Marketing Manager là vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược và quản lý các hoạt động tiếp thị. Vị trí này đang thu hút nhiều bạn trẻ hướng đến.Vậy Marketing Manager là gì? Làm thế nào để trở thành Marketing Manager tài năng trong tương lai. Hãy cùng Vieclam.net theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.
Mục lục
I.Marketing Manager là gì?
Marketing Manager là vị trí đứng đầu quản lý bộ phận Marketing. Họ là những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, giám sát và thực hiện các chiến lược tiếp thị nhằm thu hút khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.
II. Nhiệm vụ của Marketing Manager trong doanh nghiệp
Để hoàn thành tốt các mục tiêu, nâng cao chất lượng các chiến lược tiếp thị thì người làm Maketing Manager có những nhiệm vụ và trách nhiệm chính như sau:
Tùy vào mỗi giai đoạn, tình hình kinh doanh của công ty mà người làm Marketing Manager sẽ hoạch định các chiến lược tiếp thị cho phù hợp. Đồng thời xem xét ngân sách hoạt động marketing, báo cáo và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thu chi.
Mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ thể hiện qua bản kế hoạch tiếp thị, từ đó đưa ra các phương hướng giải pháp và quản lý thực hiện các kế hoạch. Điều hành, giám sát các hoạt động tiếp thị để đảm bảo đạt kết quả tối ưu và lên ý tưởng xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển.
Cập nhật các ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào mô hình hoạt động kinh doanh. Tổ chức huấn luyện, đào tạo nhân viên để nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan để xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng, nhằm quản lý và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Ngoài ra, mỗi tháng phải báo cáo kết quả tình hình hoạt động marketing cho cấp trên, đề xuất các phương án để cải thiện tình hình. Phối hợp với ban lãnh đạo trong việc giám sát, quản lý nhân viện trong bộ phận.
Xem thêm: [Giải đáp] Có nên học Marketing không? Cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing
III. Các kỹ năng cần thiết cho một Marketing Manager tiềm năng
1. Khả năng nghiên cứu thị trường và thấu hiểu khách hàng
Để thấu hiểu nhu cầu, sở thích khách hàng, người làm Marketing Manager phải biết phân tích các số liệu dựa trên khảo sát khách hàng và bảng báo cáo phân tích nhu cầu thị trường. Từ đó phân tích, đánh giá đề xuất các phương án chiến lược tiếp thị. Đây là kỹ năng cơ bản nhất của vị trí này. Việc hiểu rõ và nắm chắc khả năng trên sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc định hướng thị trường mục tiêu, gia tăng khách hàng tiềm năng.
2. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
Khi Marketing manager sở hữu khả năng giao tiếp tốt bạn sẽ dễ dàng thành công kết nối với các đối tác doanh nghiệp khác, nhanh chóng tiếp cận gần hơn với khách hàng. Giao tiếp tốt sẽ thuận lợi trong quá trình truyền đạt thông tin đến các nhân sự cấp dưới. Giao tiếp tốt là yếu tố dẫn đến thuyết phục các chiến lược tiếp thị đến tay khách hàng hiệu quả hơn, gắn kết mối quan hệ hợp tác đôi bên và mang lại hiệu suất làm việc cao.
3. Sáng tạo và đổi mới
Marketing được biết đến như một nghệ thuật đặc sắc, để chạy đua với công nghệ trong lĩnh vực này. Marketing Manager cần có tư duy sáng tạo nhạy bén và đổi mới đột phá, biết cách theo dõi xu hướng, cập nhật thay đổi công nghệ để các chiến lược tiếp thị được tung ra thị trường phù hợp với thị hiếu khách hàng. Việc sở hữu tư duy sáng tạo và đổi mới phải kết hợp đồng điệu và logic với nhau để đưa ra các phương án công việc hiệu quả.
5. Kỹ năng quản lý dự án
Để các dự án tiếp thị được thực hiện hiệu quả cao, phải xây dựng tốt kỹ năng quản lý dự án. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn biết cách phân công công việc hợp lý, phối hợp công việc hài hòa giám sát, theo dõi để nâng cao mức độ thành công để giảm thiểu rủi ro dự án.
IV. Mức lương của Marketing Manager hiện nay
Lương ngành Marketing chi tiết, làm gì để có mức lương cao? Câu hỏi được nhiều giới trẻ trong lĩnh vực này quan tâm. Được biết, cơ hội việc làm Maketing Manager rất lớn và có sự cạnh tranh khốc liệt đối với các ứng viên tiềm năng có kinh nghiệm. Vì vậy, mức lương của vị trí này khá cao dao động từ 20-35 triệu đồng/ tháng .
Lưu ý: Mức lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào tính chất công việc, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm, năng lực cá nhân, môi trường làm việc, kết quả của dự án và nhiều yếu tố khác.
Xem thêm: Lương ngành Marketing chi tiết, làm gì để có mức lương cao?
V. Một số câu hỏi thường gặp về vị trí Marketing Manager
Hiện nay Marketing Manager được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và quan tâm đến lĩnh vực này. Để đáp ứng nhu cầu thông tin được chi tiết hơn, cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số giải đáp thắc mắc đến vị trí này.
1. Marketing Manager sẽ làm việc với ai?
Marketing Manager thường sẽ làm việc với nhiều nhóm cá nhân khác nhau, có thể kế đến đội ngũ tiếp thị, phòng kinh doanh, phòng sản phẩm, phòng tài chính, phòng nhân sự, phòng dịch vụ khách hàng, bộ phận quảng cáo, bộ phận nghiên cứu thị trường, khách hàng và các đối tác kinh doanh.
Trong vai trò nhiệm vụ của mình, Marketing phải phối hợp làm việc cùng các phòng ban liên quan để đảm bảo các chiến lược được triển khai đúng với mục tiêu đề ra.
2 Mất bao lâu để lên được vị trí Marketing Manager?
Thời gian cần để lên vị trí Marketing Manager không cố định có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc, và cơ hội thăng tiến trong tổ chức hoặc ngành nghề.
Tuy nhiên thời gian cụ thể để lên được vị trí này mất từ 5-8 năm. Để đạt được Marketing Manager bạn phải liên tục phát triển các kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội để đạt được mục tiêu nghề nghiệp
Lời kết:
Qua bài viết này, chúng ta cũng hiểu rõ Marketing Manager về nhiệm vụ công việc và các kỹ năng cần thiết của một. Nếu bạn là người có tư duy sắc bén, năng lực xuất sắc hãy cố gắng trau dồi kinh nghiệm và chuẩn bị các kỹ năng thật tốt để trở thành Marketing Manager tài năng trong tương lai. Hãy truy cập vào Vieclam.net để chia sẻ và xem tham khảo các thông tin việc làm marketing khác.
Xem thêm:
- Bản mô tả công việc Digital Marketing chi tiết cho từng vị trí
- Social Media Manager là gì? Yêu cầu để trở thành Social Media Manager
- Key Account Manager là gì? Yêu cầu và tố chất cần có của vị trí Key Account Manager