HomeMẹo tìm việc Có nên học Marketing không? Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

[Giải đáp] Có nên học Marketing không? Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

Trong thời đại mới, Marketing đang ngày càng thể hiện được vị thế của mình qua việc đem đến cho các công ty/doanh nghiệp những kết quả thực tế sau quá trình quảng bá, truyền thông sản phẩm. Sự linh hoạt, đa dạng vị trí cùng mức thu nhập ổn định đã khiến nhiều bạn trẻ liên tục đặt ra câu hỏi: Liệu có nên học Marketing không? Học Marketing cần có tố chất gì? Trong bài viết dưới đây, Vieclam.net sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cũng như cung cấp thông tin về cơ hội việc làm đến từ ngành học trên. Cùng theo dõi ngay sau đây.

Liệu có nên học Marketing không? Ngành này mang lại những cơ hội gì?
Liệu có nên học Marketing không? Ngành này mang lại những cơ hội gì?

I. Marketing là gì?

Marketing là tập hợp tất cả các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá, thu hút, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ nhằm đưa chúng từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Quá trình này bao gồm nhiều phân đoạn khác nhau từ việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu đến nắm bắt vấn đề của khách hàng, sau đó phát triển sản phẩm/dịch vụ, tiến hành quảng bá và hỗ trợ phân phối sản phẩm.

Nhìn chung, hoạt động Marketing cần đảm bảo vừa thu hút, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vừa giúp công ty/doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra trong kinh doanh, qua đó tăng độ nhận diện thương hiệu. Từ đây góp phần hình thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Marketing là tổng hợp các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ
Marketing là tổng hợp các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ

Ngành Marketing là một trong số những ngành phổ biến tại các trường Đại học, Cao đẳng có liên quan đến kinh tế trên toàn quốc. Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về quá trình xây dựng thương hiệu, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ đến với tệp khách cụ thể. Marketing bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ khác nhau như: Quản trị Marketing, Marketing Thương mại, Quản trị thương hiệu, Truyền thông Marketing,… 

Xem thêm: Học khối A làm nghề gì? Các ngành nghề thuộc khối A dễ xin việc hiện nay

II. Có nên học Marketing không?

Tùy vào định hướng của mỗi sinh viên, việc chọn ngành học sẽ trở nên khác nhau. Tuy nhiên, với những bạn có đam mê với Marketing đồng thời muốn gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai, câu trả lời là nên học Marketing. Bởi vì dù hiện nay dường như nhà nhà, người người đều làm Marketing khiến cho mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng cao. Nhưng cơ hội từ ngành học này mang đến không chỉ là mức lương mà còn là kiến thức, kỹ năng cùng cơ hội thăng tiến hấp dẫn.

Để có quyết định phù hợp nhất khi trả lời câu hỏi “có nên học Marketing không?”, bạn hãy cùng Vieclam.net điểm qua những lợi ích cùng thách thức sau:

1. Lý do nên học ngành Marketing

Ngành Marketing vẫn luôn được các bạn sinh viên “săn đón”, bản thân nó cũng mở ra vô số cơ hội thăng tiến cho các bạn trẻ: 

  • Thu nhập thường ở mức cao: Thực tế cũng giống với nhiều ngành khác, thu nhập đến từ Marketing cao hay thấp còn tùy vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm,… của bạn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Marketing đang là ngành nghề khá “hot”, có tác động trực tiếp đến doanh thu đơn vị kinh doanh. Do đó, mức lương ngành nghề này mang lại vẫn khá ổn, thường dao động từ 8 – 25 triệu đồng/ tháng.
  • Nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành đa dạng: Hầu hết các đơn vị kinh doanh đều cần đến hoạt động Marketing để góp phần phổ biến sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam còn xuất hiện nhiều công ty hoạt động chuyên về truyền thông, quảng cáo như Dentsu Việt Nam, Điền Quân Media & Entertainment, YEAH1 Network, Cát Tiên Sa,… Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên Marketing có trình độ chuyên môn luôn trong mức cao và ở đa dạng lĩnh vực như: Content Marketing, Digital Marketing, Sales, Video Editor, Brand Manager,… 
  • Được phát triển, mở rộng kiến thức kinh doanh: Bên cạnh kiến thức chuyên sâu thuộc từng chuyên ngành nhỏ trong Marketing, bạn sẽ được học một số môn giúp bạn có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường như Hành vi người tiêu dùng, Quảng cáo và xúc tiến bán hàng, Nghiên cứu thị trường, Quản trị thương hiệu,… Như vậy, kiến thức mà bạn thu được cũng vô cùng đa dạng, và đây cũng là nền tảng để bạn biết cách nắm bắt xu hướng thị trường cũng như lên kế hoạch, chiến lược Marketing phù hợp. 
  • Phát triển kỹ năng đọc hiểu, phân tích dữ liệu: Công việc này đòi hỏi người học phải biết phân tích dữ liệu để xác định được “tệp” khách hàng phù hợp với sản phẩm doanh nghiệp. Thế nên, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng này trong suốt quá trình học nhằm phát triển khả năng đọc hiểu, phân tích dữ liệu, từ đó xác định được chiếc lược hay chiến dịch Marketing hiệu quả.
  • Tiếp cận kiến thức một số lĩnh vực khác: Ngoài kiến thức chuyên môn, khi học Marketing, bạn cũng có thể được tiếp cận với một số lĩnh vực khác như Tâm lý học, Xã hội học,… nhằm có thể thấu hiểu tốt hơn về hành vi mua hàng cũng như nhu cầu của khách hàng. 
  • Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và một số kỹ năng mềm khác: Trong quá trình học Marketing, bạn sẽ được tập trung rèn luyện đồng thời các kỹ năng thuyết trình, giao tiếp sau đó là cách để thuyết phục, đàm phán. Điều này không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt với đồng nghiệp, cấp trên mà còn hỗ trợ bạn trao đổi với khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn và truyền tải hiệu quả giá trị của sản phẩm/dịch vụ đến họ. Ngoài ra, kỹ năng phản biện, làm việc nhóm, ngoại ngữ, tin học văn phòng… cũng là các kỹ năng bạn được tạo điều kiện trau dồi nhằm đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp. 
Marketing cho người học tiếp cận với kiến thức đa lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội việc làm
Marketing cho người học tiếp cận với kiến thức đa lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội việc làm

2. Khó khăn khi học ngành Marketing

Ngành Marketing mang lại nhiều lợi ích cũng như mở ra nhiều cơ hội cho lao động, với sức nóng trong thời buổi hiện tại, ngành này cũng có vô vàn những thách thức đối với ai muốn trụ vững trong nghề: 

  • Môi trường có độ cạnh tranh cao, nhiều áp lực: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực lớn, mức lương ổn định kéo theo tỷ lệ tuyển sinh của ngành học này luôn ở mức cao. Do đó, nếu muốn học ngành Marketing, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều thí sinh. Kết thúc 4 năm đại học, bạn vẫn áp lực bởi phải cạnh tranh với nhiều ứng viên, doanh nghiệp khác bởi ngành Marketing cũng đào thải người liên tục nếu bạn không ngừng cập nhật xu hướng, học hỏi phát triển bản thân. 
  • Khối lượng kiến thức và bài tập thực hành nhiều: Ngành Marketing có yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn lẫn nhiều kỹ năng khác. Vì vậy, đòi hỏi bạn trong quá trình học phải tiếp cận với nhiều môn học, áp dụng trực tiếp lý thuyết vào việc thực hành hay học các kỹ năng bổ trợ,… Tuy nhiên, nếu chinh phục được giai đoạn này, bạn sẽ biết cách để cân bằng, quản lý thời gian, từ đó hoàn thành tốt công việc khi đi làm ngoài thực tế. 
  • Phải cập nhật xu hướng liên tục: Marketing có liên quan trực tiếp tới doanh số bán hàng, thị phần sản phẩm của công ty trên thị trường. Sự thay đổi của những xu hướng mới là một trong những yếu tố tác động đến doanh số bán ra của sản phẩm. Vì vậy, ngành đòi hỏi người làm phải luôn cập nhật về xu hướng để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm khác nhau. Qua đó mới biết cách để vạch ra chiếc lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đưa được giá trị của sản phẩm đến đúng tay người cần. 
  • Yêu cầu cao về tính sáng tạo: Sáng tạo được xem là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt khi bạn trở thành một Marketer. Tại thời điểm này, Marketing đòi hỏi người làm phải tìm ra góc nhìn mới, hướng đi mới nhưng phải phù hợp với thị hiếu, đánh được vào nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là thách thức lớn nhất dành cho ai muốn học và làm Marketing ở thời điểm hiện nay. 
Marketing cũng chứa đựng nhiều thách thức cho những ai muốn trụ vững trong nghề
Marketing cho người học tiếp cận với kiến thức đa lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội việc làm

III. Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing

Marketing là một lĩnh vực rộng, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số ngành nghề phổ biến bạn có thể cân nhắc lựa chọn: 

1. Giảng viên giảng dạy Marketing

Sau quá trình được đào tạo đồng thời nâng cao về mặt kiến thức chuyên môn, bạn có thể làm giảng viên giảng dạy Marketing để tiếp tục truyền tải kiến thức đến các thế hệ kế tiếp ở bậc viên bậc đại học, cao đẳng. Vì đây là một công việc mang tính chất đặc thù nên vị trí này có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm.

Cụ thể, để trở thành một giảng viên Marketing, bạn cần phải có bằng từ Thạc sĩ trở lên cũng như một số bằng cấp, chứng chỉ khác có liên quan (tùy thuộc vào yêu cầu riêng đến từ từng trường). Nếu đã có kinh nghiệm giảng dạy trước đó thì điều này cũng là điểm cộng để bạn được ưu tiên khi tham gia ứng tuyển làm việc. 

2. Nhân viên sáng tạo nội dung (Content Creator)

Khác với lĩnh vực giảng dạy chuyên sử dụng đúng kiến thức Marketing đã học được để truyền đạt lại cho sinh viên, Content Creator thường vận dụng những kiến thức ấy vào quá trình sáng tạo để quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp. Công việc của Content Creator  sẽ là cho ra đời các nội dung làm nổi bật được giá trị của sản phẩm/dịch vụ nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Các nội dung này được thể hiện qua bài viết, hình ảnh, poster, video,…

Các nhiệm vụ mà một Content Creator đảm nhận sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ tiếp nhận cũng như cách thức làm truyền thông của từng đơn vị kinh doanh. Để làm nhân viên sáng tạo nội dung, ngoài kiến thức nền tảng kết hợp khả năng sáng tạo, bạn còn cần phải có kỹ năng quan sát, diễn đạt cùng tư duy hình ảnh tốt.

3. Chuyên viên Marketing

Chuyên viên Marketing thường tập trung vào việc theo dõi, đo lường kết quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp (tỉ lệ chuyển đổi, lượng truy cập người dùng,…). Từ đó đánh giá, đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch phát triển chiến dịch quảng bá thương hiệu cũng như tiếp thị sản phẩm phù hợp. Vị trí này mở ra cơ hội cho những sinh viên có khả năng nghiên cứu chuyên sâu thị trường, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng một cách hiệu quả để thực hiện các mục tiêu Marketing. 

Nếu như bạn sở hữu khối lượng kiến thức chuyên sâu về Marketing, đã từng thực hiện một số dự án Marketing cho các sản phẩm/dịch vụ, mang lại hiệu suất cho doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một chuyên viên Marketing (Marketing Speacialists) giỏi. Bởi vì công việc này đòi hỏi ở người làm nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, khả năng sáng tạo, tư duy logic,… nên nếu bạn không đảm bảo được các yêu cầu thì rất khó để hoàn thành tốt công việc. 

4. Chuyên viên Nghiên cứu thị trường

Thị trường luôn trong trạng thái vận động, do đó, sinh viên học Marketing sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể làm chuyên viên Nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst). Ở vị trí này, bạn sẽ đận nhiệm vụ trực tiếp khai thác, khảo sát, nghiên cứu thị trường từ thu thập thông tin của khách hàng, xu hướng hiện tại phổ biến trên thị trường,… nhằm hiểu được hành vi của người tiêu dùng. Sau đó, chuyên viên sẽ cung cấp những dữ liệu này cho doanh nghiệp để phân tích, lập kế hoạch Marketing phù hợp. 

5. Chuyên viên quảng cáo

Chuyên viên quảng cáo (Copywriter) phụ trách công việc truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ dựa trên những yêu cầu của khách hàng cùng với những nghiên cứu về thị trường mục tiêu. Nhiệm vụ của Chuyên viên Quảng cáo thường rất đa dạng, linh hoạt tùy thuộc vào mặt hàng mà họ tiếp nhận để lên ý tưởng tiếp thị. Do không có sự cố định như vậy, nên nếu muốn làm Chuyên viên Quảng cáo, bạn cũng cần phải linh hoạt, nhạy bén, năng động và cực kỳ sáng tạo nhằm bắt kịp các xu hướng mới nhất, từ đó tạo ra các sản phẩm quảng cáo thú vị thu hút được nhiều tệp khách hàng. 

6. Nhân viên kinh doanh (Sales)

Ngoài quảng bá sản phẩm, các công ty/doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh (Sales) nhằm trực tiếp phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Theo đó, người đảm nhận vị trí này thường sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn cũng như bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, giúp gia tăng doanh số đồng thời thu về lợi nhuận cho công ty.

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, nhân viên Sales cũng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn nhằm biết cách tìm hiểu xu hướng thị trường đồng thời nắm bắt tâm lý khách hàng. Mặt khác, các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, quan sát, phân tích vấn đề hay xử lý tình huống,… cũng là những yếu tố góp phần giúp nhân viên Sales đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 

Sinh viên Marketing ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau
Sinh viên Marketing ra trường có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau

Xem thêm: Con gái có nên học ngành thương mại điện tử? Cơ hội việc làm

IV. Tố chất của người phù hợp học Marketing

Để bạn đọc có những góc nhìn đa chiều hơn, Vieclam.net sẽ tổng hợp một số tố chất cho thấy bạn phù hợp để học ngành Marketing: 

  • Đam mê kinh doanh, có sự yêu thích với ngành Marketing.
  • Tư duy sáng tạo, đam mê học hỏi và luôn cập nhật sự thay đổi xung quanh.
  • Giao tiếp tốt, năng động cũng như nhiệt tình với công việc.
  • Khả năng tư duy logic, biết cách quan sát, phân tích và phán đoán tình huống/vấn đề sẽ xảy ra.
  • Khả năng diễn đạt tốt, trình bày dễ hiểu.
  • Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý, sắp xếp thời gian.
  • Sự chăm chỉ, cận thận, tỉ mỉ.
  • Khả năng làm việc đa nhiệm (Multi-task) 
Đáp ứng được những tố chất phù hợp với Marketing sẽ giúp bạn tiếp cận với ngành nghề này dễ hơn
Đáp ứng được những tố chất phù hợp với Marketing sẽ giúp bạn tiếp cận với ngành nghề này dễ hơn

Đây là những yếu tố nền tảng giúp người lao động có thể bước đầu tiếp cận dễ hơn với Marketing. Để có những bước tiến vững chắc trong nghề, bạn sẽ cần phải liên tục trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Marketer giỏi.

V. Một số trường học chuyên đào tạo ngành Marketing

Marketing là một ngành nghề hot, thu hút nhiều sinh đăng ký học nên cũng có rất nhiều trường đào tạo ngành Marketing cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, do đặc thù yêu cầu cao về khối lượng kiến thức chuyên môn lẫn các kỹ năng mềm, việc lựa chọn một trường học uy tín, sở hữu đội ngũ giảng viên có giàu kinh nghiệm, liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy là điều rất quan trọng. Sau đây, Vieclam.net sẽ điểm qua 7 trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất để bạn tham khảo: 

  • Trường Đại học Tài chính – Marketing (TP.HCM)
  • Trường Đại học Thương Mại (Hà Nội)
  • Trường Đại học RMIT (Hà Nội, TP.HCM)
  • Trường Đại học Ngoại Thương (Hà Nội, TP.HCM)
  • Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
  • Trường Đại học FPT (TP.HCM)
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (Hà Nội)
Một số trường chuyên đào tạo ngành Marketing
Một số trường chuyên đào tạo ngành Marketing

Vậy là qua bài viết trên, Vieclam.net đã giải đáp cho bạn câu hỏi có nên học Marketing không và một số thông tin liên quan để bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân. Hy vọng rằng với những gì Vieclam.net chia sẻ, bạn sẽ kết hợp với sở thích, năng lực của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp nhất khi lựa chọn ngành học. Bên cạnh đó, độc giả đừng quên truy cập Vieclam.net thường xuyên để xem các tin tức mới được cập nhật liên tục về các khía cạnh như: Phát triển bản thân, Mẹo tìm việc, Kỹ năng mềm,… bạn nhé!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

0
Marketing Manager là vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược và quản lý...
Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần...

0
Kế toán quản trị là một trong những cơ hội việc làm tiềm năng nhất hiện nay do nhu cầu nhân lực có trình...
Account Manager là gì

Account Manager là gì? Mức lương, vai trò và nhiệm vụ

0
Account Manager là một trong những vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp Agency, bởi họ là những người đóng vai trò...
CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

0
Với sự chuyển mình của công nghệ thông tin thế giới, nhu cầu việc làm tại các vị trí liên quan đang ngày càng...
Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

0
Trong kinh doanh, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ "Founder". Vậy Founder là gì và họ đóng vai trò quan trọng như thế...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất