Công nhân xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi sức khỏe tốt, kỹ năng chuyên môn và tinh thần làm việc nhóm. Việc theo đuổi nghề công nhân xây dựng có thể mang lại thu nhập và cơ hội phát triển nghề nghiệp, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức và nguy hiểm. Vì vậy, trước khi quyết định theo đuổi nghề này, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để đảm bảo phù hợp với bản thân. Cùng Vieclam.net tìm hiểu kỹ hơn về nghề công nhân xây dựng qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Công nhân xây dựng là gì?
II. Mô tả công việc của công nhân xây dựng
Công việc của công nhân xây dựng đa dạng và đòi hỏi sự chính xác, khéo léo cùng tinh thần làm việc nhóm cao. Dưới đây là các nhiệm vụ chính của họ:
1. Làm móng, đóng cột bê tông
Quá trình làm móng và đóng cột bê tông là bước khởi đầu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ và chất lượng của toàn bộ công trình. Công việc này đòi hỏi sự chính xác và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công nhân. Các nhiệm vụ cụ thể như:
- Xác định độ sâu của móng và vị trí đào móng
- Đo đạc và canh chỉnh kích thước móng theo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Lựa chọn và cắt đúng loại sắt, kích thước phù hợp cho từng hạng mục như vỉ móng, cổ móng và đà kiềng
- Phối hợp chặt chẽ với thợ sắt trong quá trình đào móng và làm móng
- Lắp đặt coppha và chuẩn bị sắt để đổ bê tông
- Đổ bê tông và xây tường bao quanh sau khi hoàn tất cột bê tông để đảm bảo tính ổn định của công trình
Xem thêm: Thợ sửa ống nước là gì? Có nên theo nghề thợ sửa ống nước không?
2. Xây dựng các công trình
Công việc xây dựng các công trình yêu cầu công nhân nắm vững bản vẽ thiết kế và kỹ thuật thi công. Các công việc cụ thể bao gồm:
- Đọc và hiểu bản vẽ thiết kế, nắm rõ các kỹ thuật tạo đường nét kiến trúc khi xây dựng.
- Trộn hồ, lựa gạch, xây tường, tô tường, và sơn tường theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Xây dựng các chi tiết tạo kiểu dáng kiến trúc và ngăn phòng theo chỉ đạo của tổ trưởng kỹ thuật hoặc chủ thầu xây dựng.
- Hoàn thiện nhà vệ sinh, tô tường, sơn nước, lát gạch nền, và ốp gạch tường.
- Lắp đặt hệ thống điện, nước, dây cáp, đèn chiếu sáng theo bản thiết kế.
3. Hỗ trợ hoạt động xây dựng khác
Ngoài các công việc chính, công nhân xây dựng còn tham gia vào nhiều hoạt động hỗ trợ để đảm bảo tiến độ và an toàn trong quá trình thi công:
- Lắp đặt dàn giáo để thi công các khu vực trên cao
- Khuân vác nguyên vật liệu và thiết bị dùng trong công trường
- Trộn vữa, lau chùi và quét dọn khu vực thi công, đảm bảo không gian thoáng và an toàn
- Bảo dưỡng, vệ sinh và cất giữ trang thiết bị đúng quy định sau mỗi ngày thi công
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của chủ thầu hoặc thợ chính, như lập bảng dự toán và báo cáo nghiệm thu công trình
- Tham gia tập huấn và đào tạo nâng cao tay nghề
Xem thêm: Học Cơ Khí Ra Làm Gì? Top 8 Việc Làm Lương Cao Sau Ra Trường
4. Xử lí sự cố, vấn đề phát sinh
Trong quá trình thi công, công nhân xây dựng cũng phải thường xuyên kiểm tra và xử lý các sự cố hoặc vấn đề phát sinh trong công trình:
- Giải đáp thắc mắc của chủ nhà thầu, tổ trưởng và kỹ thuật viên liên quan đến chất lượng xây dựng công trình trong phạm vi quyền hạn.
- Phối hợp với các bộ phận xây dựng khác để đưa ra các giải pháp xử lý khi phát sinh vấn đề trong quá trình thi công.
- Nhanh chóng đề xuất các ý kiến để đảm bảo chất lượng dụng cụ, thiết bị làm việc và đồ dùng bảo hộ lao động.
III. Yêu cầu cần có đối với một công nhân xây dựng
Công nhân xây dựng là việc làm lao động phổ thông, tuy nhiên để làm tốt không chỉ cần có kỹ năng chuyên môn mà còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng mà một công nhân xây dựng cần phải có:
1. Có kinh nghiệm xây dựng thực tế
2. Có thể làm việc độc lập, làm việc nhóm
3. Sức khỏe tốt, có tính chịu khó
4. Kỹ năng xử lý tình huống tốt
IV. Mức thu nhập của công nhân xây dựng hiện nay
Nhiều người cho rằng công việc xây dựng vất vả thì lương sẽ rất cao. Nhận định này không sai, nhưng còn phụ thuộc vào vị trí và công việc cụ thể mà họ đảm nhiệm. Thực tế, mức lương của công nhân xây dựng thường khá thấp so với khối lượng công việc mà họ phải thực hiện. Môi trường làm việc nặng nhọc và thường xuyên phải đối mặt với diễn biến thời tiết khắc nghiệt nhưng mức lương của họ còn khá khiêm tốn. Bạn có thể tham khảo bảng mức lương dưới đây:
Công việc | Mức lương (VNĐ/ngày) |
---|---|
Công nhân phụ hồ | 150.000 – 350.000 |
Công nhân chính | 300.000 – 600.000 |
Công nhân làm công trình | 150.000 – 500.000 |
Lưu ý: Trên đây chỉ là mức lương tham khảo, nó còn tuỳ thuộc vào từng công ty có các chính sách và mức phụ cấp khác nhau.
Xem thêm: Thợ rèn là gì? Mô tả công việc chính của người thợ rèn
V. Có nên theo nghề công nhân xây dựng không?
Quyết định có nên theo nghề công nhân xây dựng hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng người. Nghề này không yêu cầu trình độ học vấn cao, phù hợp với nhiều người lao động chỉ cần có sức khỏe tốt. Công việc xây dựng không đòi hỏi sự cạnh tranh gay gắt vì nhu cầu tuyển dụng công nhân luôn lớn và lương được trả theo ngày làm việc.