Head chef (còn được gọi là bếp trưởng) là người đứng đầu trong căn bếp, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nấu nướng, điều hành nhân viên và sáng tạo menu… Bài viết dưới đây của Vieclam.net sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết về khái niệm Head chef là gì cũng như những vai trò và nhiệm vụ chính của vị trí này.

Mục lục
I. Head chef là gì?
Head chef, hay còn gọi là Bếp trưởng, là vị trí cao nhất trong nhà bếp và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động nấu nướng, điều hành nhân viên bếp. Họ đảm nhiệm việc phân chia công việc, hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo và giám sát để đảm bảo mỗi bộ phận hoạt động nhịp nhàng, từ bếp phó đến bếp phụ.
Đồng thời, bếp trưởng cũng là người sáng tạo thực đơn, quyết định các món ăn sao cho phù hợp với phong cách nhà hàng và khẩu vị khách hàng, đồng thời giám sát quy trình chế biến để đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đến hương vị.

Tham khảo thêm: Pastry Chef là gì? Cơ hội việc làm cực kỳ hấp dẫn
II. Mô tả công việc của Head chef
Head chef của nhà hàng sẽ là người trực tiếp quản lý mọi công việc trong căn bếp và các bộ phận Bếp khác. Vậy công việc của một Head chef là gì? Vieclam.net đã tổng hợp các công việc chính qua bảng dưới đây để giúp cho bạn có cái nhìn cụ thể hơn về công việc của một Head chef.
Công việc chính |
Mô tả công việc |
Điều hành và kiểm soát Bộ phận Bếp |
|
Lên thực đơn hàng ngày, đề ra quy cách chế biến và kiểm soát chất lượng |
|
Quản lý nguyên vật liệu |
|
Quản lý nhân sự Bếp |
|
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm |
|
Quản lý công cụ, máy móc của Bếp |
|
III. Kỹ năng cần có để trở thành Head chef
Vị trí Head chef đòi hỏi một người phải có kiến thức chuyên sâu về ẩm thực và kỹ năng quản lý vững vàng. Hành trình để trở thành bếp trưởng chưa bao giờ là dễ dàng, đòi hỏi tinh thần học hỏi và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đạt được đến vị trí Head chef này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo và kinh nghiệm tích lũy của mỗi cá nhân, đến nay vẫn chưa có con số nào cụ thể trả lời cho câu hỏi mất bao lâu để trở thành Bếp trưởng.
Vậy nên nếu bạn đang quan tâm đến công việc Head chef, trước tiên hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Vieclam.net đã tổng hợp một số kỹ năng cần có để hỗ trợ bạn trên con đường trở thành Head chef chuyên nghiệp.
- Khả năng sáng tạo, tay nghề cao: Vị trí đòi hỏi một người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, kiến thức sâu rộng về ẩm thực và các kỹ thuật Bếp. Khả năng sáng tạo cũng rất quan trọng, giúp Head chef xây dựng được nhiều thực đơn đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại sự mới mẻ cho nhà hàng.

- Kỹ năng quản lý đội nhóm: Head chef phải có khả năng lãnh đạo và phối hợp đội ngũ hiệu quả, biết cách sắp xếp công việc hiệu quả, đảm bảo các hoạt động của bộ phận bếp luôn diễn ra suôn sẻ và mọi thành viên đều hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng thời gian.

- Kỹ năng quản lý chi tiêu: Head chef cũng cần trang bị kỹ năng kiểm soát ngân sách, giúp tối ưu hóa chi phí nguyên vật liệu mà vẫn giữ được chất lượng đầu ra đạt chuẩn và sự hài lòng của khách hàng.

- Kỹ năng lập kế hoạch: Việc lên kế hoạch chi tiết giúp Head chef tổ chức công việc, dự trù nguyên liệu và sắp xếp công việc cho bếp hoạt động trơn tru và đúng tiến độ.

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt là yếu tố quan trọng, giúp Head chef truyền đạt rõ ràng các chỉ dẫn đến đội ngũ, cũng như tương tác hiệu quả với các bộ phận khác trong nhà hàng.

Khám phá thêm: Chef là gì? Khám phá công việc của Chef trong kinh doanh F&B
IV. Mức lương của Head chef hiện nay
Mức lương của Head chef hiện nay trung bình dao động trong khoảng 14-20 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản trợ cấp, phụ cấp hay tiền thưởng và tips khác. Con số này chỉ mang tính chất tham khảo, mức lương thực tế cao hay thấp sẽ còn tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, các tiêu chuẩn, khối lượng công việc và kinh nghiệm làm việc của mỗi người.

Dù mức lương dành cho Head chef tại Việt Nam hiện nay vẫn còn khiêm tốn hơn khi so với các nước khác trên thế giới. Nhưng trong bối cảnh hiện tại của thị trường lao động thì con số này đã thuộc hàng đáng mơ ước. Với nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng dịch vụ ẩm thực, thu nhập của các Bếp trưởng hứa hẹn còn tiếp tục cải thiện trong tương lai.
V. Lộ trình thăng tiến của Head chef như thế nào?
Lộ trình thăng tiến của một Head chef là một quá trình dài phải trải qua nhiều vị trí quan trọng, đòi hỏi sự cố gắng không ngừng và trau dồi kinh nghiệm làm việc theo từng cấp bậc. Đây là con đường mà đầu bếp nào cũng sẽ phải trải qua để đạt được vị trí quyền lực nhất trong gian bếp. Các vị trí mà một đầu bếp có thể đảm nhận từ khi bắt đầu cho đến khi trở thành Head chef như sau:

- Apprentice (Thực tập sinh): Là bước khởi đầu của hành trình nghề nghiệp, thực tập sinh sẽ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bếp, học các kỹ năng cơ bản, hiểu về quy trình làm việc và văn hóa của một nhà bếp chuyên nghiệp.
- Commis (Phụ bếp): Tiếp tục phát triển kỹ năng thông qua việc hỗ trợ đầu bếp chính, như sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ và làm các công việc hậu cần để giúp mọi thứ trong bếp hoạt động suôn sẻ.
- Kitchen Assistant (Trợ lý bếp): Ở vị trí này, nhiệm vụ chính của đầu bếp là hỗ trợ trực tiếp cho Head chef và Chef de Partie (Trưởng nhóm), đảm bảo mọi thứ từ duy trì trật tự, đảm bảo vệ sinh khu vực làm việc cho đến khâu chuẩn bị trước và sau chế biến được hoàn tất chỉn chu, đúng chuẩn nhất.
- Chef (Đầu bếp): Trở thành người trực tiếp chế biến ra món ăn theo yêu cầu, có thể làm việc độc lập hoặc phối hợp với nhóm, cũng như chịu trách nhiệm cho một số phần trong thực đơn.
- Chef De Partie (Trưởng nhóm): Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm điều hành một phần cụ thể một khu vực trong bếp, ví dụ như khu vực nấu chính, khu vực tráng miệng hoặc salad, đồng thời giám sát các phụ bếp trong nhóm.
- Sous Chef (Bếp phó): Trợ thủ đắc lực của Head chef, Bếp phó sẽ giám sát toàn bộ hoạt động trong bếp khi Head chef vắng mặt, cũng như hỗ trợ Head chef lên kế hoạch và tổ chức công việc hàng ngày.
- Head Chef (Bếp trưởng): Là vị trí cao nhất trong bếp điều hành mọi khía cạnh vận hành của bếp, giữ trọng trách lập kế hoạch, quản lý nhân sự, sáng tạo thực đơn, đảm bảo tất món ăn đạt chất lượng và tiêu chuẩn trước khi phục vụ khách hàng.
Tham khảo thêm: Commis Chef là gì? Lộ trình thăng tiến của một phụ bếp
VI. Tìm việc làm Head Chef tại Vieclam.net
Thị trường lao động hiện nay đang sôi động hơn bao giờ hết, với sự ra đời của nhiều nền tảng tuyển dụng trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về việc làm. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí Head Chef chỉ với một cú nhấp chuột. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các nền tảng uy tín vì không phải thông tin nào cũng đảm bảo độ tin cậy.
Bạn có thể sử dụng Vieclam.net – một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay, cập nhật mỗi ngày hàng loạt tin tuyển dụng Head chef từ khắp mọi nơi. Mọi thông tin được đăng tải trên Vieclam.net đều được xác minh để đảm bảo tính minh bạch, cung cấp thông chi tiết và đầy đủ như mô tả công việc, yêu cầu kinh nghiệm, mức lương, quyền lợi, và quy trình tuyển dụng. Bạn cũng có thể dễ dàng tạo và gửi hồ sơ xin việc online đến các nhà tuyển dụng, giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn tìm được công việc phù hợp.
Bài viết trên của Vieclam.net đã tổng hợp những thông tin về như mức lương, công việc, những kỹ năng cần có, lộ trình thăng tiến của một Head chef, hy vọng sẽ mang đến cho bạn những giá trị hữu ích trên hành trình tìm việc của mình. Truy cập Blog Vieclam.net mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin về vị trí đầu bếp và đọc thêm nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm bổ ích nữa nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Food Stylist là gì? Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của Food Stylist hiện nay
- Top 8 địa chỉ các lớp học làm bánh ở Hà Nội uy tín, đầu ra chất lượng Học pha chế bao nhiêu tiền?
- Mẹo chọn nơi học pha chế bài bản, uy tín