Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện lạnh tăng cao những năm gần đây đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người theo nghề điện lạnh. Cùng với đó, mức thu nhập ngành nghề này mang lại cũng thu hút nhiều sự quan tâm của người lao động. Vậy nghề điện lạnh lương bao nhiêu? Môi trường làm việc có vất vả không? Hãy cùng Vieclam.net khám phá qua bài viết dưới đây!
Mục lục
I. Nhu cầu phát triển nghề điện lạnh trong tương lai
Trong thời kỳ hiện đại như ngày nay, các thiết bị điện như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,… trở thành những công cụ không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi hộ gia đình. Với tần suất sử dụng cao, thiết bị không tránh khỏi trục trặc và hư hỏng, đồng thời các thiết bị cần được kiểm tra và bảo dưỡng sau thời gian sử dụng để giữ an toàn cho người sử dụng, lúc này điện lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo khảo sát từ Vnbusiness.vn, ngành điện lạnh có tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường khá cao với khoảng hơn 90%. Trên thực tế, với độ phủ sóng của thiết bị điện tại các hộ gia đình như hiện nay, nhu cầu về nhân lực ngành điện lạnh hiện rất lớn, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các công ty kinh doanh thiết bị điện hoặc cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị điện, các siêu thị điện máy…
Ngoài ra, người lao động ngành điện lạnh có kinh nghiệm và tay nghề có thể tham gia xuất khẩu lao động sang các nước khác như Nhật Bản để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình. Chính vì thế, có thể nói, đây là ngành nghề có tiềm năng phát triển khá lớn trong tương lai – khi đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Đọc thêm: Mức lương của ngành thương mại điện tử bao nhiêu? Có thật sự “hot”
II. Mức lương cụ thể của nghề điện lạnh
Nghề điện lạnh lương bao nhiêu? Như bao ngành nghề khác, mức lương của nghề điện lạnh sẽ phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của người lao động.
- Mức lương khởi điểm dành cho những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm có thể nằm trong khoảng từ 4 triệu đến 6 triệu đồng/tháng tùy vào năng lực của bạn.
- Sau thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn, mức thu nhập của bạn có thể từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
- Nếu bạn chịu khó nhận làm thêm ngoài giờ hành chính, mức thu nhập mỗi tháng của bạn có thể lên đến 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thay vì làm việc tại các công ty, nhiều thợ điện lạnh với kinh nghiệm cùng kỹ năng chuyên môn nhất định đã lựa chọn đi xuất khẩu lao động để mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng thu nhập cho bản thân. Theo ước tính, mức lương dành cho thợ điện lạnh khi tham gia xuất khẩu lao động sang nhật sẽ lên đến hơn 40 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực của mỗi người.
Một số thợ điện lạnh sau khi đã tích lũy đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân có thể lựa chọn tự mở cửa hàng nếu có nguồn vốn. Khi lựa chọn tự kinh doanh, thu nhập của thợ điện lạnh thường sẽ không ổn định và thường phụ thuộc vào thời điểm. Vào mùa hè, thu nhập của thợ điện lạnh có thể cao hơn so với mùa đông do nhu cầu sử dụng điện lạnh của khách hàng thường cao hơn vào thời điểm này.
Đọc thêm: Lương ngành kiến trúc được đánh giá top đầu, sự thật ra sao?
III. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương nghề điện lạnh
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc nghề điện lạnh lương bao nhiêu? Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến mức lương ngành nghề này. Là ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn và thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động, mức lương của ngành điện lạnh có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là một vài yếu tố tác động đến mức thu nhập của ngành nghề này:
Kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn: Những thợ điện lạnh có kinh nghiệm và tay nghề cao thường có thu nhập cao hơn so với những bạn sinh viên vừa mới ra trường và đang trong quá trình tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh việc làm tại công ty, sinh viên vừa tốt nghiệp có thể nhận làm thêm ở bên ngoài để nâng cao tay nghề và gia tăng thu nhập cho bản thân.
Vị trí địa lý và quy mô doanh nghiệp: Thợ điện lạnh làm việc tại các thành phố lớn và phát triển, tập trung cư dân đông đúc sẽ có thu nhập cao hơn so với khi làm việc tại các tỉnh nhỏ, đi kèm theo đó chính là mức sống tại các thành phố lớn cũng cao hơn. Ngoài ra, các công ty có quy mô kinh doanh lớn thường sẵn lòng chi trả mức lương cao hơn so với các công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ
Tình trạng thị trường lao động: Tình hình cung – cầu của thị trường lao động cũng có tác động đáng kể đến mức lương ngành điện lạnh. Nếu cầu lao động (nhu cầu tuyển dụng ở các công ty) nhiều hơn cung lao động (nhu cầu tìm việc của người lao động) thì doanh nghiệp thường có xu hướng gia tăng mức lương để có thể thu hút nhiều lao động.
Hình thức làm việc: Người lao động làm việc tại các công ty trong nước, đi xuất khẩu lao động hay tự kinh doanh riêng sẽ có mức thu nhập khác nhau. Thợ điện lạnh đi xuất khẩu lao động thường có thu nhập cao hơn so với làm tại công ty trong nước, tuy nhiên công việc cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm hơn.
Sự thay đổi theo mùa: Thu nhập của thợ điện lạnh vào mùa nóng sẽ cao hơn các thời điểm khác trong năm bởi đây là thời điểm khách hàng thường xuyên sử dụng tủ lạnh, máy lạnh,… để giải nóng, từ đó tạo ra nhu cầu cao về việc lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện để đảm bảo an toàn và hiệu năng sản phẩm khi sử dụng.
Đọc thêm: Ngành truyền thông đa phương tiện: Cơ hội việc làm 5 năm tới cho sinh viên
IV. Thách thức khi học nghề điện lạnh
Là ngành nghề phổ biến với cơ hội việc làm rộng mở, ngành điện lạnh cũng chứa đựng không ít thách thức dành cho các bạn học sinh, sinh viên quyết định theo đuổi ngành nghề này. Sau đây là một số thách thức bạn phải đối mặt khi lựa chọn ngành điện lạnh
- Đầu tiên, ngành điện lạnh thường mang tính mùa vụ. Trong mùa hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng máy điều hòa và tủ lạnh tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội cho việc lắp đặt và sửa chữa. Tuy nhiên, vào mùa đông, công việc có thể giảm sút, gây ra sự không ổn định trong thu nhập.
- Thứ hai, làm việc trong ngành điện lạnh khá nguy hiểm và vất vả. Thợ điện lạnh thường phải làm việc dưới cái nắng gay gắt và thực hiện công việc nguy hiểm như lắp đặt và sửa chữa trên cao. Điều này đòi hỏi phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
- Thứ ba, điện lạnh là ngành nghề dễ đối mặt với các sự cố từ rò rỉ điện. Chính vì thế, những người thợ điện lạnh phải thật cẩn trọng khi lắp đặt, tiếp xúc với nguồn điện, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến an toàn lao động để có thể phòng ngừa hoặc kịp thời giải quyết sự cố.
- Thứ tư, khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, các thiết bị điện lạnh ngày nay đang không ngừng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chính vì thế, những người thợ điện lạnh phải không ngừng trau dồi kiến thức, cải thiện tay nghề của bản thân để có thể thích nghi với sự thay đổi này mà không bị “đào thải” khỏi ngành.
Nhìn chung, như bao ngành nghề khác, ngành điện lạnh vẫn còn ẩn chứa nhiều thách thức mà người học cần phải đối mặt. Tuy nhiên, đây là ngành nghề có tiềm năng phát triển lớn và mang đến cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Các bạn trẻ đang trên hành trình định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là các bạn nam có thể lựa chọn theo học ngành này.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Vieclam.net về nghề điện lạnh lương bao nhiêu cùng những thách thức người học phải đối mặt khi lựa chọn theo đuổi ngành nghề này, hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc tìm kiếm được hướng đi phù hợp cho bản thân. Đừng quên theo dõi Vieclam.net để cập nhật các tin đăng tìm việc làm mới nhất và tạo hồ sơ xin việc nhanh chóng để tiếp cận ngay với các nhà tuyển dụng tiềm năng nhé!
Có thể bạn quan tâm: