Chức vụ CPO đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược sản xuất và phát triển sản phẩm, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì CPO là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành một CPO ưu tú? Hãy cùng Vieclam.net khám phá chi tiết hơn về vị trí công việc này qua bài viết sau.
Mục lục
I. CPO là gì?
CPO, hay Chief Product Officer, là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí Giám đốc sản xuất trong doanh nghiệp.
CPO thuộc nhóm nhân sự cấp cao của tổ chức, đặc biệt là ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Đây là người chịu trách nhiệm toàn bộ về quy trình sản phẩm từ khâu nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất cho đến giám sát triển khai, đánh giá hiệu quả.
Bên cạnh đó, CPO cũng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như phòng kỹ thuật, marketing, bán hàng, logistics,… để đảm bảo tiến độ và cung cấp sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, kịp thời.
Xem thêm: Key Account Manager là gì? Yêu cầu và tố chất cần có của vị trí Key Account Manager
II. Sự khác nhau giữa CPO và CTO
CPO (Giám đốc sản xuất) và CTO (Giám đốc công nghệ) là hai chức vụ thường khiến nhiều người nhầm lẫn về vai trò trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vieclam.net sẽ giúp bạn làm rõ sự khác biệt giữa hai vị trí này.
- CPO (Giám đốc sản xuất): Phụ trách giám sát mọi hoạt động liên quan đến sản phẩm. Bao gồm nghiên cứu thị trường, lựa chọn tên gọi, thiết kế bao bì, theo dõi tiến độ sản xuất, đồng thời phối hợp với nhiều phòng ban khác để xây dựng chiến lược quảng bá và phân phối sản phẩm,…
- CTO (Giám đốc công nghệ): Quản lý và triển khai các giải pháp công nghệ và kỹ thuật cho doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, CTO thường sẽ đảm nhận việc nghiên cứu các công nghệ hỗ trợ cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, CPO có thể sẽ đảm đương cả phần trách nhiệm của CTO.
Xem thêm: Line Manager là gì? Vai trò và kỹ năng cần có của Line Manager
III. Vai trò của CPO trong doanh nghiệp là gì?
CPO đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu và sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp. Cụ thể bên dưới đây là một số công việc chính mà CPO cần phải đảm nhận.
- Nghiên cứu thị trường và định hướng phát triển sản phẩm phù hợp: CPO cần hợp tác với các phòng ban liên quan như bộ phận kinh doanh, marketing, phân tích dữ liệu,… để thu thập thông tin thị trường, từ đó xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu và nghiên cứu sản phẩm có khả năng đáp ứng phù hợp.
- Lập kế hoạch sản xuất: Sau khi có được thông tin từ bước nghiên cứu thị trường, CPO cần xây dựng kế hoạch sản xuất dựa trên chỉ đạo tổng thể từ ban lãnh đạo, đồng thời cân đối nguồn lực của công ty.
- Triển khai kế hoạch sản xuất: Dựa trên kế hoạch đã lập ra, CPO sẽ triển khai công việc đến nhà máy và giám sát quá trình thực hiện sao cho đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
Xem thêm: QA là gì? Yêu cầu cần có để trở thành nhân viên QA
- Quản lý máy móc và tuân thủ quy định về an toàn lao động: Trong quá trình sản xuất, CPO cũng phụ trách kiểm soát chất lượng máy móc, thiết bị, đồng thời đảm bảo toàn thể nhân viên chấp hành nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, hạn chế xảy ra sai sót hoặc sự cố.
- Đào tạo nhân sự: CPO sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn nhân viên mới (thường là quản lý cấp trung) làm quen với quy trình công việc và tổ chức các buổi đào tạo chuyên môn để nâng cao kỹ năng của họ. Điều này giúp đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân sự luôn đáp ứng được yêu cầu công việc và mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
- Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác và nhân sự nội bộ: Bằng cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác cung ứng, CPO sẽ đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và ổn định. Bên cạnh đó, họ cũng cần quan tâm xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong nội bộ nhân sự. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn tăng cường sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với tổ chức.
Xem thêm: CFO là gì? Những thông tin chi tiết về CFO mà bạn cần biết
IV. Mức lương của CPO
Nhiều người định hướng trở thành CPO thường quan tâm đến mức lương của vị trí này. Thực tế, lương của CPO chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như thâm niên, năng lực và quy mô doanh nghiệp,… Tuy nhiên, mức lương của CPO thường khá hấp dẫn so với mặt bằng chung của thị trường lao động.
Hiện nay, lương của giám đốc sản xuất dao động từ 20 đến 30 triệu đồng, thậm chí có thể lên đến 50-60 triệu đồng với những người nhiều kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn cao.
Xem thêm: Hành chính nhân sự là gì? Mức lương, nhiệm vụ và kỹ năng cần có
V. Những yếu tố cần có khi trở thành CPO
Để trở thành một CPO xuất sắc có khả năng mang lại giá trị cho doanh nghiệp và có được mức lương hấp dẫn, dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần trau dồi.
1. Kỹ năng chuyên môn
Có am hiểu sâu rộng về lĩnh vực sản phẩm mình quản lý là điều đặc biệt quan trọng với mọi CPO. Họ cần nắm rõ về tính chất của sản phẩm, quy trình sản xuất, nhu cầu thị trường cũng như các công nghệ hỗ trợ liên quan,… Để từ đó, họ mới có thể dễ dàng xác định đúng nhu cầu của khách hàng, biết cách cải thiện quy trình và xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.
Để trang bị cho mình nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững chắc, CPO có thể cân nhắc việc học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ trong các lĩnh vực liên quan hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn từ những tổ chức uy tín.
Xem thêm: QA QC QS là gì? Mô tả công việc và vai trò cụ thể của từng vị trí
2. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo giúp CPO theo sát kế hoạch đã đặt ra, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các bộ phận. Bên cạnh lãnh đạo trong công việc, CPO còn cần có khả năng truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình bằng cách khích lệ, động viên và định hướng mục tiêu rõ ràng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhân sự làm việc hăng say và mong muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
3. Khả năng lập kế hoạch sản xuất
Đây là yếu tố bắt buộc phải có đối với CPO. Bởi vì mọi hoạt động sản xuất và phát triển sản phẩm đều sẽ được thực thi dựa trên bản kế hoạch ban đầu. Vậy nên CPO cần biết phân bổ công việc, thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp (gồm tài chính, nhân lực, nguyên vật liệu,…) một cách hợp lý, tránh xảy ra sai sót. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xem thêm: Nhân viên nhập liệu là gì? Mức lương và yêu cầu công việc
4. Khả năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ cho phép CPO truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục đến cả đội ngũ nội bộ, đối tác và khách hàng. Bên cạnh đó, CPO cũng sẽ biết cách lắng nghe phản hồi và chia sẻ từ mọi người xung quanh. Điều này giúp tạo nên một môi trường làm việc tích cực, mang tính xây dựng cao và cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung.
5. Kỹ năng tư duy phản biện
CPO cần có tư duy phản biện để đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện các vấn đề trong quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm. Điều này bao gồm khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xem xét ưu nhược điểm giữa các phương án khác nhau trước khi đưa ra quyết định.
6. Kỹ năng giám sát và giải quyết vấn đề
Trong quá trình sản xuất, việc xảy ra các vấn đề phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, CPO cần có kỹ năng giám sát và giải quyết vấn đề linh hoạt để kịp thời nhận biết điều bất ổn và đưa ra giải pháp hiệu quả. Hơn nữa, kỹ năng này cũng giúp CPO nắm bắt những biến động của thị trường, từ đó có những ứng biến phù hợp đảm bảo sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mục tiêu doanh nghiệp.
Lời kết
Như vậy là Vieclam.net đã cung cấp đến bạn một số thông tin giúp làm rõ CPO là gì bao gồm vai trò trong doanh nghiệp, mức lương trung bình, các kỹ năng cần có,… Hy vọng qua đó, bạn đã hiểu thêm CPO là chức vụ gì và có những định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập Vieclam.net để xem thêm các chủ đề thú vị như mẹo tìm việc, trắc nghiệm tính cách, phát triển bản thân,… Đồng thời, tìm kiếm việc làm đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, phù hợp nhu cầu nhất nhé
Có thể bạn quan tâm: