Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Trang chủ Mẹo tìm việcĐiểm mạnh điểm yếu trong CV: Cách trình bày khéo léo giúp...

Điểm mạnh điểm yếu trong CV: Cách trình bày khéo léo giúp bạn nổi bật

Điểm mạnh, điểm yếu là một trong những đề mục quan trọng cần có trong CV xin việc. Đây là yếu tố giúp ứng viên tạo ấn tượng đặc biệt với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội trúng tuyển. Cùng Vieclam.net tìm hiểu cách trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV qua bài viết dưới đây nhé. 

điểm mạnh điểm yếu trong CV
Điểm mạnh, điểm yếu là một trong những đề mục quan trọng cần có trong CV xin việc

I. Tầm quan trọng của việc nêu điểm mạnh/điểm yếu trong CV

CV là cầu nối giúp nhà tuyển dụng đánh giá, nhìn nhận năng lực của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng. Vì thế, việc thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV một cách khéo léo không chỉ giúp tăng tính chân thực, minh bạch và trung thực của CV mà còn mang đến nhiều lợi ích khác như: 

  • Với người xin việc:

Độ dài hoàn hảo của CV là tầm một trang giấy, đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn thì việc thể hiện nội dung CV cũng được xem là một “thử thách”. Vì thế việc bổ sung thêm điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp lấp đầy khoảng trống trong CV nếu CV của bạn quá ngắn và không có nhiều nội dung để trình bày.

Ngoài ra, việc trình bày thêm điểm mạnh, điểm yếu sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết cho nhà tuyển dụng. Ứng viên cần khéo léo trong việc sử dụng câu từ, liên hệ những ưu điểm nổi bật của bản thân với các yêu cầu, kỹ năng và khả năng cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển để tạo sự ấn tượng.

Về phần điểm yếu, việc liệt kê chúng vào CV sẽ phần nào thể hiện được sự trung thực, dũng cảm của ứng viên, tuy nhiên, bạn nên thể hiện với thái độ cầu tiến và đưa ra hướng khắc phục những nhược điểm của bản thân trong tương lai. 

  • Với nhà tuyển dụng:

Việc thể hiện điểm mạnh, điểm yếu trong CV giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn đa chiều hơn về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của các ứng viên. Từ đó, dễ dàng đánh giá năng lực và khả năng của ứng viên với vị trí họ mong muốn ứng tuyển.

Quan trọng hơn, nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận được sự trung thực, dám đối mặt với những thiếu sót của bản thân qua những điểm yếu bạn thể hiện trong CV. Đây sẽ là điểm nổi bật để nhà tuyển dụng đưa ra kết quả tuyển dụng ứng viên phù hợp với công việc và văn hóa của doanh nghiệp. 

Tầm quan trọng của việc nêu điểm mạnh điểm yếu trong CV
CV là cầu nối giúp nhà tuyển dụng đánh giá, nhìn nhận năng lực của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng

Tham khảo: Phần làm công tác gì trong sơ yếu lý lịch được viết như thế nào?

II. Hướng dẫn viết điểm mạnh trong CV một cách ấn tượng

Điểm mạnh được hiểu là những đặc điểm nghiêng về thế mạnh của bản thân như kỹ năng, tố chất, trình độ chuyên môn mà bạn sở hữu, mang lại sự nổi trội riêng trong công việc. Thể hiện điểm mạnh trong CV sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt của bản thân, nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn ứng viên phù hợp. Dưới đây là một cách viết điểm mạnh trong CV để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:

1. Lựa chọn điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc

Ứng viên nên chú trọng những điểm mạnh liên quan đến công việc và vị trí tuyển dụng để được đánh giá cao và tăng cơ hội trúng tuyển.Việc đề cập đến điểm mạnh trong CV một cách khéo léo còn giúp nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển, tinh thần cầu tiến và sự chủ động của ứng viên trong công việc. 

Ví dụ:

  • Trình độ chuyên môn tốt
  • Làm việc có trách nhiệm và đam mê công việc
  • Thích ứng nhanh với môi trường mới
  • Thích thử thách bản thân
  • Biết quản lý thời gian hiệu quả
  • Chủ động trong công việc
  • Trình độ ngoại ngữ (ghi rõ: giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung)
Hướng dẫn viết điểm mạnh trong CV một cách ấn tượng
Ứng viên nên chú trọng những điểm mạnh liên quan đến công việc và vị trí tuyển dụng

Đọc thêm: Cách viết hoàn cảnh gia đình trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất

2. Minh họa điểm mạnh bằng ví dụ cụ thể

Để CV ấn tượng, ngoài việc liệt kê các điểm mạnh ứng viên có thể chứng minh bằng những ví dụ cụ thể để tăng phần ấn tượng và tính xác thực của thông tin đã đề cập.

  • Điểm mạnh công việc: Thể hiện những công việc chuyên môn mà bản thân đảm nhiệm tốt. 

Ví dụ: Ứng tuyển vị trí Design thì cần thể hiện các điểm mạnh như sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, tư duy thẩm mỹ tốt, xây dựng và định hình phong cách cá nhân, sắp xếp hiệu quả bố cục và font chữ, nắm vững kiến thức về thiết kế in ấn, có kỹ năng phác thảo…. Đồng thời đưa dẫn chứng về những sản phẩm đã thiết kế và thành tựu nổi bật (nếu có).

  • Điểm mạnh về kỹ năng mềm: Thể hiện một số kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc. 

Ví dụ: Một số kỹ năng mềm cần có khi ứng tuyển vị trí Design: kỹ năng nghiên cứu và lập kế hoạch, kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc, có khả năng sáng tạo, nhạy cảm với cái đẹp, luôn muốn học hỏi những cái mới, chịu được áp lực cao., kỹ năng giao tiếp, truyền thông…

  • Điểm mạnh liên quan đến tính cách: Chỉ đề cập đến một số tính cách phù hợp với vị trí đang ứng tuyển.

Ví dụ: Đối với vị trí Design, ứng viên có thể liệt kê một số đặc điểm tính cách nổi bật của bản thân như khả năng sáng tạo, tỉ mỉ, yêu cái đẹp, thích “biến tấu” màu sắc, ham học hỏi…

Hướng dẫn viết điểm mạnh trong CV một cách ấn tượng
Để CV ấn tượng, ngoài việc liệt kê các điểm mạnh ứng viên có thể chứng minh bằng những ví dụ cụ thể

3. Sử dụng ngôn ngữ tích cực và chuyên nghiệp

Khi trình bày điểm mạnh trong CV, ứng viên cần bố trí nội dung sao cho hợp lý và dễ nhìn. Chú ý sử dụng từ ngữ chuyên nghiệp, phù hợp văn phong xin việc, tránh các lỗi về ngữ pháp và chính tả cơ bản. Hãy trình bày dưới dạng liệt kê, chia nội dung thành từng phần thật khoa học để CV rõ ràng và dễ đọc. Ứng viên chỉ nên liệt kê tối đa 5 điểm mạnh, tránh trình bày quá dài, nội dung lan man hay lỗi lặp từ không cần thiết. 

Ví dụ: Một vài điểm mạnh cần có của nhân viên bán hàng:

  • Khả năng giao tiếp khéo léo 
  • Kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Thuyết phục khách hàng mua hàng
  • Xử lý khiếu nại của khách hàng
  • Xây dựng mạng lưới khách hàng
Hướng dẫn viết điểm mạnh trong CV một cách ấn tượng
Khi trình bày điểm mạnh trong CV, ứng viên cần bố trí nội dung sao cho hợp lý và dễ nhìn

III. Cách trình bày điểm yếu trong CV một cách tinh tế

Điểm yếu là những nhược điểm, hạn chế mà ứng viên đang gặp phải trong công việc. Nhiều người lo sợ đưa điểm yếu vào CV sẽ khiến bản thân mất điểm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, nhà tuyển dụng sẽ có sự cân nhắc xem điểm yếu của bạn có làm ảnh hưởng đến công việc hay không để đưa ra đánh giá. Do vậy khi viết điểm yếu bạn cần lưu ý cách trình bày như sau:

1. Chọn điểm yếu không ảnh hưởng lớn đến công việc

Ứng viên có thể chọn lọc và khéo léo đưa vào CV một số điểm yếu không làm ảnh hưởng lớn đến công việc. Nếu bạn đang gặp một số hạn chế về chuyên môn (như thiếu kinh nghiệm làm việc, chưa thành thạo phần mềm, công cụ…) thì có thể thành thật chia sẻ và kèm theo định hướng phát triển, khắc phục điểm yếu của bản thân để không làm ảnh hưởng đến công việc (như tham gia khóa học chuyên môn, trải nghiệm làm việc thực tế, học hỏi từ đồng nghiệp…).

Cách trình bày điểm yếu trong CV một cách tinh tế
Ứng viên có thể chọn lọc và khéo léo đưa vào CV một số điểm yếu không làm ảnh hưởng lớn đến công việc

2. Thể hiện nỗ lực cải thiện và học hỏi

Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực ứng viên dựa trên nhiều yếu tố khác trong CV chứ không hẳn chỉ là điểm yếu. Mọi điểm yếu đều có thể cải thiện nếu ứng viên có sự nỗ lực, ham học hỏi và biết nhìn nhận nhược điểm của bản thân. Ứng viên hãy trình bày một cách khéo léo những điểm yếu mà bản thân đang gặp phải và thể hiện thái độ cầu thị, nỗ lực để cải thiện chúng trong tương lai. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đánh giá được tiềm năng của ứng viên và đưa ra quyết định nên tuyển dụng hay không.

Ví dụ:

  • Kỹ năng giao tiếp chưa tốt: Hãy thể hiện rằng bản thân đang tích cực rèn luyện thông qua các trải nghiệm thực tế, giao lưu với mọi người để tăng khả năng ứng biến và hoạt ngôn hơn…
  • Thiếu kiên nhẫn hoặc dễ mất tập trung: Thể hiện bằng việc bạn đang học cách quản lý thời gian, đặt mục tiêu và thời gian hoàn thành để rèn bản thân tính kỷ luật và tập trung làm việc hơn.
Cách trình bày điểm yếu trong CV một cách tinh tế
Thể hiện nỗ lực cải thiện và học hỏi để khắc phục điểm yếu đang gặp phải

3. Tránh liệt kê quá nhiều điểm yếu

Trong CV xin việc, ứng viên chỉ nên liệt kê khoảng 3 điểm yếu mà bản thân đang gặp phải. Việc nêu quá nhiều điểm yếu mà điểm mạnh của bản thân lại không có gì nổi bật, đáp ứng cho yêu cầu công việc sẽ khiến bạn dễ bị mất điểm, gây bất lợi cho cơ hội ứng tuyển. 

Cách trình bày điểm yếu trong CV một cách tinh tế
Tránh liệt kê quá nhiều điểm yếu khiến CV bị thiếu ấn tượng

IV. Những lưu ý quan trọng khi viết điểm mạnh và điểm yếu trong CV

Điểm mạnh điểm yếu trong CV là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Để trình bày một cách thuyết phục, ứng viên cần lưu ý những điều sau đây:

  • Ứng viên nên trình bày điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng tiện so sánh, đối chiếu với những thông tin về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng đã liệt kê trong CV và có sự đánh giá phù hợp. 
  • Trình bày quá nhiều điểm mạnh sẽ khiến CV trở nên thiếu trung thực, quá nhiều điểm yếu sẽ gây bất lợi cho ứng viên. Vì thế chỉ nên liệt kê khoảng từ 3-5 điểm mạnh, điểm yếu trong CV. 
  • Cần lựa chọn từ ngữ khéo léo, tránh khoa trương, phóng đại về năng lực, thông tin phải nhất quán với các đề mục khác trong CV, tránh sử dụng thông tin rập khuôn với CV mẫu.
  • Ứng viên có thể phân bổ đề mục điểm mạnh điểm yếu trong CV ở một mục riêng và đặt ở cuối trang. Thông tin nên thể hiện dưới dạng liệt kê để nhà tuyển dụng dễ đọc và nắm bắt thông tin, tạo bố cục đẹp mắt cho toàn bộ CV.
Những lưu ý quan trọng khi viết điểm mạnh và điểm yếu trong CV
Ứng viên có thể phân bổ đề mục điểm mạnh điểm yếu trong CV ở một mục riêng và đặt ở cuối trang

Lời kết

Điểm mạnh điểm yếu trong CV là một trong những nội dung quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tuyển dụng. Vì thế hãy trung thực nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tạo ấn tượng tốt và tăng cơ hội trúng tuyển. Vieclam.net hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc biết thêm về cách trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV và sớm tìm được việc làm mà bản thân mong muốn nhé. Đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều bài viết hay về kỹ năng tìm việc khác nhé. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

Headhunter là gì? Tìm hiểu chi tiết về "nghề săn đầu người" tại Việt Nam

Headhunter là gì? Tìm hiểu chi tiết về “nghề săn đầu người” tại Việt...

Trong lĩnh vực hành chính - nhân sự, bên cạnh HR thì Headhunter cũng là một trong những vị trí nhận được đông đảo...
Thư từ chối ứng viên

Mẫu thư từ chối ứng viên chuyên nghiệp mà không kém phần tinh tế

0
Khi một ứng viên không phù hợp với vị trí tuyển dụng, việc gửi thư từ chối ứng viên một cách chuyên nghiệp và...
Sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng đang trở thành xu hướng tất yếu

Top 15 phần mềm quản lý tuyển dụng được tin dùng nhất hiện nay

Sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng đang trở thành xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình tuyển...
cách xin nghỉ việc đột xuất

Cách Xin Nghỉ Việc Đột Xuất: Quy Trình và Lưu Ý Quan Trọng

Trong công việc và cuộc sống, có đôi lúc chúng ta phải đối mặt với một vài tình huống bất ngờ để buộc phải...
Học Spa bao nhiêu tiền?

Học Spa bao nhiêu tiền? Tìm hiểu chi phí các khóa học Spa hiện...

0
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành spa và chăm sóc da....

Bài viết mới nhất