“Học kiểm toán ra làm gì” chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều học sinh hiện nay. Trước sự hồi phục và phát triển kinh tế, doanh nghiệp đặc biệt quan trọng việc tuân thủ quy định kiểm toán, dẫn đến tăng nhu cầu về dịch vụ kiểm toán. Cùng Vieclam.net tìm hiểu cơ hội cho sinh viên ngành kiểm toán phát triển với 5 vị trí phổ biến dưới đây!
Mục lục
I. Ngành kiểm toán là gì?
Trước khi đi vào nội dung học kiểm toán ra làm gì, hiểu bản chất của ngành là điều rất quan trọng. Kiểm toán là một lĩnh vực quan trọng trong ngành kế toán và quản lý tài chính, chuyên về việc đánh giá và kiểm tra tính chính xác của thông tin tài chính và báo cáo tài chính của một tổ chức, công ty hoặc cá nhân.
Nhân viên kiểm toán cần đảm bảo rằng thông tin tài chính được công bố là đúng và minh bạch, giúp các bên liên quan có được cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định thông minh dựa trên thông tin này.
II. Các vị trí việc làm sau khi ra trường của ngành kiểm toán
Nếu bạn đang thắc mắc không biết học kiểm toán ra trường làm gì thì tham khảo ngay 5 vị trí phổ biến dưới đây:
2.1. Thủ quỹ
Sinh viên ngành kiểm toán có thể dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí thủ quỹ, với những nhiệm vụ đặc thù sau:
- Quản lý tiền mặt, chìa khóa két sắt và các chứng từ thu tiền.
- Kiểm tra tiền mặt để phát hiện tiền giả và xác minh tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thực hiện giao dịch.
- Thực hiện thanh toán tiền mặt, kiểm kê và so sánh số dư quỹ hàng ngày với kế toán tổng hợp, cũng như chi trả lương cho nhân viên.
- Phân loại tiền mặt một cách chính xác, sắp xếp khoa học và hợp lý để dễ dàng nhận biết và ghi nhận các giao dịch tiền mặt.
Yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm cho vị trí này bao gồm:
- Sự thành thạo trong kỹ năng chuyên môn và năng lực nghiệp vụ.
- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học trong văn phòng.
- Trung thực, tỉ mỉ, có khả năng chịu áp lực công việc và xử lý công việc một cách hiệu quả.
2.2. Nhân viên kế toán
Học ngành kiểm toán ra trường, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển các việc làm kế toán nếu không thích công việc kiểm kê chất lượng. Nhân viên kế toán cần phải đảm nhiệm những đầu việc sau:
- Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức và nhập vào các tài liệu kế toán như phiếu thu, các hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho và xuất kho.
- Ghi chép và tổng hợp chi tiết các hoạt động tài chính vào sổ sách kế toán một cách chính xác.
- Lập báo cáo kế toán hàng tháng từ dữ liệu đã ghi chép và tổng hợp, sau đó gửi lên Ban lãnh đạo để thực hiện các điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những kỹ năng cần thiết mà một nhân viên kế toán cần phải có bao gồm:
- Có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng.
- Sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng và các phần mềm kế toán như MISA, Fast và 3TSoft.
- Khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp dữ liệu một cách khoa học và hợp lý.
- Theo dõi và hiểu biết về sự thay đổi và xu hướng trong nền kinh tế.
- Nhạy bén đối với biến động trong thông tin tài chính và kinh tế.
Tham khảo thêm: Thương mại quốc tế là ngành gì? Mức lương và cơ hội việc làm
2.3. Kiểm toán viên
Sinh viên ngành kiểm toán luôn được chào đón tại các vị trí kế toán viên. Tuy nhiên yêu cầu và nhiệm vụ của một nhân viên kiểm toán cũng rất nhiều. Công việc cụ thể của một kiểm toán viên bao gồm:
- Kiểm toán các hoạt động thu – chi, tài sản, sử dụng nguồn nhân lực, quy trình và các chứng từ để đảm bảo tuân thủ theo Luật nhà nước, quy chế và nội quy của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kiểm toán dựa trên phân tích mục tiêu và dữ liệu thu thập được.
- Kiểm tra, giám sát khối lượng, cũng như tiến độ công việc.
- Lưu trữ các chứng từ và hồ sơ liên quan đến quá trình kiểm toán.
- Ghi nhận và đề xuất giải pháp cho những khó khăn, vướng mắc với nhà thầu và các bộ phận liên quan.
- Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý và năm theo yêu cầu của Ban quản trị.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, một kiểm toán viên phải trang bị các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sau:
- Thành thạo trong việc sử dụng công cụ văn phòng và các phần mềm kế toán như MISA, Fast và 3TSoft.
- Khả năng tư duy logic và diễn đạt rõ ràng để tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp chính xác và dễ hiểu.
- Có khả năng làm việc độc lập, chủ động và trung thực.
- Tỉ mỉ và thận trọng khi thực hiện công việc.
2.4. Chuyên viên phân tích dữ liệu
Bên cạnh 3 vị trí trên, có một vị trí khác đang được rất nhiều người yêu thích, chính là chuyên viên phân tích dữ liệu. Một chuyên viên phân tích dữ liệu thường thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tập hợp, theo dõi và phân tích dữ liệu để đưa ra nhận xét về tiến trình và kết quả hoạt động của các bộ phận trong tổ chức.
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu, phân tích và đánh giá thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh.
- Quản trị hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, quản lý doanh nghiệp và các hệ thống liên quan khác.
- Tổng hợp báo cáo kinh doanh để tìm ra các giải pháp thích hợp cho các vấn đề tồn đọng hoặc phát sinh, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu giỏi và chuyên nghiệp, bạn cần phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm sau:
- Kỹ năng phân tích và khả năng giải quyết vấn đề tốt.
- Nhạy bén, có tư duy linh hoạt và khả năng làm việc dưới áp lực cao.
- Sử dụng ngoại ngữ có thể là một lợi thế lớn đối với các chuyên viên phân tích dữ liệu.
- Thành thạo các công cụ văn phòng và hiểu biết về phần mềm và công cụ quản lý và phân tích dữ liệu.
Có thể bạn quan tâm: Ngành kinh tế đối ngoại là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
2.5. Nhân viên môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức, cũng như khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy. Những đầu việc không thể thiếu của một nhân viên môi giới chứng khoán bao gồm:
- Tìm kiếm và phát triển thị trường tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng hiện tại.
- Tư vấn cho khách hàng về các giao dịch chứng khoán và hoạt động của thị trường.
- Quản lý thông tin và tài khoản của khách hàng.
- Lập báo cáo kế hoạch kinh doanh và phân tích thị trường định kỳ.
Một nhân viên môi giới chứng khoán chuyên nghiệp cần hội đủ các kỹ năng và kinh nghiệm sau:
- Có chứng chỉ liên quan như phân tích tài chính, quản lý quỹ, hoặc môi giới chứng khoán.
- Kiến thức và hiểu biết sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng như Finance Analysis, Metastock, và ITrade.
- Khả năng giao tiếp, cũng như có khả năng đàm phán và thuyết phục ở mức tốt.
- Khả năng làm việc độc lập và trong nhóm.
- Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
III. Mức lương của ngành kiểm toán
Mức lương của ngành kiểm toán cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào 4 yếu tố sau: kinh nghiệm làm việc, hình thức tổ chức, địa điểm làm việc và vị trí công tác. Tham khảo ngay dưới đây!
1. Về kinh nghiệm làm việc
Lương kiểm toán sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi kinh nghiệm làm việc, bởi đây ngành này yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Người có kinh nghiệm càng dày dặn thì mức lương sẽ càng cao. Cụ thể như sau:
Kinh nghiệm làm việc | Mức lương |
Chưa có kinh nghiệm | 5 – 7 triệu/tháng |
1 – 2 năm | 7 – 12 triệu/tháng |
3 – 5 năm | 12 – 15 triệu/tháng |
7 – 10 năm | 18 – 25 triệu/tháng |
2. Về vị địa điểm làm việc
Tại các khu vực trọng điểm kinh tế như các thành phố lớn, thủ đô, nhu cầu tuyển dụng sẽ cao hơn. Vì thế mức lương tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng sẽ cao hơn các khu vực khác. Cụ thể như sau:
Khu vực | Mức lương |
Thành phố Hồ Chí Minh | Trung bình 12 – 15 triệu/tháng. Tại các tập đoàn lớn sẽ có mức cao hơn, lên đến 30 triệu/tháng. |
Hà Nội | Trung bình hơn 12 triệu/tháng |
Đà Nẵng | Trung bình hơn 10 triệu/tháng |
Khu vực khác | Dao động từ 7 đến 10 triệu/tháng |
3. Về vị trí công tác
Tùy vào cấp bậc công tác, mức lương sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Vị trí | Mức lương |
Kiểm toán viên độc lập | 7 – 12 triệu/tháng |
Trợ lý kiểm toán | 12 – 15 triệu/tháng |
Kiểm toán nội bộ | 15 – 18 triệu/tháng |
Chủ nhiệm kiểm toán | Trên 30 triệu/tháng |
4. Về hình thức tổ chức
Quy mô công ty càng lớn thì công việc càng nhiều, yêu cầu tuyển dụng càng cao, cùng với đó là mức lương cũng cao tương ứng. Mức lương kiểm toán tại các tập đoàn lớn có thể dao động từ 20 – 30 triệu/tháng. Trong khi kiểm toán tại các công ty vừa và nhỏ dao động từ 9 – 12 triệu/tháng.
Tham khảo thêm: Mức lương ngành tài chính ngân hàng chi tiết từng vị trí
IV. Lời khuyên để nâng cao cơ hội tìm việc làm kiểm toán
Thị trường việc làm ngành kiểm toán ngày càng rộng lớn, tuy nhiên ứng viên ngành này cũng ngày càng nhiều. Vì thế mà để tìm được việc làm tốt, bạn cần chuẩn bị kỹ những điều sau:
- Kiến thức chuyên ngành: Đảm bảo kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán. Nắm vững các quy trình kiểm toán và các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm toán.
- Chứng chỉ và bằng cấp: Bên cạnh bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán – kiểm toán, bạn nên bổ sung các chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA, CPA, CISA… để tăng cơ hội nghề nghiệp.
- Kinh nghiệm làm việc: Xây dựng kinh nghiệm làm việc thông qua các việc làm thực tập/part-time trong lĩnh vực kiểm toán. Kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.
- Mở rộng mối quan hệ: Mở rộng mạng lưới quan hệ bằng cách tham gia các sự kiện, hội thảo ở trường hoặc các câu lạc bộ liên quan chuyên ngành. Mối quan hệ xã hội có thể giúp bạn tìm được cơ hội việc làm và những thông tin việc làm hữu ích.
- Trau dồi CV và hồ sơ xin việc trên các diễn đàn: Tạo CV chuyên nghiệp và ấn tượng là điều cực kỳ quan trọng khi tìm việc. Đồng thời, bạn có thể tạo hồ sơ xin việc trên các trang tìm việc làm để có thêm nhiều cơ hội.
- Cập nhật xu hướng mới: Công nghệ đang dần thay đổi ngành kiểm toán, nắm bắt được xu hướng này có thể là điểm cộng lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm cho bạn đấy!
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết, giải đáp thắc mắc học kiểm toán ra làm gì, mức lương ngành kiểm toán cũng như lời khuyên để tăng cơ hội việc làm. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập Vieclam.net thường xuyên để cập nhật thông tin hữu ích về các mẹo tìm việc, phát triển bản thân nhé!
Xem thêm: Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?