Tâm lý học là chuyên ngành rất phổ biến tại nước ngoài, tuy nhiên tại Việt Nam đây là một ngành học mới du nhập trong những năm trở lại đây và chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn. Với những người có đam mê và thích tìm tòi, lý giải cảm xúc, hành vi cũng như tư duy của con người thì đây là ngành học rất thú vị. Vậy mức lương ngành tâm lý học là bao nhiêu? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
I. Những công việc của ngành tâm lý học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên theo đuổi ngành tâm lý học, sau khi ra trường không chỉ làm những công việc như Tham vấn tâm lý hoặc Trị liệu tâm lý, mà còn có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí tiềm năng, mở rộng như:
Nhà tâm lý học tâm thần: Là người gặp trực tiếp và tiếp xúc với các bệnh nhân có tâm lý không ổn định, tùy vào mỗi trường hợp mà nhà tâm lý học tâm thần sẽ đưa ra lộ trình chữa bệnh khác nhau. Từ đó, có các giải pháp hữu hiệu nhằm giúp bệnh nhân lấy lại tinh thần và kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc bản thân.
Nhà tâm lý học giáo dục: Nhiệm vụ chính của một nhà tâm lý học đó là chẩn đoán, khám bệnh và tư vấn về giải pháp điều trị các vấn đề về hành vi của học sinh trong việc nhận thức vấn đề học tập, bên cạnh đó còn các vấn đề xã hội trong môi trường học đường.
Nhà tâm lý học pháp y: Công việc của nhà tâm lý học pháp y là quan sát và phân tích các hành vi cũng như thái độ của tội phạm để đưa ra nhận định, hỗ trợ trợ pháp y trong việc tìm ra hung thủ. Ngoài ra, họ cũng là người đảm nhận vai trò cập nhật hồ sơ, đánh giá tâm lý tội phạm và cung cấp bằng chứng tâm lý cho tòa án. Công việc này đòi hỏi bạn cần có khả năng suy luận, lập luận logic và có bằng thạc sĩ trở lên.
Nhà tâm lý học cố vấn: Là những chuyên gia cung cấp tư vấn cho các doanh nghiệp về thị trường và xu hướng tiêu dùng, đồng thời đề xuất các phương án phát triển kinh doanh và mở rộng đầu tư. Để thực hiện công việc này, họ cần có kiến thức sâu rộng về bên ngoài thế giới, cũng như sở thích khám phá, tính cách linh hoạt và đòi hỏi họ phải trải qua quá trình học tập và đào tạo dài hạn.
Nhà tâm lý học lâm sàng: Ngành tâm lý học lâm sàng đang được xem là một lĩnh vực vô cùng hot, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía giới trẻ ngày nay. Công việc trong lĩnh vực này thường liên quan đến việc đặt ra các chuẩn đoán về các vấn đề tâm lý và từ đó đề xuất các phương pháp điều trị. Hiện nay, có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến tâm lý của con người như áp lực công việc, căng thẳng hay trầm cảm. Do đó, trở thành một nhà tâm lý học lâm sàng trở nên vô cùng cần thiết.
Nhà tâm lý học thể thao: Thể thao cũng là một lĩnh vực cần được thúc đẩy bởi tinh thần, vì vậy trở thành một nhà tâm lý học chuyên về thể thao cũng là một cơ hội tốt. Đặc biệt, đối với các vận động viên tham gia các cuộc thi thể thao hoặc những người muốn duy trì thân hình cân đối, việc tăng cường tinh thần là yếu tố quan trọng để họ có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân.
Nhà tâm lý học kĩ thuật: Là công việc khá mới mẻ và chưa phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên dự đoán trong tương lai nghề nghiệp này sẽ có khả năng phát triển mạnh và phổ biến hơn. Khi trở thành nhà tâm lý học kĩ thuật bạn có nhiệm vụ là chuẩn đoán, đảm rằng quá trình làm việc của người lao động hoạt động bình thường,
Giảng dạy, nghiên cứu: Nếu bạn là người thích thú và có đam mê với công việc giảng dạy hay nghiên cứu các vấn đề của ngành Tâm lý, bạn có thể chọn lựa làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu,…
Tư vấn tuyển dụng/ Bộ phận nhân sự: Theo học ngành tâm lý, bạn sẽ được đào tạo và trang bị những kiến thức, hiểu biết về tư tuy, cảm xúc, thái độ và tâm lý của con người. Với tấm bằng tâm lý học, sau khi tốt nghiệp bạn có thể theo hướng làm việc tại bộ phận nhân sự (Hr) hay vị trí tư vấn tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp.
Xem thêm: Kiểm toán là ngành gì? Cơ hội việc làm của ngành kiểm toán
II. Chi tiết mức lương ngành tâm lý học
Mức lương ngành tâm lý học là bao nhiêu? Đây là câu hỏi rất được quan tâm với những bạn sinh viên đang muốn tìm việc làm ngành này. Mức lương ngành tâm lý học cũng như những ngành nghề khác phụ thuộc vào từng vị trí công việc đảm nhận, từ đó mức lương cũng khác nhau dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng.
Vị trí | Mức lương |
Nhà tâm lý học tâm thần | Từ 12-15 triệu đồng/ tháng |
Nhà tâm lý học giáo dục | Từ 10-12 triệu đồng/tháng |
Nhà tâm lý học pháp y | Từ 15-17 triệu đồng/ năm |
Nhà tâm lý học cố vấn | Từ 12-15 triệu đồng/ tháng |
Nhà tâm lý học lâm sàng | Từ 10-12 triệu đồng/ tháng |
Nhà tâm lý học thể thao | Từ 15-17 triệu đồng/ tháng |
Nhà tâm lý học kĩ thuật | Từ 12-15 triệu đồng/tháng |
Giảng dạy, nghiên cứu | Từ 8-10 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng | Từ 12-15 triệu đồng/tháng |
* Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng tham khảo mức lương của ngành tâm lý học cho từng vị trí. Để có thể cập nhật chính xác mức lương ngành nghề bạn có thể truy cập Vieclam.net mà nhà tuyển dụng đăng tuyển tại website!
Xem thêm: Ngành khoa học máy tính là gì? Ra trường làm gì? Mức lương hiện nay ra sao?
III. Đánh giá mức lương ngành tâm lý học hiện nay
Nhìn chung, ngành tâm lý học mang đến nhiều cơ hội việc làm đa dạng, mở rộng cho người lao động từ đó mang lại mức thu nhập khác nhau. Tổng quan ngành tâm lý học vẫn được đánh giá là có mức thu nhập khá hấp dẫn, đặc biệt với các chuyên ngành như tâm lý học lâm sàng, tâm lý học kỹ thuật, tâm lý học pháp y, bác sĩ tâm thần,…
Mặc dù là ngành học chỉ mới du nhập vào Việt Nam dạo gần đây và mức lương có phần kém cạnh so với nhiều nước trên thế giới, thế nhưng nó vẫn không ngừng phát triển và thu hút được số lượng lớn các bạn lựa chọn theo đuổi ngành nghề này. Bên cạnh đó, nếu đánh giá về mặt bằng chung so với thị trường việc làm trong nước hiện nay thì mức lương ngành tâm lý học vẫn nằm trong top những ngành có thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện: Cơ hội việc làm 5 năm tới cho sinh viên
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành tâm lý học
Như đã nói bên trên, mức lương của ngành tâm lý học mà bạn nhận được sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: Kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, địa điểm làm việc, vị trí đảm nhận…Cụ thể dưới đây là một số yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến mức lương ngành tâm lý học mà bạn có thể tham khảo như:
- Phụ thuộc vào kiến thức chuyên môn: Đối với ngành tâm lý học đòi hỏi người làm cần có hiểu biết sâu và vững về tâm lý của con người. Nếu bạn có kiến thức chuyên môn cao sẽ được đánh giá cao, theo đó mức lương nhận được sẽ tương xứng.
- Phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đáng kể đến mức lương ngành tâm lý học. Điều này được thể hiện ở số năm làm việc thực tế của bạn tại các vị trí công việc liên quan và được tham gia nhiều dự án. Với các chuyên gia hoặc quản lý cấp cao đã có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm, mức lương đều cao hơn rất nhiều so với những nhân viên mới vào nghề.
- Phụ thuộc vào công ty, địa điểm làm việc: Mức lương ngành tâm lý học còn phụ thuộc vào địa điểm, quy mô công ty mà bạn làm việc. Ví dụ, nếu bạn làm việc tại một công ty lớn hoặc công ty đa quốc gia lúc này lương của bạn sẽ cao hơn so với các công ty nhỏ cũng như công ty hoạt động tại Việt Nam. Tương tự như vậy, nếu bạn làm việc tại các thành phố lớn thì có thể nhận được mức lương tương đối cao.
- Phụ thuộc vào vị trí làm việc của bạn: Thực tế, nếu bạn đảm nhiệm các vị trí cấp cao, quản lý thường nhận mức lương cao hơn bởi mức độ trách nhiệm và yêu cầu công việc phức tạp hơn.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên đã có thể gúp bạn giải đáp thắc mắc mức lương ngành tâm lý học, cũng như cơ hội việc làm, mức lương trong ngành nghề này. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập trang web Vieclam.net để tham khảo các tin đăng tuyển dụng mới nhất cùng những kiến thức bổ ích, thú vị khác và hãy nhanh tay tạo hồ sơ xin việc để tìm được việc làm phù hợp với bạn nhé!
Xem thêm: