Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, truyền thông đa phương tiện đã trở thành một ngành nghề quan trọng và có sức hút lớn với giới trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu ngành truyền thông đa phương tiện là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành này trong 5 năm tới nhé!
Mục lục
I. Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành học có tính chất ứng dụng cao. Bởi vì nó kết hợp giữa nhiều kiến thức khác nhau từ công nghệ, báo chí, tiếp thị, nghệ thuật,… vào việc sáng tạo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính tương tác cao và đa phương tiện có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, giáo dục, giải trí, quảng cáo,…
Bên cạnh những môn đại cương, sinh viên khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện sẽ được đào tạo bài bản về:
- Kiến thức và kỹ năng truyền thông (lấy tin, phỏng vấn, viết bài, chụp ảnh,…)
- Kiến thức và kỹ năng để tạo ra ấn phẩm sáng tạo (sản xuất tạp chí, đồ họa thông tin, thiết kế hình ảnh,…)
- Kiến thức và kỹ năng để tạo ra các sản phẩm video và audio (lên kịch bản, quay dựng, sản xuất, hậu kỳ video,…)
- Kiến thức về truyền thông số (xây dựng và quản lý website, tiếp thị số,…)
- Kỹ năng về nghiên cứu và quản trị truyền thông (PR, quản trị dự án, truyền thông thương hiệu,…)
Xem thêm: Ngành an toàn thông tin là gì? Cơ hội việc làm của ngành nghề này
II. Cơ hội việc làm của ngành truyền thông đa phương tiện
Cơ hội việc làm của ngành truyền thông đa phương tiện trong 5 năm tới khá khả quan. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhu cầu nhân lực ngành truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2022 – 2025 sẽ tăng 10 – 15%. Điều này là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, đặc biệt là các nền tảng truyền thông xã hội đã tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này.
Vậy, học ngành truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Sinh viên sau khi tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội việc làm, bạn có thể theo đuổi các ngành nghề phổ biến sau đây:
- Chuyên viên ngành truyền thông: Phụ trách mảng truyền thông cho các doanh nghiệp, tổ chức sự kiện, quản lý các nền tảng số liên quan tới quảng cáo, quản lý hành vi khách hàng.
- Chuyên viên thiết kế: Thiết kế về mảng logo, nhãn hiệu, hình ảnh, giao diện cho các sản phẩm, dịch vụ, website, ứng dụng đa phương tiện.
- Biên tập viên: Lên kịch bản, viết nội dung và chỉnh sửa các hoạt động cho các chương trình truyền hình, phóng sự, video, phim.
- Kỹ thuật viên phát thanh: Kết nối trực tiếp các chương trình truyền hình, phát thanh, các buổi hòa nhạc và tin tức. Thiết lập, vận hành và duy trì các thiết bị điều chỉnh cường độ tín hiệu, độ sáng và phạm vi của âm thanh và màu sắc.
- Phóng viên: Điều tra các câu chuyện tin tức và báo cáo về những gì họ tìm thấy, bằng văn bản hoặc trên truyền hình hoặc radio cho công chúng.
- Chuyên viên nghiên cứu truyền thông: Nghiên cứu về các hiện tượng, xu hướng, tác động và vai trò của các phương tiện truyền thông trong xã hội.
Xem thêm: Ngành điện lạnh là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành điện lạnh
III. Thu nhập của ngành truyền thông đa phương tiện hiện nay
Khi tìm việc làm chúng ta đều hi vọng tìm được một ngành nghề có mức lương cao để trang trải cuộc sống. Do vậy, ngành truyền thông đa phương tiện lương bao nhiêu luôn là thắc mắc hàng đầu của hầu hết các bạn sinh viên khi muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Thu nhập của nhân viên ngành truyền thông đa phương tiện phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực. Theo khảo sát của TopCV, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường là từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, mức lương có thể lên tới 15 – 20 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.
Xem thêm: Ngành kiến trúc là gì? Mức lương hấp dẫn ngành kiến trúc
IV. Các trường đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện hàng đầu Việt Nam
Truyền thông đa phương tiện đang là một trong những ngành nghề hot, được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy, nên học ngành truyền thông đa phương tiện ở đâu? Cùng tham khảo top các trường hàng đầu tại Việt Nam đào tạo ngành này cũng như điểm chuẩn và khối thi cụ thể trong bảng sau:
Mã ngành: 7320104
Tên trường | Điểm chuẩn 2023 | Khối thi | Phương thức xét tuyển |
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền | 28.68 |
C15 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM |
27.25 |
D14, D15 |
Tốt nghiệp THPT |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc) |
26.33 |
A00, A01, D01 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại học Cần Thơ |
24.8 |
A00, A01, D01 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại Học Dân Lập Duy Tân |
18 |
A00, A01, D01, C00, XDHB |
Học bạ |
Khoa Quốc Tế – ĐH Huế |
25 |
D01, C00, D14, D15, XDHB |
Xét học bạ |
Học viện Phụ nữ Việt Nam |
24.75 |
A00, A01, D01, C00 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại học Văn Hiến |
24.03 |
A00, A01, D01, C01 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại học Thủ Dầu Một |
25.6 |
D01, C00, D09, V01, XDHB |
Học bạ |
Đại học Dân lập Phương Đông |
24 |
A01, D01, C03, D09, XDHB |
Học bạ |
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM |
20 | A00, A01, D01, C00 | Tốt nghiệp THPT |
Đại học Công nghệ TP.HCM |
20 |
A01, D01, C00, D15 |
Tốt nghiệp THPT |
Đại học Văn Lang |
20 |
A00, A01, D01, C00, XDHB |
Xét học bạ |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
16 |
A01, D01, C00, D78 |
Tốt nghiệp THPT |
Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn
Xem thêm: Ngành quốc tế học là gì? Sinh viên sau khi ra trường làm gì?
V. Tố chất cần có khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện
Dưới đây là một số tố chất cần có khi theo đuổi ngành truyền thông đa phương tiện:
- Sự sáng tạo: Đây là tố chất quan trọng nhất của người làm truyền thông đa phương tiện. Bạn cần có khả năng sáng tạo, nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo để có những sản phẩm truyền thông hấp dẫn, thu hút người xem.
- Kỹ năng công nghệ: Bạn cần có kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ thông tin như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video, biên tập âm thanh,… để tạo ra những sản phẩm truyền thông chất lượng.
- Kỹ năng viết: Đây một kỹ năng quan trọng giúp người làm truyền thông đa phương tiện truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng, súc tích và hấp dẫn đến người xem.
- Khả năng giao tiếp: Đây là kỹ năng cơ bản cần có đối với bất kỳ ngành nghề nào và kể cả ngành truyền thông đa phương tiện. Khi giao tiếp tốt, bạn có thể truyền tải thông điệp của sản phẩm truyền thông đến người xem một cách hiệu quả hơn.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình làm việc, người làm truyền thông thường xuyên phải làm việc nhóm với các thành viên khác. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn có thể phối hợp nhịp nhàng với các thành viên hoàn thành xuất sắc công việc.
- Khả năng thích nghi: Ngành truyền thông đa phương tiện luôn thay đổi và phát triển. Vì vậy, bạn cần có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi này để có thể theo kịp xu hướng và tạo ra những sản phẩm truyền thông mới lạ, hấp dẫn, bắt kịp thị hiếu người xem.
Lời kết:
Hi vọng với những thông tin từ bài viết trên bạn đọc đã có thêm kiến thức về ngành truyền thông đa phương tiện là gì cũng như cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn của ngành này. Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực truyền thông đa phương tiện và tìm cơ hội học hỏi phát triển bản thân thì hãy theo dõi website Vieclam.net thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức về mẹo tìm việc, mẹo tuyển dụng và những chia sẻ kinh nghiệm hữu ích khác.
Có thể bạn quan tâm: