Trong những năm trở lại đây, xu hướng làm đẹp đang ngày càng phát triển. Các bạn trẻ gen Z hiện nay luôn thích đổi mới phong cách cũng như thể hiện được cái tôi qua kiểu tóc, trang điểm, quần áo,… Chính vì vậy mà ngành nghề hair stylist cũng trở nên phổ biến hơn. Vậy hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu xem hair stylist là gì cũng như công việc và mức lương của hair stylist nhé!
Mục lục
I. Hair stylist là gì?
Hair stylist – hay còn được biết đến là nhà tạo mẫu tóc – là những người cung cấp dịch vụ tạo hình kiểu tóc cho nam lẫn nữ. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng hair stylist đôi khi cũng có thể “kiêm” thêm nhiều vai trò khác như chăm sóc da, tạo hình móng tay. Trong lĩnh vực làm đẹp, hair stylist luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Hơn thế, hair stylist không chỉ đơn thuần là cắt tóc mà họ còn giúp bạn tạo nhiều kiểu tóc độc, lạ và đẹp, đảm bảo rằng bạn luôn tỏa sáng ở bất cứ đâu. Hair stylist luôn nhạy bén với sự thay đổi của giới mộ điệu và cập nhật những xu hướng thời trang một cách nhanh nhất.
II. Mức lương của hair stylist hiện nay là bao nhiêu?
Nhiều người không khỏi tò mò mức lương của một hair stylist hiện nay là bao nhiêu. Vậy thì Vieclam.net sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây. Mức lương trung bình của một hair stylist tầm trung sẽ dao động từ 10 – 15 triệu, tùy thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm cá nhân cũng như quy mô của nơi bạn làm việc. Với một hair stylist cao cấp, quen biết rộng và tay nghề cao, mức lương có thể lên đến một con số vô cùng hấp dẫn từ 20 triệu đến 30 triệu.
Tuy nhiên nên lưu ý rằng không phải ai cũng có được mức lương trung bình như trên. Nhiều hair salon nhỏ, bình dân hoặc mở ở nơi hẻo lánh thì mức thu nhập sẽ chỉ dao động từ 6 – 8 triệu đồng một tháng. Có lẽ đây cũng là lý do nhiều hair stylist chọn lập nghiệp ở các thành phố lớn, dân số đông ví dụ như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng,…
Đối với các hair stylist nổi tiếng thì mức lương của họ còn “khủng” hơn nhiều. Họ không chỉ tạo mẫu cho lớp ca sĩ, diễn viên gạo cội mà còn góp mặt trong không ít các chương trình, sự kiện. Ngoài ra, họ còn hợp tác quảng cáo và mở salon riêng,… Với độ nhận diện cao như vậy, mức lương hằng tháng của họ có thể lên đến hàng trăm triệu mỗi tháng.
Tìm hiểu thêm: Việc làm thời vụ là gì? Top 10 công việc thời vụ lương cao
III. Công việc và yêu cầu cụ thể của hair stylist
Ngoài những công việc chuyên môn của hair stylist như cắt, uốn,… tạo kiểu tóc cho khách hàng, hair stylist còn phải đảm nhiệm không ít các công việc liên quan khác.
1. Mô tả công việc
- Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu tạo kiểu tóc của của khách
Nếu bạn là một hair stylist làm việc tại salon, việc tiếp đón khách hàng một cách niềm nở là vô cùng cần thiết. Đây là cách để bạn gây ấn tượng với khách hàng, cũng là tiền đề để khách hàng thoải mái, tin tưởng vào bạn hơn.
Sau khi tiếp đón thì hãy tìm hiểu nhu cầu tạo kiểu tóc của khách hàng. Có nhiều khách hàng đã xác định được kiểu tóc cũng như phong cách cá nhân, nhưng cũng có nhiều khách hàng muốn tìm kiếm sự mới mẻ, đột phá dưới bàn tay của bạn. Hãy linh hoạt để hiểu rõ mong muốn của họ nhé!
- Tư vấn mẫu tóc phù hợp cho khách hàng
Sau khi tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, đây là lúc bạn thể hiện kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề của bản thân. Hãy tư vấn cho họ một mái tóc phù hợp với phong cách cũng như gương mặt của họ. Nếu khách hàng đang mong muốn một mái tóc “khoa trương” nhưng chất tóc yếu, khó nhuộm duỗi, bạn cũng nên đề cập và gợi ý họ thay đổi sang một kiểu tóc khác.
Ngoài ra bạn cũng có thể tư vấn thêm những gói ưu đãi, tạo kiểu phù hợp với ngân sách của khách. Điều này sẽ khiến bạn nâng tầm được trải nghiệm của khách hàng hơn.
- Thực hiện tạo kiểu theo yêu cầu của khách sau khi được tư vấn
Việc tạo mẫu tóc cho khách hàng sẽ còn phù thuộc vào tay nghề của bạn. Bởi việc tạo mẫu tóc cần bạn thành thạo nhiều kỹ năng: cắt, ép, uốn, nhuộm, duỗi, nối tóc,… Thời gian tạo kiểu tóc thường kéo dài khá lâu, có khi từ 2 – 4 tiếng đối với những kiểu tóc phức tạp, cần nhiều bước.
Hãy ghi nhớ, một hair stylist tài năng và tinh tế luôn hỏi ý và quan tâm trải nghiệm của khách hàng để họ cảm thấy thoải mái và vẫn được kiểm soát mái tóc của mình trong quá trình tạo mẫu.
- Tư vấn cho khách hàng về cách chăm sóc tóc, giữ nếp tóc sau khi tạo hình hoàn tất
Có không ít các khách hàng thường phàn nàn về việc kiểu tóc của họ không còn đẹp như khi ở salon, thậm chí có nhiều người cảm thấy tóc họ bị hư tổn nặng nề sau khi tạo mẫu. Chỉ nhiêu đó thôi khiến họ mất niềm tin vào salon và quyết định không quay lại vào những lần sau.
Với mỗi chất tóc hoặc những kiểu tóc phức tạp, việc tóc bị tổn hại hoặc khó giữ nếp là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Để thể hiện bản thân là một hair stylist chuyên nghiệp. bạn hãy tư vấn cho khách hàng về cách chăm sóc tóc cũng như giữ nếp tóc sau khi tạo hình hoàn tất.
- Dọn dẹp vệ sinh tại salon
Để tạo ra hình ảnh một salon tươm tất, chất lượng và sạch sẽ thì việc dọn dẹp vệ sinh tại salon là chuyện đương nhiên. Việc dọn dẹp vệ sinh sắp xếp lại dụng cụ sau giờ làm cũng giúp bạn dễ kiểm soát mọi thứ trong salon và tiết kiệm thời gian vào buổi sáng hôm sau.
- Chỉ dẫn và đào tạo học viên
Nhiều hair stylist có tay nghề và kinh nghiệm sẽ bắt đầu tuyển dụng và đào tạo học viên, truyền thụ kinh nghiệm của bản thân. Hơn thế ở một salon lớn, không thể chỉ có một mình bạn có tay nghề tạo kiểu được. Việc đào tạo và chỉ dẫn học viên sẽ giúp công việc của bạn nhẹ nhàng hơn một chút, đồng thời tạo ra một đội ngũ uy tín, chất lượng.
2. Yêu cầu của vị trí
Không phải ai cũng có thể trở thành một hair stylist chuyên nghiệp và thành công, đôi khi bạn cũng phải có một chút “tố chất” đấy nhé. Hãy điểm qua một số yêu cầu của nghề hair stylist để xem bạn có phù hợp hay không:
- Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn
Chắc chắn rồi, để trở thành một hair stylist bạn phải có kỹ năng chuyên môn cao. Trước đó bạn có thể bắt đầu bằng việc trở thành học viên của một salon tốt và từ từ học tập tay nghề. Các salon tuyển hair stylist hiện nay thường yêu cầu thợ có tay nghề ít nhất từ 1 năm đến 2 năm.
Nghề hair stylist cũng là một ngành nghề yêu cầu học tập nhiều kỹ thuật và đòi hỏi bọn họ phải cập nhật liên tục các mẫu và xu hướng mới. Thế nên dù bạn là học viên thì cũng cần phải trải qua một khoảng thời gian đào tạo khá lâu.
- Yêu cầu về kỹ năng mềm liên quan
Ngoài kỹ năng chuyên môn, bạn nên có những kỹ năng sau đây nếu muốn bản thân có thể đi lâu dài với nghề hair stylist.
- Kỹ năng quan sát, học tập: Phải luôn cập nhật xu hướng mới cũng như rèn giũa các kỹ năng. Việc làm nghề hair stylist đòi hỏi bạn phải quan sát và học hỏi liên tục.
- Kỹ năng ứng xử: Cởi mở và biết cách trò chuyện: Do làm trong ngành dịch vụ nên đòi hỏi bạn phải liên tục trao đổi và trò chuyện với khách hàng hằng ngày.
- Tỉ mỉ và biết nắm bắt tâm lý khách hàng: Ngoài tỉ mỉ trong khả năng chuyên môn thì bạn còn phải tỉ mỉ trong cách trò chuyện và nắm bắt tâm lý khách hàng. Đây cũng là cách bạn ghi điểm cộng trong mắt khách và khiến khách hàng muốn quay lại do có người “hợp cạ”.
- Không ngừng sáng tạo: Nhiều người thường gọi đùa hair stylist là một phù thủy mẫu tóc bởi họ có kỹ năng biến hóa khôn lường và tạo ra những tác phẩm tóc nghệ thuật bậc nhất. Thế nên bạn phải là người không ngừng đổi mới, không ngừng sáng tạo.
- Sức khỏe tốt: Như đã đề cập từ trước, việc tạo mẫu tóc có thể kéo dài từ 2 – 4h hoặc thậm chí lâu hơn đối với những kiểu tóc khó nhằn. Trong thời gian đó đòi hỏi bạn phải đứng và làm việc liên tục. Thế nên hãy rèn luyện cho mình một cơ thể thật khỏe mạnh và dẻo dai trước khi trở thành một hair stylist.
Tìm hiểu thêm: Thợ rèn là gì? Mô tả công việc chính của người thợ rèn
IV. Chìa khóa thành công của một hair stylist
Nhiều người đam mê nghề hair stylist và có mong muốn theo đuổi lâu dài. Nhưng đôi khi họ cũng băn khoăn đâu mới là chìa khóa thành công của một hair stylist là gì khi công việc này càng lúc càng phổ biến trên thị trường. Vieclam.net sẽ bật mí ngay cho bạn sau đây:
- Học tập và cập nhật những kiểu tóc mới liên tục
Luôn học tập và cập nhật những kiểu tóc mới liên tục. Xu hướng thời trang có thể diễn ra và thay đổi hàng ngày, và bạn – một hair stylist cũng phải luôn học tập và theo kịp những xu hướng đó.
Bất kỳ một khách hàng nào cũng có thể đến salon của bạn và đột ngột yêu cầu kiểu tóc “hot trend” vừa mới nổi tiếng trên mạng xã hội ngày hôm qua. Nếu bạn chậm hơn người khác, bạn sẽ bị đào thải khỏi ngành rất nhanh.
- Liên tục tập luyện tay nghề
Học tập và cập nhật tay nghề thôi là chưa đủ, bạn phải là người chăm chỉ, cầu tiến và liên tục tập luyện tay nghề. Ông bà ta cũng thường nói “Cần cù bù thông minh”, nếu tay nghề của bạn chưa đủ, việc liên tục tập luyện hằng ngày sẽ giúp bạn tiến bộ một cách nhanh chóng và rõ rệt.
Tìm hiểu thêm: PG là gì? Những yêu cầu công việc của PG cùng mức lương hiện nay
- Có phong cách cá nhân
Nếu nhà văn có văn phong riêng, họa sĩ có phong cách hội họa riêng thì là một hair stylist, bạn cũng nên có một phong cách cá nhân riêng. Phong cách cá nhân ở đây không có nghĩa bạn phải làm mười kiểu tóc như một mà phải tạo được một dấu ấn khác biệt, khiến người khác vừa nhìn đã biết đó là mẫu tóc do chính bạn làm. Tuy nhiên để đạt được điều này, bạn phải có nhiều kinh nghiệm cũng như sự chiêm nghiệm của riêng bản thân.
V. Học gì để trở thành một stylist chuyên nghiệp?
Với nhu cầu tuyển dụng hair stylist ngày càng cao, hiện tại cũng có không ít các trường cao đẳng hoặc trường nghề đào tạo ngành hair stylist chuyên nghiệp. Ngoài ra cũng có một số nơi đào tạo và cung cấp chứng chỉ đào tạo mẫu tóc, giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xin học nghề hoặc học việc ở những salon uy tín, có tiếng để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
VI. So sánh giữa Hair Stylist và Barber
Ở Việt Nam thường không phân biệt quá rạch ròi giữa hair stylist và baber mà chỉ thường gọi chung với cái tên là nhà tạo mẫu tóc và thợ cắt tóc. Nếu bạn có định hướng phát triển trong nghề hair stylist, việc phân biệt hai cái tên này là vô cùng cần thiết.
Trong đó, hair stylist thường chỉ các nhà tạo kiểu tóc hướng đến đối tượng nữ và nam trong khi baber thì hướng đến đối tượng duy nhất là khách hàng nam giới. Ngoài ra, các dịch vụ và kỹ thuật của hair stylist cũng phức tạp hơn baber nhiều.
Tiêu chí |
Hair stylist |
Baber |
Đối tượng |
Cả nữ và nam |
Chỉ dành riêng cho nam giới |
Dịch vụ |
|
|
Kỹ thuật |
Cắt được mọi kiểu tóc với nhiều kỹ thuật được áp dụng, sử dụng được nhiều dụng cụ, kể cả kéo và tông-đơ. |
Thường sử dụng tông-đơ và dao để cắt tỉa. Kỹ thuật không quá phức tạp. |
Người hành nghề |
Cả nữ hoặc nam đều có thể trở thành chủ của một salon. |
Chỉ có đối tượng nam hành nghề baber. |
Lời kết
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc cũng đã nắm rõ hair stylist là gì cũng như công việc liên quan và mức lương khi ứng tuyển vào công việc này. Đừng quên truy cập Vieclam.net hàng ngày để xem thêm nhiều thông tin hay cũng như các tin tuyển dụng uy tín nhé!
Có thể bạn quan tâm: