Mục lục
I. Finance Manager là ai?
Finance Manager là người đảm nhận vị trí trưởng phòng hoặc Giám đốc Tài chính trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm kiếm soát các rủi ro có liên quan dòng tiền và ngân sách hoạt động của công ty. Đây còn được xem là vị trí then chốt có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh, mối quan hệ và đầu tư của doanh nghiệp.
Hầu hết các Finance Manager đều hoạt động dưới sự kiểm soát của các công ty bảo hiểm, ngân hàng vì đa phần những sản phẩm của doanh nghiệp này đều liên quan đến tiền và các giải pháp hỗ trợ người mua trên thị trường tài chính.
Do đó, vị trí Finance Manager lại càng quan trọng hơn với vai trò là người tham mưu, cố vấn và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý tốt được dòng tiền và duy trì tính thanh khoản, tức là đảm bảo giữ nguyên giá trị tài sản doanh nghiệp trên thị trường tài chính.
Xem ngay tại: CEO là gì? Những thông tin chi tiết về CEO mà bạn cần biết.
II. Mô tả công việc của một Finance Manager
Finance Manager chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý ngân sách tại phòng tài chính kinh doanh. Họ đưa ra những giải pháp tư vấn và phân tích tài chính cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp, cụ thể hơn công việc của họ bao gồm:
- Quản trị và giám sát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệm. Quản lý và đưa ra các đề mục công việc cho nhân viên bộ phận tài chính như lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.
- Phân tích báo cáo tài chính, tìm ra các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
- Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những vấn đề tồn đọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện kiểm soát các rủi ro có thể xảy đến trong tương lai và đưa ra hướng giải quyết triệt để.
- Phân tích và theo dõi biến động của thị trường, nắm bắt kịp xu hướng và đưa ra những dự đoán chính xác đưa doanh nghiệp mở rộng hơn nữa
- Tư vấn hỗ trợ ban lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính, nhằm giúp doanh nghiệp đầu tư đúng, sinh lời hiệu quả.
Xem ngay tại: Kế toán bán hàng là gì? Kiến thức và kỹ năng cần có cho vị trí kế toán bán hàng
III. Các kỹ năng cần thiết cho vị trí Finance Manager
Từ những định nghĩa về “Finance Manager là gì?” ta có thể hình dung được phần nào những kỹ năng cần có để giúp Finance Manager có thể hoàn thành những công việc mà doanh nghiệp đưa ra. Cụ thể hơn, dưới đây là những yếu tố cần có để trở thành một Finance Manager giỏi:
1. Kiến thức chuyên môn sâu rộng
Finance Manager phải là người có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, am hiểu về thị trường chứng khoáng và có khả năng dự đoán xu hướng giúp doanh nghiệp đầu tư đúng chỗ. Thông thường, người đáp ứng được vị trí này thường là các kế toán trưởng hay các chuyên viên tài chính cấp cao có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm.
2. Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo
Về cơ bản, vị trí Finance Manager chỉ được tìm thấy trong các doanh nghiệp lớn, tiềm lực mạnh hay các công ty đa quốc gia về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Chính vì thế, việc thông thạo tiếng Anh là một trong những yếu tố tiên quyết khi doanh nghiệp tuyển dụng Finance Manager, điều này thể hiện một phần trình độ và tính chuyên nghiệp của bạn trong công việc.
Hơn hết, khả năng sử dụng tiếng Anh giúp bạn có thể giao tiếp được với các đối tác nước ngoài, tham gia các cuộc họp, hội thảo hoặc làm việc với ban điều hành là người ngoại quốc.
3. Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
Từ mục mô tả công việc có thể thấy, công việc của Finance Manager đa phần thiên về hướng quản trị, phân tích, kiểm soát và giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, bắt buộc người làm Finance Manager phải có kỹ năng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách kỹ lưỡng. Không chỉ giải quyết các vấn đề của bản thân mà còn giải quyết các vấn đề mà cấp dưới của họ gây ra một cách hiệu quả.
4. Kinh nghiệm quản lý
Finance Manager cần có ít nhất từ 3 – 4 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán trưởng, chuyên viên phân tích tài chính cấp cao hay và được đào tạo về chuyên môn quản lý. Như vậy, Finance Manager mới có thể kiểm soát và đưa ra hướng đi cho toàn thể đội ngũ trong phòng tài chính kinh doanh.
5. Khả năng chịu áp lực cao
Bất cứ công việc nào cũng có áp lực của nó, hơn hết vị trí Finance Manager còn là một vị trí cao trong doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, trọng trách lớn đi kèm áp lực cao nên là một Finance Manager tương lai, bạn cần trang bị cho mình khả năng chịu đựng áp lực cao, dám chịu trách nhiệm trước những sai sót của mình từ đó giải quyết hiệu quả những vấn đề xảy ra không đáng có
Xem ngay tại: CPO là gì? Vai trò của CPO trong doanh nghiệp
IV. Lộ trình thăng tiến của một Finance Manager
Có thể thấy, để lên được vị trí Finance Manager không phải là điều dễ dàng. Đằng sau một Finance Manager giỏi là người hội tụ rất nhiều yếu tố chuyên môn từ kỹ năng, kiến thức đến kinh nghiệm, trải nghiệm trong công việc đều sự cố gắng và có xác định mục tiêu rõ ràng. Mặc dù, không có bất kỳ lộ trình thăng tiến nào được cố định cho các doanh nghiệp nhưng hầu hết mọi nhân sự đều sẽ đi từ vị trí cơ bản đến vị trí cao hơn mà mình mong muốn.
- Xuất phát điểm của Finance Manager thông thường sẽ là chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp (Financial Analyst).
- Sau từ 2 – 3 năm làm việc có được kinh nghiệm và một số thành tựu nhất định trong công việc, bạn sẽ được thăng lên vị trí Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst) hoặc Chuyên viên hoạch định tài chính.
- Cuối cùng, khi sở hữu bề dày kinh nghiệm đáng kể, đi kèm với những thành tích ấn tượng, bạn sẽ được doanh nghiệp đề cử tham gia chương trình “Manager Trainee” để hiểu và làm quen với vị trí trưởng phòng tài chính hay giám đốc tài chính, sau đó mới chính thức tiếp nhận chức vụ Finance Manager.
Xem ngay tại: Kế toán thuế là gì? Nhiệm vụ và các yếu tố cần có cho vị trí kế toán thuế
V. Mức lương cho vị trí Finance Manager hiện nay
Tại thị trường Việt Nam, những công ty thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thường chi trả cho vị trí Finance Manager với mức lương khá cao dao động từ 32 – 34 triệu đồng/tháng. Riêng đối với các doanh nghiệp FDI, tức là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thì lương của Finance Manager sẽ cao hơn rất nhiều, dao động từ 50 – 71 triệu đồng một tháng. Đây là mức lương đã được quy đổi sang tiền Việt Mam đồng, vì các công ty nước ngoài thường tính lương cho nhân viên theo đồng đô la Mỹ.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số trung bình, thực tế thu nhập của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, nơi làm việc mà mức lương sẽ được chi trả tương xứng.
Bài viết trên Vieclam.net đã cung cấp cho bạn những thông tin có liên quan đến Finance Manager là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể lập cho mình một kế hoạch, một lộ trình, một hướng đi hiệu quả trên con đường trở thành Finance Manager của mình. Đừng quên truy cập Vieclam.net mỗi ngày để cập nhật thêm các tin tức mới nhất về việc làm bạn nhé!
Xem thêm các vị trí Manager khác: