Với sự phát triển và cải tiến không ngừng của công nghệ, khoa học máy tính trở thành ngành nghề phổ biến, có sức tăng trưởng cao nhất hiện nay và thu hút được nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ. Đây là lĩnh vực được đánh giá là đầy tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Vậy ngành khoa học máy tính là gì? Ra trường làm gì? Mức lương hiện nay ra sao? Hãy cùng Vieclam.net khám phá qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Tổng quan về ngành khoa học máy tính
Với mức “cầu” vượt “cung” trên thị trường tuyển dụng, khoa học máy tính hiện đang là ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn và hấp dẫn nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, ngành khoa học máy tính còn mở ra cho người học nhiều cơ hội việc làm tốt trong tương lai. Sau đây là đôi nét về ngành khoa học đang được nhiều người săn đón này.
1. Ngành khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính là ngành học dành cho những bạn có đam mê về công nghệ và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về máy tính. Đây là ngành học chuyên cung cấp các kiến thức về máy tính và dữ liệu thông tin bao gồm các quy trình nghiên cứu, phân tích, xử lý và khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và việc ứng dụng hệ thống dữ liệu lớn vào mọi mặt của đời sống.
Cụ thể hơn, khi tham gia ngành học này, người học sẽ được tìm hiểu và các lý thuyết liên quan đến máy tính, mạng lưới lưới thông tin và tổng quan về dữ liệu, đồng thời được học tập và trang bị các kỹ năng liên quan đến công nghệ thông tin như lập trình, phân tích thuật toán, cấu trúc hệ thống, cách xây dựng website và mạng lưới thông tin.
Nhìn chung, ngành khoa học máy tính sẽ trang bị cho người học tất cả kiến thức liên quan đến máy tính và dữ liệu thông tin. Đây là ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống nói chung và ở các hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế nói riêng. Vì thế, nếu bạn đang muốn tìm kiếm một ngành học có triển vọng phát triển nghề nghiệp lớn trong tương lai, bạn có thể xem xét ngành khoa học máy tính.
Đọc thêm: Ngành quản lý giáo dục là gì? Sinh viên ra trường có dễ xin việc không?
2. Khoa học máy tính có những chuyên ngành nào?
Ngành khoa học máy tính bao hàm rất nhiều nội dung với lượng kiến thức vô cùng rộng liên quan đến máy tính và dữ liệu. Vì thế, để giúp người học dễ dàng tiếp thu được kiến thức, ngành khoa học máy tính được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Sau đây là 5 chuyên ngành chính của ngành nghề này:
Trí tuệ nhân tạo
Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đã trở thành khái niệm khá quen thuộc trong đời sống con người và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất xe, y học, giáo dục, …. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc, trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ là hướng phát triển rất tiềm năng dành cho các bạn trẻ.
Lập trình game
Đây là lĩnh vực phù hợp với những bạn trẻ yêu thích việc chơi game và mong muốn tìm hiểu sâu về quy trình xây dựng và phát triển một sản phẩm game. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, cùng nhu cầu tìm kiếm sản phẩm giải trí không ngừng gia tăng của con người, thị trường game là mảnh đất “màu mỡ” để người học có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Lập trình ứng dụng
Khi lựa chọn chuyên ngành lập trình ứng dụng, bạn sẽ được học tập và trang bị kỹ năng liên quan đến việc lập trình để tạo ra một ứng dụng hoạt động trên điện thoại hoặc các sản phẩm công nghệ khác Nếu ứng dụng của bạn thu hút được nhiều người tải xuống sẽ mang về một khoản lợi nhuận khổng lồ.
An ninh hệ thống
An ninh thông tin luôn là một trong những vấn đề được xã hội chú trọng. Các hệ thống dữ liệu thông tin và dữ liệu đều cần được bảo mật và thắt chặt an ninh để phòng ngừa kẻ xấu trục lợi từ đó. Vì thế, trong chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị kiến thức tìm ra những lỗ hổng trong hệ thống, mạng lưới thông tin và cách để khắc phục chúng.
Lập trình web
Trong bối cảnh công nghệ phát triển, website được xem là “bộ mặt” thứ hai của doanh nghiệp trên nền tảng số, nơi doanh nghiệp có thể trao đổi và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Vì thế, các công ty thường khá đầu tư vào việc xây dựng trang web để gia tăng nhận diện. Xuất phát từ nhu cầu đó, chuyên ngành này sẽ cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng liên quan đến thiết kế và phát triển một trang web thân thiện, giúp người dùng dễ sử dụng và có độ bảo mật thông tin cao.
Đọc thêm: Ngành Tài chính Ngân hàng là gì? Làm nghề gì sau khi ra trường?
II. Những tố chất cần có khi học ngành Khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính có tiềm năng phát triển khá lớn trong tương lai, cùng với đó là cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực khá thách thức đối với người học khi phải tiếp xúc với nhiều dữ liệu và thao tác lập trình. Điều này đòi hỏi người học cần có một số tố chất quan trọng thể gắn bó lâu dài với ngành, cụ thể:
- Sự đam mê và nhiệt huyết đối với ngành: Để có thể thành công và theo đuổi ngành Khoa học máy tính lâu dài, bạn cần có sự đam mê và nhiệt huyết đối với ngành. Điều này sẽ giúp bạn có thêm kiên nhẫn và quyết tâm để đương đầu với những khó khăn trong công việc.
- Kiến thức Toán học tốt: Ngành khoa học máy tình thường liên quan đến rất nhiều kiến thức toán học như số học, các phép tính cơ bản,… để có thể ứng dụng vào việc phân tích và xử lý thuật toán liên quan. Vì thế bạn cần phải trang bị cho bản thân nền tảng toán học vững chắc trước khi quyết định theo học ngành này.
- Tư duy logic: Tư duy logic là tố chất quan trọng cần có khi học ngành Khoa học máy tính. Trong quá trình lập trình, phân tích và xử lý thông tin không tránh khỏi có những sai sót phức tạp liên quan đến dữ liệu, tư duy logic sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề gặp phải và giải quyết nó một cách nhanh chóng.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Ngành khoa học máy tính thường tập trung vào việc xử lý các vấn đề máy tính và dữ liệu trong đời sống để đảm bảo các hệ thống, quy trình liên quan được hoạt động trơn tru. Vì thế, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề một cách kịp thời và nhanh chóng là vô cùng quan trọng để có thể hạn chế tối đa được những thất thoát liên quan đến tài sản và nhiều hệ quả khác.
- Kỹ năng lập trình và trí nhớ tốt: Khoa học máy tính thường gắn liền với lập trình và dữ liệu. Vì thế, để có thể hoàn thành tốt và hiệu quả công việc, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng lập trình cùng trí nhớ tốt để nhớ được tất cả các nội dung liên quan đến lập trình, phục vụ cho công việc.
Đọc thêm: Kiểm toán là ngành gì? Cơ hội việc làm của ngành kiểm toán
III. Học khoa học máy tính ra trường làm gì?
Với tiềm năng phát triển lớn trong tương lại, ngành khoa học máy tính hiện đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm dành cho người học. Sau đây là một số vị trí việc làm phổ biến dành cho sinh viên ngành Khoa học máy tính sau khi tốt nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
1. Trở thành chuyên viên an ninh mạng
Nguy cơ thông tin bị rò rỉ và đánh cắp từ những người có mục đích xấu ngày càng tăng cao, đặc biệt là khi hầu hết các hoạt động của con người từ các hoạt động kinh tế đến đời sống xã hội đều được thực hiện trên nền tảng số. Trong tình hình đó, chuyên viên an ninh mạng có nhiệm vụ nhận diện, đánh giá và đối phó với các rủi ro an ninh mạng từ các hacker, malware, phần mềm độc hại, và các hình thức tấn công khác.
Đây là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật tuyệt đối trong hệ thống thông tin, đồng thời ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của tin tặc vào hệ thống với mục đích trục lợi.
2. Làm lập trình viên truyền thông đa phương tiện
Đây là vị trí đòi hỏi người làm phải có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế đồ họa để có thể thực hiện chuyển đổi các ý tưởng thiết kế trên giấy của họ thành sản phẩm trên nền tảng số, có thể được hiển thị trên tất cả các phương tiện truyền thông, quảng cáo dưới dạng âm thanh, hình ảnh, sản phẩm 3d,… đồng thời phụ trách theo dõi dự án trong suốt quá trình triển khai để có thể phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời.
3. Làm kỹ sư phần mềm
Phần mềm là một trong những lĩnh vực đang có tiềm năng nhất hiện nay, khi các công ty đang không ngừng nghiên cứu và phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để làm ở vị trí này, bạn có thể lựa chọn làm việc cho các công ty, doanh nghiệp liên quan đến nghiên cứu, sản xuất phần mềm và các sản phẩm công nghệ, hoặc tự lập nghiệp bằng cách tạo nên phần mềm riêng của mình. Nếu bạn yêu thích một công việc có thể làm việc tự do để kiếm thêm thu nhập, đây là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
4. Viết các bài chuyên ngành
Đây là công việc dành cho những bạn có đam mê với ngành khoa học máy tính, đồng thời sở hữu tài năng viết lách xuất sắc. Bạn có thể tham gia viết bài cho những trang báo, tạp chí hoặc trang web của các công ty liên quan đến lĩnh vực máy tính và công nghệ. Với những kiến thức được đào tạo từ trường lớp, cùng kỹ năng vốn có của mình bạn sẽ có lợi thế hơn trong lĩnh vực này khi hiểu rõ và cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức dưới góc nhìn chuyên môn – những thông tin và khó có được khi tìm kiếm trên Google.
Đọc thêm: Ngành Đông phương học là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
IV. Mức lương của ngành Khoa học máy tính hiện nay
Đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống, mức lương của ngành khoa học máy tính khá cao so với các ngành nghề khác trên thị trường tuyển dụng. Tình trạng “cầu” nhiều hơn “cung” trên thị trường hiện nay càng góp phần đẩy thu nhập của ngành nghề này gia tăng đáng kể. Mặc dù vậy, xét trong tổng thể ngành, mức lương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiêm người làm, quy mô công ty, trình độ chuyên môn hiện có, lĩnh vực lựa chọn…. Những vị trí với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ có mức lương cao hơn so với những bạn vừa mới ra trường.
Sau đây là mức lương trung bình của một số vị trí tuyển dụng phổ biến trong ngành khoa học máy tính mà bạn có thể tham khảo:
Vị trí |
Mức lương |
Chuyên viên an ninh mạng |
khoảng 35 – 60 triệu đồng/tháng |
Lập trình viên truyền thông đa phương tiện |
khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng |
Kỹ sư phần mềm |
khoảng 24 – 72 triệu đồng/ tháng |
Viết các bài chuyên ngành |
khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng |
Đọc thêm: Ngành điện lạnh là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành điện lạnh
V. Top những trường đào tạo ngành Khoa học máy tính tốt nhất
Hiện nay, ngành khoa học máy tính với mã ngành 7480101 hiện đang rất phổ biến và được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Sau khi đã nắm bắt được đầy đủ các thông tin về ngành Khoa học máy tính, nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành học đầy triển vọng này, hãy theo dõi ngay top những trường đại học đào tạo ngành nghề này tốt nhất hiện nay nhé
1. Khu vực miền Bắc
Dưới đây là danh sách một số trường đào tạo ngành khoa học máy tính thuộc khu vực miền Bắc cùng khối xét tuyển mà bạn có thể theo học:
Các trường đại học |
Điểm chuẩn |
Khối xét tuyển |
Đại học Bách khoa Hà Nội |
29,42 điểm |
A00; A01 |
Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội |
27,25 điểm |
A00; A01; D01 |
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội |
34,7 điểm (điểm môn Toán nhân hệ số 2) |
A00; A01; D07; D08 |
Đại học Thăng Long |
23,66 điểm |
A00; A01 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
26.55 điểm |
A00; A01 |
2. Khu vực miền Nam
Nếu bạn đang ở khu vực miền Nam và mong muốn tìm kiếm một ngôi trường đào tạo ngành khoa học máy tính chất lượng để theo học, dưới đây là danh sách các trường dành cho bạn:
Các trường đại học |
Điểm chuẩn |
Khối xét tuyển |
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM |
79,84 điểm |
Theo phương thức xét tuyển kết hợp |
Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM |
26,9 điểm |
A00; A01; D01; D07 |
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM |
28,05 điểm |
A00, B00, A01, D07 |
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân |
35,35 điểm (điểm môn Toán nhân hệ số 2) |
A00; A01; D01; D07 |
Đại học Cần Thơ |
24,4 |
A00; A01 |
Nhìn chung, ngoại trừ trường Đại học Bách khoa TP.HCM xét tuyển theo phương thức kết hợp, hầu hết các trường còn lại đều xét tuyển thông qua hình thức thi THPTQG với cách tính điểm như sau:
Đối với cách ngành không nhân hệ số môn:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Đối với các ngành nhân hệ số môn:
Điểm xét tuyển theo thang điểm 30: [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có)
Điểm xét tuyển theo thang điểm 40: Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trên đây là những chia sẻ của Vieclam.net về ngành khoa học máy tính là gì, cùng một số thông tin tổng quan về triển vọng của ngành, hi vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân. Đừng quên theo dõi Vieclam.net để cập nhật những tin đăng tìm việc làm mới nhất, đồng thời tạo hồ sơ xin việc ngay để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm tốt nhé!
Có thể bạn quan tâm: