái niệm |
Là người sáng lập đầu tiên, đưa ra ý tưởng ban đầu và khởi đầu doanh nghiệp. |
Là người cùng tham gia với Founder trong việc xây dựng và phát triển ý tưởng ban đầu, góp phần sáng lập doanh nghiệp. |
Trách nhiệm |
Chịu trách nhiệm chính trong việc giúp công ty gia tăng lợi nhuận, củng cố sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển. |
Không đảm nhận trách nhiệm chính thức mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhà sáng lập. |
Quyền quyết định |
Có quyền quyết định cao nhất đối với các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. |
Không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng như Founder. |
Vai trò chính |
Đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch chiến lược; quyết định phương hướng và hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời đại diện tổ chức kêu gọi vốn đầu tư. |
Tham gia tư vấn và đề xuất các giải pháp hiệu quả nhất dựa trên ý tưởng của nhà sáng lập; hợp tác với Founder để điều phối hoạt động của tổ chức. |
Số lượng |
Thường chỉ có một Founder duy nhất. |
Có thể có nhiều Co-Founder cùng tham gia sáng lập doanh nghiệp. |
Tham khảo thêm: CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp
II. Vai trò của Co-Founder trong doanh nghiệp
Co-Founder không chỉ đơn thuần là người đồng sáng lập, mà còn là một phần quan trọng trong việc định hình và phát triển doanh nghiệp. Mỗi Co-Founder thường đảm nhiệm những trách nhiệm khác nhau. Vậy, những vai trò cụ thể của một Co-Founder là gì?
- Chia sẻ trách nhiệm và nguồn lực: Cùng với nhà sáng lập, các Co-Founder sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong việc điều hành doanh nghiệp từ những giai đoạn đầu. Họ sẽ phân chia công việc và cùng nhau huy động nguồn lực để đảm bảo doanh nghiệp phát triển, tạo nên sự thành công bền vững. Vị trí Co-founder cũng thường đảm nhận những phần việc mà nhà sáng lập không thể tự mình thực hiện.
- Hỗ trợ trong các quyết định về chiến lược: Các Co-founder sẽ tham gia vào quá trình thảo luận, cung cấp ý kiến và hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Họ cung cấp những góc nhìn khác biệt và đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho nhà sáng lập. Nhờ sự đồng nhất và đa dạng trong quan điểm giữa Founder – các Co-founder sẽ giúp đưa ra những quyết định tốt hơn và giải quyết vấn đề một cách toàn diện.
- Tham gia vào hoạt động gọi vốn và xây dựng mối quan hệ: Giai đoạn gọi vốn và xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, đối tác và các bên liên quan khác để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Do đó, Founder và các Co-Founder phải cùng hợp sức để hoàn thành công việc này tốt nhất, tạo nên nền móng và sự uy tín cho doanh nghiệp trong những ngày đầu tiên.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ của doanh nghiệp: Quá trình tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên từ giai đoạn xuất phát rất quan trọng và việc đó cần sự tham gia của Co-Founder. Họ cũng đóng góp vào việc quản lý và nâng cao kỹ năng của các thành viên để đáp ứng mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp. Cùng với Founder, các Co-founder sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sự phát triển cá nhân và chuyên môn của nhân viên.
- Bổ sung cho nhau các kỹ năng và kiến thức: Mỗi Co-founder thường sở hữu những kỹ năng và kiến thức chuyên môn mà một Founder khó thể đảm đương tất cả. Sự kết hợp này sẽ giúp nâng cao năng lực và đa dạng hóa khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Chẳng hạn, một Founder của doanh nghiệp đó rất xuất sắc trong việc lãnh đạo, hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp, nhưng những kỹ năng khác về lập trình, marketing, quản lý tài chính lại được đảm đương bởi Co-Founder đồng hành.
III. Những yếu tố cần có khi trở thành Co-Founder
Việc trở thành một Co-Founder không chỉ đòi hỏi sự nhiệt huyết và đam mê mà còn cần có những phẩm chất và kỹ năng đặc biệt để đối mặt với những thách thức trong quá trình khởi nghiệp. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà một Co-Founder cần có để cùng Founder đưa doanh nghiệp đến thành công.
1. Cùng chung lý tưởng và chí hướng với Founder
Để đảm bảo sự hợp tác và phát triển bền vững, Co-founder cần chia sẻ lý tưởng, ý tưởng, và mục tiêu khởi nghiệp với Founder. Khi có cùng tầm nhìn, cả hai sẽ dễ dàng hợp tác và xây dựng doanh nghiệp thành công. Founder và Co-Founder như những người đồng hành trên cùng một con thuyền, cần đồng lòng và chung tay để tiến xa.
Đồng thời, Co-founder cũng cần đưa ra những lời khuyên thực tế và cứng rắn, thậm chí thách thức các ý tưởng của Founder khi cần thiết, để đảm bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Sự đồng lòng này giúp tạo nên một đội ngũ lãnh đạo mạnh mẽ, đảm bảo rằng cả hai luôn đồng nhất trong quyết định chiến lược và hướng phát triển.
2. Sự quyết đoán
Nắm bắt thời cơ thường được xem là một “bản năng thiên phú” của những người có tố chất làm Founder hoặc Co-Founder, giúp họ nắm bắt cơ hội kịp thời và đối mặt với thử thách một cách tự tin, vững vàng nhất. Sự thành công không đến với những người rụt rè và nhút nhát; chính sự quyết đoán mới là yếu tố then chốt dẫn đến thành công.
Trong quá trình khởi nghiệp, có rất nhiều quyết định quan trọng cần được đưa ra một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Do đó, một Co-Founder cần có sự quyết đoán để không chỉ đưa ra những quyết định đúng đắn mà còn phải tự tin và kiên định với lựa chọn của mình, góp phần đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
3. Sự linh hoạt, nhạy bén
Việc khởi nghiệp thường đối mặt với nhiều thay đổi và thử thách không lường trước. Chính vì vậy, Founder nói chung cùng các Co-founder cần có sự nhạy bén và linh hoạt để nhanh chóng nhận diện và phản ứng với các biến động trên thị trường, từ đó điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất một cách phù hợp.
Cả Founder và Co-founder đều cần sự linh hoạt để điều chỉnh chiến lược và nhạy bén để nhận biết nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai. Mặc dù sự cứng rắn là quan trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là cứng nhắc. Những quyết định quá bảo thủ sẽ khó lòng thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường.
4. Khả năng quan sát
Co-founder cần có khả năng quan sát sắc bén để nhận diện toàn cảnh các vấn đề xã hội, nắm bắt được những thay đổi trong môi trường kinh doanh và hiểu được những nhu cầu chưa được đáp ứng. Điều này giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và kịp thời, phát sinh ra ý tưởng cho sản phẩm mới và xây dựng các chiến lược phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp tránh được những sai lầm nghiêm trọng, từ đó góp phần quan trọng vào việc gia tăng doanh thu và thúc đẩy sự phát triển chung.
5. Khả năng tạo dựng mối quan hệ
Một Co-Founder cần có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ với đối tác, nhà đầu tư và các bên liên quan khác để xây dựng uy tín và nâng cao nhận diện thương hiệu cho công ty. Những mối quan hệ này không chỉ giúp đỡ trong việc gọi vốn mà còn mở rộng mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực.
Các Co-Founder nên làm quen với việc giao lưu và học hỏi, từ đó có thể nảy sinh ý tưởng mới trong các cuộc gặp gỡ với đối tác hoặc tìm thấy điểm tương đồng để kết nối các ý tưởng lại với nhau. Sợi dây liên kết giữa các mối quan hệ càng bền chặt, doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi trong quá trình khởi nghiệp và phát triển.
6. Trung thành và minh bạch
Startup chắc chắn là một hành trình dài đầy thử thách, đòi hỏi Founder phải dồn nhiều tâm huyết, sức lực và tài chính để đảm bảo doanh nghiệp không gặp nguy cơ thất bại. Do đó, khi lựa chọn Co-founder đồng hành cùng mình, Founder thường ưu tiên những người có sự trung thành tuyệt đối và có thể hoàn toàn tin tưởng. Một sự thiếu cẩn trọng có thể dẫn đến việc lộ ra bí mật kinh doanh và làm tăng nguy cơ phá sản.
Lòng trung thành và sự minh bạch cũng là nền tảng giúp xây dựng niềm tin và sự gắn kết giữa Co-Founder và Founder. Khi cả hai cùng trung thực và cởi mở với nhau, việc hợp tác sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đạt được những thành tựu lớn.
Tham khảo thêm: CCO là gì? Yêu cầu cần có để trở thành một Giám đốc kinh doanh (CCO)
IV. Bí quyết dành cho Co-Founder với một dự án Start-up
Các Co-Founder tham gia vào một dự án Startup không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm, mà còn cần nắm rõ các vấn đề như phân chia cổ phần, quyền lợi chung và cá nhân, cũng như các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với công ty.
Theo kinh nghiệm từ nhiều Co-Founder chia sẻ, có một số quy tắc cơ bản cần lưu ý cho một doanh nghiệp startup:
- Doanh nghiệp startup nên có tối đa 4 Co-Founder tương đương với các vai trò được phân định rõ ràng và minh bạch từ giai đoạn đầu.
- Đội ngũ Co-Founder cần bổ sung những kỹ năng còn thiếu của Founder để đảm bảo sự phát triển bền vững và đa dạng trên thị trường.
- Mỗi Co-Founder nên sở hữu ít nhất 10% cổ phần.
- Các Co-Founder nên có quyền và nghĩa vụ trong ít nhất 4 năm để giúp giải quyết xung đột nếu xảy ra.
- Founder nên lựa chọn các Co-Founder có cùng ý tưởng, mục tiêu và quan điểm kinh doanh đồng hành cùng mình để có thể giảm thiểu tranh cãi và rủi ro không cần thiết trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Lời kết
Bài viết trên Vieclam.net đã cung cấp cái nhìn tổng quan về khái niệm và vai trò của Co-Founder là gì, đồng thời làm rõ sự khác biệt giữa vị trí này với Co-Founder. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của những người đồng sáng lập trong một doanh nghiệp Startup. Tìm hiểu thêm những kinh nghiệm phát triển bản thân tại Vieclam.net để nâng cấp bản thân cho công việc của mình bạn nhé.
Đọc thêm:
- Senior Manager là gì? Yêu cầu và mức lương của vị trí Senior Manager
- Duty manager là gì? Những điều cần biết về Duty manager
- Acting Manager là gì? Tất tần tật về vị trí Acting Manager.