Gaslighting là một hình thức thao túng tâm lý tinh vi trong các mối quan hệ. Hiện nay, tình trạng này thường xảy ra trong môi trường công sở, khiến người bị hại có thể cảm thấy hoài nghi về chính trí nhớ, nhận thức và cảm nhận của mình. Nhận biết dấu hiệu gaslighting là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu sâu hơn về gaslighting là gì và dấu hiệu bị gasligting ở nơi làm việc để phòng tránh và thoát khỏi nhé!
Mục lục
I. Gaslighting là gì?
II. Gaslighting bắt đầu từ khi nào?
III. Mục đích của Gaslighting là gì?
Theo nghiên cứu, hành động gaslighting thường xuất phát từ những người cảm thấy vị trí, quyền lực của mình bị đe dọa, hoặc muốn điều khiển người khác để đạt được mục đích cá nhân. Gaslighting cũng xảy ra khi ai đó muốn chứng tỏ giá trị của mình vượt trội hơn người khác, hoặc tham vọng khoe mẽ và chứng minh quyền lực một cách thiếu chính đáng. Những người này luôn đặt mình ở thế đúng, khiến người khác luôn cảm thấy mình sai.
Gaslighting có thể xuất phát từ bất kỳ ai trong môi trường công sở, từ đồng nghiệp, quản lý, đối thủ đến khách hàng. Họ muốn kiểm soát, hạ bệ, vượt mặt bạn, hoặc muốn bạn thực hiện điều gì đó cho họ mà không cần yêu cầu trực tiếp. Hiểu một cách ngắn gọn, gaslighting chẳng khác nào “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.”
Theo một khảo sát, có đến 58% người chia sẻ rằng họ đã là nạn nhân của gaslighting nơi công sở.
IV. Các giai đoạn diễn ra trong Gaslighting
Quá trình gaslighting diễn ra khiến người bị thao túng khó nhận biết được tác động tâm lý đang ảnh hưởng lên họ. Quá trình này thường trải qua ba giai đoạn chính:
1. Giai đoạn hoài nghi
Trong giai đoạn đầu, kẻ thao túng tạo ra nhiều tình huống kỳ lạ khiến nạn nhân cảm thấy bối rối và bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình. Dù nhận thấy những dấu hiệu không ổn, nạn nhân vẫn duy trì mối quan hệ và không nghĩ đến việc dừng lại.
2. Giai đoạn phòng thủ
Khi bước vào giai đoạn thứ hai, nạn nhân chưa thể nhận thức rõ ràng mình bị thao túng ra sao. Tuy nhiên, họ bắt đầu tự bảo vệ bằng cách áp dụng các biện pháp phòng thủ như thay đổi chủ đề khi giao tiếp với kẻ thao túng hoặc dồn sức vào công việc để chứng minh năng lực và tránh những tác động tiêu cực.
Xem thêm: Overthinking nghĩa là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách vượt qua
3. Giai đoạn trầm cảm
V. Dấu hiệu nhận biết Gaslighting ở nơi công sở
Gaslighting tại nơi công sở có thể diễn ra một cách tinh vi và khó nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết hành vi gaslighting ở nơi làm việc:
1. Liên tục đổ lỗi
Người gaslight thường đổ lỗi cho người khác để rũ bỏ trách nhiệm của mình. Họ sẽ tìm mọi cách để chứng minh rằng lỗi lầm không phải do họ, thậm chí đổ lỗi cho nạn nhân dù rõ ràng họ không phải là người sai.
2. Cố gắng đánh tráo khái niệm
Họ thường bẻ cong sự thật, nói ngược lại với những gì đã xảy ra để làm nạn nhân tự vấn rằng có phải họ mới là người có vấn đề. Thái độ làm việc tích cực của bạn có thể bị gán ghép thành tiêu cực mà bạn không hay biết.
Xem thêm: Gap year là gì? Cơ hội và bất cập khi thực hiện gap year
3. Khiến nạn nhân ngờ vực về bản thân
Khi bạn nhờ đồng nghiệp hoặc sếp giúp đỡ và nhận lại những câu trả lời khiến bạn cảm thấy mình phiền phức hay yếu kém, đó cũng là một cách gaslight. Những câu nói như “Sao cái gì em cũng hỏi thế?” hay “Có thế mà cũng không làm được?” khiến bạn tự ngờ vực về giá trị của mình.
4. Liên tục biện hộ
Người gaslight thường sử dụng sự quan tâm giả tạo để biện hộ cho hành động của mình. Họ có thể nói rằng “Tôi nói thế là vì lo cho bạn thôi” để tránh bị truy cứu khi bạn nhận ra hành động bất thường của họ.
5. Không thừa nhận điều mình đã làm
Ngoài cách gạt phăng đi sự thật, họ còn hay lấy lý do quên để bạn không có cơ sở chất vấn họ. Họ có thể “quên” không thông báo cho bạn về cuộc họp hoặc “quên” những việc bạn đã làm trong dự án.
6. Thao túng tâm lý một cách từ từ
VI. Cách thoát khỏi tình trạng bị Gaslighting là gì?
Gaslighting là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Để thoát khỏi mối quan hệ gaslighting, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Nhờ sự giúp đỡ của người thân và gia đình
Hãy chia sẻ với người thân và gia đình về tình huống mà bạn đang phải đối mặt. Họ sẽ là người đứng sau lưng bạn, hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn vượt qua tình trạng bị cuốn vào mối quan hệ hoặc môi trường gaslighting.
2. Chủ động hơn trong công việc
Để tự bảo vệ, hãy chủ động hơn trong công việc của mình. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và nỗ lực để đạt được chúng. Đây không chỉ giúp bạn tăng cường sự tự tin mà còn là cách để bạn khẳng định giá trị bản thân mình.
3. Tin tưởng vào bản thân
Đừng để những lời nói và hành động gaslighting làm bạn nghi ngờ bản thân. Hãy tin tưởng vào khả năng của mình và giữ vững những giá trị và nguyên tắc cá nhân.
4. Rời xa nơi làm việc hiện tại
Nếu mọi biện pháp khác không giúp bạn thoát khỏi tình huống gaslighting, hãy xem xét khả năng thay đổi công việc hoặc môi trường làm việc khác. Đây là cách để bạn bảo vệ bản thân và khôi phục lại sự cân bằng tâm lý.
Nội dung bài viết trên Vieclam.net đã giải thích gaslighting là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả như thế nào. Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và sự tỉnh táo để xử lý nếu gặp các vấn đề liên quan đến thao túng tâm lý. Đừng quên truy cập vào Vieclam.net để tham khảo thêm các bài đăng thú vị, hữu ích về nghề nghiệp, định hướng và kinh nghiệm công sở khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Hybrid working là gì? Những lợi ích của mô hình làm việc từ xa có thể bạn chưa biết?
- Layoff là gì? Nên làm gì để đối diện với làn sóng sa thải hàng loạt?
- Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out