Tự học là kỹ năng mềm quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả học sinh, sinh viên hay những bạn đã và đang tìm kiếm việc làm. Để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của thời đại mới, mỗi người cần trang bị cho mình kỹ năng tự học để cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục. Đảm bảo rằng bản thân sẽ không bị bỏ lại trước sự phát triển của thế giới. Vậy kỹ năng tự học là gì và phương pháp tự học như thế nào là hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Vieclam.net.
Mục lục
I. Kỹ năng tự học là gì?
1. Tự học là gì?
Tự học là quá trình chủ động tìm kiếm, tiếp thu những kiến thức mới, kinh nghiệm xã hội và cuộc sống thông qua các hoạt động cá nhân mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giảng dạy từ người khác.
Người tự học có thể thông qua sách vở, tài liệu nghiên cứu khoa học, internet, báo chí, các video trên mạng xã hội hay đơn giản là quan sát những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh hằng ngày. Nhờ đó, giúp họ sẽ tự nhận ra vấn đề, các cách thức và phương pháp giải quyết thông qua việc lĩnh hội tri thức, hình thành các kỹ năng cần thiết cho riêng mình.
Quá trình tự học đòi hỏi tinh thần tự giác, sự chủ động của người học. Đây là một hình thức học tập quan trọng mà bạn cần trang bị để tạo ra sự khác biệt với những người xung quanh.
2. Kỹ năng tự học là gì?
Kỹ năng tự học là khả năng tự chủ động tìm kiếm, tổng hợp các kiến thức từ đó dễ tiếp thu, áp dụng và nâng cao trình độ của bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ, giảng dạy từ một cá nhân hay tổ chức nào. Kỹ năng tự học là một hệ thống những hành động liên tục đảm bảo việc tự học của một người diễn ra một cách khoa học và hiệu quả.
Kỹ năng tự học được chia thành 3 nhóm kỹ năng chính dưới đây:
- Nhóm định hướng hoạt động: bao gồm các kỹ năng xác định mục tiêu, lập kế hoạch; Kỹ năng định hướng và tiếp nhận thông tin; Kỹ năng chọn lọc và phát hiện vấn đề,…
- Nhóm thực hành: Kỹ năng tìm kiếm và sàng lọc thông tin; Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp tài liệu; Kỹ năng xử lý vấn đề; Kỹ năng vận dụng lý thuyết, thực hành thực tiễn;…
- Nhóm đánh giá: Kỹ năng tự kiểm tra kiến thức; Kỹ năng theo dõi và tự đánh giá quá trình;…
Với sự thay đổi và cập nhật liên tục các thông tin và kiến thức trong thời đại mới, kỹ năng tự học là một kỹ năng mềm quan trọng mà ai cũng nên trang bị cho bản thân. Không chỉ giúp cá nhân tiếp cận và áp dụng thành công những kiến thức, kỹ năng mới vào công việc và cuộc sống, kỹ năng tự học còn giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh, mang lại nhiều cơ hội phát triển chuyên môn và mở ra nhiều cơ hội trên con đường sự nghiệp của bạn.
Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi: Vai trò và nguyên tắc đặt câu hỏi
II. Tầm quan trọng của kỹ năng tự học
Kỹ năng tự học là kỹ năng mềm cần có trong thời đại hiện đại bởi những tính cấp thiết và lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tầm quan trọng của kỹ năng tự học:
- Khả năng thích ứng: Kỹ năng tự học trang bị cho mỗi người khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi và tiến bộ trong công việc cũng như cuộc sống. Giúp bạn theo kịp thời đại mà không lo bị tụt lại phía sau.
- Tự giác thúc đẩy bản thân: Kỹ năng tự học bắt buộc bạn phải trở nên độc lập trong cả học tập và phát triển bản thân vì bạn đang không nhận bất kỳ sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ nào từ người khác. Nếu không tự giác, tự thúc đẩy bản thân, bạn sẽ chẳng thể tự học thêm được một kiến thức nào.
- Khả năng chọn lọc linh hoạt: Tự học đòi hỏi bạn phải tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và kiến thức mới. Điều này mang lại cơ hội mở rộng tầm nhìn và tăng lượng kiến thức cho bản thân. Nhờ đó, rèn luyện cho não bộ khả năng chọn lọc tiếp thu linh hoạt trước lượng kiến thức khổng lồ ngoài kia.
- Sự phát triển tư duy sáng tạo: Kỹ năng tự học khuyến khích bạn phải luôn tư duy và đặt câu hỏi về bất kỳ chủ đề nào mới xuất hiện. Tự học thúc đẩy bạn tìm hiểu và suy luận ra câu trả lời, từ đó áp dụng kiến thức mới tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Nhờ kỹ năng tự học mà bạn rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo vô cùng tốt.
- Chủ động thời gian: Sở hữu một kỹ năng tự học tốt, bạn có thể tự sắp xếp cho riêng mình một thời gian biểu hợp lý, bạn có thể chủ động chọn học ở đâu, học khi nào.
- Khả năng tự phát triển và gia tăng cơ hội nghề nghiệp: Kỹ năng tự học giúp bạn tự trau dồi các kỹ năng mềm hay tự học thêm một chuyên ngành song song sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho sự nghiệp của bạn.
Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề: Tầm quan trọng và phương pháp rèn luyện
III. 5 phương pháp tự học hiệu quả
Bạn có biết, trong quá trình tự học, chăm chỉ thôi là chưa đủ, mà bạn cần học có phương pháp thì mới đem lại hiệu quả cao. Vì sao thế?
Phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn tiếp thu kiến lượng dễ dàng hơn, hiểu nhanh hơn gấp nhiều lần mà không phải gặp quá nhiều khó khăn. Mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng định hướng, lộ trình và cách thức để đạt được mục tiêu, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức trong quá trình học tập. Học tập đúng cách sẽ giúp đầu óc được thư giãn, bản thân còn có nhiều cơ hội gặp gỡ bạn bè, gia đình và chăm sóc bản thân.
Mỗi người sẽ phù hợp với những phương pháp học tập phù hợp khác nhau và cần nhiều thời gian để có thể tìm ra điều đó. Tuy nhiên, sẽ có những phương pháp cơ bản mà hiệu quả được áp dụng một cách phổ biến. Cùng khám phá 5 phương pháp tự học hiệu quả ngay bên dưới, nâng cao kỹ năng tự học của bản thân trong phần ngay bên dưới đây:
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Xác định mục tiêu rõ ràng là bước đầu tiên trong quá trình rèn luyện kỹ năng tự học của bạn. Một mục tiêu cụ thể mang đến cho người học một hướng đi rõ ràng, một đích đến cụ thể. Từ đó tạo ra động lực và sự tập trung cao độ để đạt tới được đích đến đó.
Lưu lý: khi đặt mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được và có tính khả thi đối với bạn (có thể đạt được). Không nên đặt mục tiêu dạng như “học tập tốt hơn”, “tiếp thu nhiều kiến thức hơn” hay “nói tốt hơn”,… thay vào đó là “Hoàn thành khóa học ABC với tỉ lệ hoàn thành >90%”, “Nghe, hiểu và giao tiếp thành thạo những đoạn hội thoại cơ bản chủ đề Gia đình trong vòng 1 tuần”,…
2. Lên kế hoạch khoa học, cụ thể
Để tự học hiệu quả, bên cạnh việc xác định được mục tiêu, bạn cần lập cho mình một kế hoạch học tập khoa học cụ thể, phân chia từng giai đoạn cụ thể để từng bước tiến gần đến mục tiêu của mình. Lên kế hoạch tự học bao gồm những việc như sắp xếp thời khóa biểu, chọn lọc tài liệu tham khảo, phân chia nguồn tư liệu, thời gian đọc sách, thức hành và tự đánh giá,…
Lưu ý: Cần lập một kế hoạch và thời gian biểu linh hoạt và phù hợp với cuộc sống cá nhân. Bạn chỉ có 24 giờ mỗi ngày nên hãy phân bổ thời gian dành cho học tập, đi làm, giải trí và nghỉ ngơi một cách hợp lý, đảm bảo cơ thể không bị quá sức dẫn đến suy nhược. Từ đó việc tự học của bạn mới có thể đạt hiệu quả cao.
3. Chủ động tìm hiểu các tài liệu phù hợp
Tìm kiếm các nguồn tài liệu phù hợp là một trong những yếu tố quyết định rằng quá trình tự học của bạn có trở nên dễ dàng hay không. Khi chọn đúng tài liệu học tập và phù hợp với trình độ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và lĩnh hội nguồn kiến thức này một cách hiệu quả.
Khi tìm kiếm các nguồn tài liệu như sách, báo, bài viết, video, bài nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng hợp,… bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:
- Tính chuẩn xác: Các nguồn tài liệu cần được đảm bảo cung cấp bởi các nguồn, cá nhân, tổ chức có chuyên môn, uy tín và độ tin cậy cao. Điều này giúp bạn tránh việc tiếp cận nguồn kiến thức sai lệch, gây ảnh hưởng, gián đoạn quá trình học tập.
- Tính cập nhật liên tục: trong thời đại mọi thứ đều đang đổi mới thường xuyên, bạn cần tìm kiếm nguồn tài liệu được đổi mới và cập nhật liên tục những thay đổi, đảm bảo rằng kiến thức bạn đang học không bị lỗi thời.
- Tính phù hợp: Nguồn tài liệu có mức kiến thức phù hợp với trình độ bản thân giúp bạn tiếp thu nhanh chóng và không bị nhàm chán hay choáng ngợp với những kiến thức không phù hợp với tầm hiểu biết của bạn. Điều này giúp bạn dễ dàng vươn tới mục tiêu hơn.
4. Vận dụng lý thuyết đi đôi với thực hành
Trong quá trình tự học, việc nắm được những kiến thức dạng lý thuyết là vô cùng quan trọng. Nhưng để hiểu, nắm rõ và biến những kiến thức ấy thực sự thành “của bạn” thì bạn nhất định phải vận dụng vào thực tiễn. “Học đi đôi với hành” là câu thành ngữ đã có từ xa xưa, ứng dụng lý thuyết vào đời sống thực tế là một cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng tự học của bạn.
Áp dụng những kiến thức vào tình huống đời sống giúp bạn dễ dàng hiểu rõ bản chất của sự việc, biết mình đang thiếu kiến thức ở đâu, cải thiện và khắc sâu kiến thức đó vào trong tâm trí, từ đó có thể truyền thụ lại cho người khác, ngày càng nâng cao trình độ bản thân.
5. Rèn luyện tính tự giác và quản lý thời gian
Kỹ năng tự học đòi hỏi sự tự giác của chính người học. Việc rèn luyện tính tự giác giúp bạn tự đặt ra mục tiêu và thực hiện nó mà không cần sự giám sát của người khác. Hãy rèn luyện tính tự giác bằng cách thực hiện đúng theo kế hoạch học tập đã đặt ra và không lừa dối và nuông chiều bản thân khi lười biếng.
Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng để bạn không bị lạc hướng, mất thời gian vào những việc không đáng và tận dụng quỹ thời gian học tập hiệu quả. Quản lý thời gian yêu cầu bạn biết phân chia nhiệm vụ học tập theo từng mức độ ưu tiên khác nhau, từ đó giải quyết theo tuần tự mang lại hiệu quả học tập tối đa.
IV. Cách để không mất tập trung trong quá trình tự học
1. Chọn môi trường học tập yên tĩnh
Khi bắt đầu tự học, bạn rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xung quanh, chủ yếu là do bạn đang không chịu sự giám sát của bất kỳ ai, bạn rất dễ bị những tiếng ồn, sự việc xảy ra xung quanh thu hút, làm lơ là việc học tập. Cách rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả, không mất tập trung trong cả quá trình, giúp nâng cao hiệu suất học tập là chọn một môi trường yên tĩnh để bắt đầu.
Điều này mang lại sự tập trung tuyệt đối khi tâm trí bạn không còn bị những âm thanh của môi trường xung quanh quấy nhiễu. Một môi trường yên tĩnh giúp kỹ năng tự học của bạn được phát huy một cách triệt để và nhanh chóng đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình.
Ngoài phòng học tại nhà, thư viện, vườn trường, những quán cà phê với không gian thoáng, yên tĩnh cũng là một trong những địa điểm lý tưởng để bạn lựa chọn tự học đấy!
2. Tạo sự hứng thú khi học
Bắt đầu tự học với một danh sách dài dằng dẳng những kiến thức cần phải học trước mặt rất dễ ra ra sự chán nản ngay từ bước đầu tự học. Các giải quyết đơn giản cho bạn là tạo sự hứng thú khi tự học bằng cách chia danh sách công việc thành những phần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn.
Hãy tạo những mốc học tập và trao giải cho bản thân nếu đạt được từng cột mốc ấy. Những điều này sẽ tạo nên hứng thú chinh phục “những điều có thể với tới” bên trong bạn, tạo ra một động lực học tập to lớn, thúc đẩy bạn tiến về phía trước.
3. Thực hiện kỹ thuật Pomodoro
Thực hiện kỹ thuật Pomodoro hỗ trợ học tập cũng là một cách thức để giúp bạn tập trung tự học tốt hơn. Phương pháp này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, tập trung vào việc học tập hơn từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Chia công việc thành những nhiệm vụ nhỏ và giải quyết trong thời gian ngắn nhất là quy luật chính của phương pháp học 25 phút Pomodoro. Trong quá trình thực hiện, chúng mình sẽ đan xen thời gian giải lao trong khoảng 1-5 phút. Nhờ vậy, cơ thể được thư giãn, tỉnh táo và có thêm nhiều năng lượng cho những phiên làm việc kế tiếp.
Khi bạn cố gắng hoàn thành kỹ thuật Pomodoro là lúc bạn đang từng bước tiến dần về mục tiêu của bạn. Đây là một trong những phương pháp phổ biến được đông đảo người học áp dụng để rèn luyện kỹ năng tự học của mình.
4. Tạo thói quen học tập đều đặn
“Gieo thói quen, gặt tính cách” là một câu ngạn ngữ nói lên vai trò to lớn của thói quen. Một khi học tập đều đặn đã trở thành thói quen của bạn thì bất kỳ mục tiêu tự học nào bạn đặt ra, đều có tính khả thi và tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian.
Không chỉ riêng thời quen học tập, một thói quen tốt sẽ mang đến cho bạn những ích lợi như sau:
- Giúp bạn đạt được mục tiêu: Bất kể mục tiêu của bạn là gì, bạn không thể hoàn thành nó trong một sớm một chiều. Thói quen tốt sẽ giúp bạn duy trì hành động một cách tự nhiên và nhất quán, hạn chế tối đa những trở ngại, từng bước tiến đến mục tiêu.
- Là nền tảng cho cuộc sống của bạn: Nếu chăm chỉ học tập, bạn sẽ đạt được kết quả cao. Nếu bạn bắt đầu một chế độ ăn lành mạnh, cơ thể của bạn sẽ vô cùng khỏe khoắn. Điều này cũng tương tự với tất cả những thói quen tốt mà bạn rèn luyện được.
- Tiết kiệm thời gian: Khi đối mặt với một vấn đề, sự nhạy bén bạn có được từ thói quen tốt sẽ giúp bạn đưa ra phương án giải quyết một cách nhanh chóng, từ đó nâng cao hiệu suất trong mọi công việc.
- Có khả năng bù đắp khi bạn mất động lực: Thói quen đã hình thành những phản xạ là tự nhiên, do vậy khi bạn thiếu động lực thì thay vào đó thói quen là điều khiến công việc được duy trì liên tục.
5. Không làm nhiều việc cùng một lúc
Khi tự học, bạn có thể không chuyên tâm mà có thể vừa học vừa làm việc khác, thậm chí ăn uống, lướt facebook… hoặc đang học phần kiến thức này lại quay qua tìm nguồn tài liệu chủ đề khác, chưa làm xong việc này đã nhảy qua việc khác, nhớ đâu làm đó. Đó là vì bạn thiếu một “To do list” cho từng buổi học. Bạn chưa thống kê một danh sách rõ ràng khi bắt đầu buổi học, khiến tâm trí bạn không xác định được “Hôm nay cần làm gì” khiến sự tập trung không thể đạt tối đa.
Ngoài ra, làm nhiều việc cùng một lúc làm cho não bộ bị phân tán sự tập trung cho những điều khác, làm quá trình học tập không đạt hiệu quả, mà kiến thức có thể bị lẫn lộn, đảo lộn sự ghi nhớ.
Một giải pháp thiết thực nhất là hãy chặn các mạng xã hội, thói quen ăn vặt lúc học, lập một danh sách việc cần hoàn thành trước buổi học. Khi đó não bạn không bị phân tán bởi nhiều điều khác nhau, chỉ chú tâm vào việc học và hoàn thành những đầu việc theo thứ tự có sẵn, nên khả năng tiếp thu sẽ tốt hơn rất nhiều. Đây chính là một trong những cách giúp bạn tập trung trong thời gian ngắn nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Luyện tập hít thở và thiền
Hít thở và thiền là phương pháp giúp tập trung và tịnh tâm, được thực hiện bằng cách ngồi yên và tập trung vào hơi thở hoặc một điểm cố định. Thiền giúp giảm căng thẳng và kiểm soát sự lo lắng, tâm trí bạn sẽ trở nên thư thái, thoải mái hơn. Từ đó bạn dễ dàng quay lại với mục tiêu và tập trung hoàn toàn vào việc thực hiện nó mà không còn bị lấn át bởi những suy nghĩ hay điều chi phối bạn trong đầu như trước.
Trước khi bắt đầu tự học, việc hít thở, ngồi thiền sẽ mang lại cho bạn sự tập trung mong muốn. Mang lại sự tập trung vốn có và hiệu quả học tập đáng tự hào.
Bạn đã tìm hiểu xong về “Kỹ năng tự học là gì? Phương pháp tự học hiệu quả”. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng tự học và phương pháp cải thiện kỹ năng tự của mình, nhờ đó mang lại nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến hơn trong tương lai.
Nếu bạn đang tìm kiếm công việc phù hợp, hãy tìm việc ngay tại website Vieclam.net. Những thông tin tuyển dụng luôn được cập nhật thường xuyên với mức lương hấp dẫn nhất. Đặc biệt, đừng quên tạo hồ sơ tìm việc để các nhà tuyển dụng liên hệ với bạn nhanh hơn khi họ có nhu cầu tuyển dụng nhé!
Có thể bạn quan tâm