HomeMẹo tìm việcNhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin tổng quan xoay...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin tổng quan xoay quanh vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là vị trí không thể thiếu trong bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Vậy nhân viên kinh doanh là gì đồng thời công việc cụ thể của vị trí này ra sao? Cùng Vieclam.net tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

nhân viên kinh doanh là gì
Nhân viên kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty

I. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh là người đóng vai trò trong việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm của công ty đến với khách hàng nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó. Từ đó tạo ra nguồn doanh thu, lợi nhuận để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Trong doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh thường trực thuộc bộ phận Sales – Marketing và hoạt động dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh.

Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là người đóng vai trò trong việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng

II. Cập nhật mức lương cho vị trí nhân viên kinh doanh

Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh thường phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau như số năm công tác, kinh nghiệm, vị trí đảm nhiệm…. Dưới đây là mức lương tham khảo cho vị trí này dựa trên kinh nghiệm của ứng viên:

Số năm kinh nghiệm

Mức lương

Chưa có kinh nghiệm/mới tốt nghiệp

3 – 6 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm từ 2 – 5 năm

6 – 9 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm trên 5 năm

13 – 35 triệu đồng/tháng

Ngoài mức lương cơ bản, nhân viên kinh doanh còn được nhận thêm hoa hồng và các khoản phụ cấp khác. Tùy theo quy định của mỗi doanh nghiệp mà chính sách hoa hồng và phụ cấp cũng khác nhau, thường tỷ lệ hoa hồng sẽ được tính như sau:

  • Phần trăm cố định theo tổng doanh thu (thường dao động từ 8-20% doanh số)
  • Tính theo cấp bậc thang
  • Tính theo điều kiện đi kèm
  • Tính phần trăm theo thâm niên công tác
Cập nhật mức lương cho vị trí nhân viên kinh doanh
Mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh thường phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau

Tham khảo: Làm freelancer là gì? Các nghề Freelancer có thu nhập cao năm 2024

III. Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận

Nhân viên kinh doanh cần có kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc để đạt được mức lương như mong muốn. Vị trí này cũng mang lại không ít áp lực, cả từ phía khách hàng lẫn KPI của doanh nghiệp. Dưới đây là một số công việc cụ thể mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận:

1. Tìm kiếm khách hàng cho công ty

Nhân viên kinh doanh thường phải tìm kiếm đồng thời quản lý một tệp khách hàng riêng. Họ có thể sử dụng nhiều kênh thông tin, phương thức tiếp cận khác nhau để xây dựng mạng lưới khách hàng riêng hoặc chăm sóc tệp khách hàng cũ từ hệ thống dữ liệu của công ty.

Trong quá trình làm việc bạn cần lắng nghe, chăm sóc khách hàng, giải đáp mọi vấn đề để xây dựng hình ảnh, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Từ đó dễ dàng thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận
Nhân viên kinh doanh phải tìm kiếm và quản lý một tệp khách hàng riêng

Tìm hiểu thêm: Việc làm Remote là gì? Khám phá 7 việc làm remote phổ biến

2. Tư vấn, thuyết phục khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty

Khi đã có kế hoạch tiếp cận và lượng khách hàng ổn định, nhân viên kinh doanh cần có khả năng tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những kỹ năng này cũng được xem như một lợi thế để bạn tăng doanh số bán hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng, từ đó tối ưu thu nhập của bản thân và đóng góp cho sự phát triển chung của công ty.

Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận
Tư vấn, thuyết phục khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty

3. Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và thành công lâu dài của doanh nghiệp. Một nhân viên kinh doanh cần giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chăm sóc khách hàng sau khi đã mua sản phẩm/dịch vụ…. Đây là cách để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác cũ, đồng thời kết nối với khách hàng tiềm năng. Từ đó tạo ra những nhóm khách hàng thân thiết để mở rộng tiềm năng bán hàng, đảm bảo mạng lưới khách hàng ổn định cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận
Chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và thành công lâu dài của doanh nghiệp

Đọc thêm: Tổng hợp các trang web tuyển dụng uy tín nhất hiện nay

4. Phối hợp phát triển sản phẩm/dịch vụ của công ty

Để sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thì cần có kế hoạch chi tiết từ quá trình sản xuất, ra mắt, quảng cáo, truyền thông cho sản phẩm…. Nhân viên kinh doanh cũng là người tham gia vào quá trình tạo ra các kế hoạch bán hàng hiệu quả, quảng cáo, truyền thông để đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng. 

Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận
Phối hợp phát triển sản phẩm/dịch vụ của công ty

5. Hoàn thiện những hợp đồng trong quy trình bán hàng

Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần hoàn thiện các điều khoản mua bán được liệt kê trong hợp đồng, đặc biệt là việc giám sát quá trình thực thi và xử lý mọi vấn đề phát sinh để mang đến những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình.

Những công việc mà nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận
Hoàn thiện những hợp đồng trong quy trình bán hàng

IV. Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh

Bên cạnh tố chất cùng niềm đam mê, để thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, bạn cũng cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, duy trì động lực làm việc, tìm kiếm thêm nhiều cơ hội và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Một số yêu cầu cơ bản mà nhân viên kinh doanh cần có như sau: 

1. Khả năng giao tiếp lưu loát, thuyết phục

Kỹ năng giao tiếp vô cùng cần thiết đối với nhân viên kinh doanh, giúp họ tự tin hơn trong quá trình đàm phán và thuyết phục khách hàng. Nhân viên kinh doanh có thể vận dụng khả năng giao tiếp của mình để tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, truyền đạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ để đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Thông qua quá trình này, bạn có thể thấu hiểu chân dung, nhu cầu để dễ dàng thuyết phục, tăng khả năng ra quyết định mua hàng của khách hàng. 

Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh
Kỹ năng giao tiếp vô cùng cần thiết đối với nhân viên kinh doanh

2. Kỹ năng đàm phán

Nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt để đạt được thành công. Trong quá trình thương lượng ký kết hợp đồng hay thực hiện các giao dịch kinh doanh thì nhân viên kinh doanh cần vận dụng tốt kỹ năng đàm phán để đạt được mục tiêu của cả hai bên, nhận về nhiều dự án kinh doanh hấp dẫn, góp phần tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.   

Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt để đạt được thành công

3. Khả năng giải quyết vấn đề

Vị trí này thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề phức tạp liên quan đến khách hàng hay quá trình làm việc hàng ngày. Do vậy bạn cần đưa ra các giải pháp linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính tối ưu để duy trì mối quan hệ với khách hàng, thích ứng với mọi thay đổi trong công việc.

Ngoài ra, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp nhân viên kinh doanh nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn dễ đánh giá tình hình đồng thời đưa ra quyết định đúng đắn. Kỹ năng này cũng giúp họ trở nên nhanh nhạy hơn với thị trường, có chiến lược phù hợp đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ nặng cân.

Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh cần có khả năng giải quyết vấn đề tốt

4. Chịu được áp lực cao trong công việc

Lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong môi trường căng thẳng và áp lực cao để đạt được mục tiêu doanh số. Bên cạnh đó là việc xử lý những thương vụ khó khăn hay đối phó với những khách hàng khó tính. 

Khả năng chịu áp lực trong công việc giúp nhân viên kinh doanh giữ được thái độ bình tĩnh để xử lý những tình huống khó khăn một cách hiệu quả. Những người rèn luyện được kỹ năng này sẽ có khả năng tổ chức công việc hiệu quả giúp giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong công việc.

Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong môi trường căng thẳng và áp lực cao

5. Đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp, chỉnh chu trong mắt khách hàng

Vẻ bề ngoài chỉn chu, chuyên nghiệp chính là điểm cộng giúp bạn dễ dàng chiến thắng trong kinh doanh. Tận dụng lợi thế về ngoại hình cùng với nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn tạo thiện cảm tốt và sự tin tưởng với khách hàng trong lần gặp mặt đầu tiên. Đây cũng được xem như yếu tố then chốt để bạn ghi điểm, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng đồng thời thuyết phục họ mua hàng thành công. 

Những yêu cầu cơ bản của một nhân viên kinh doanh
Vẻ bề ngoài chỉn chu, chuyên nghiệp chính là điểm cộng giúp bạn dễ dàng chiến thắng trong kinh doanh

V. Tìm việc làm nhân viên kinh doanh ở đâu?

Bộ phận kinh doanh quyết định đến 30% thành công của cả doanh nghiệp. Một nhân viên kinh doanh giỏi luôn được nhiều công ty săn đón với mức lương vô cùng hấp dẫn. Với cơ hội phát triển rộng mở, nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ tại Việt Nam.

Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin tuyển dụng để ứng viên dễ dàng tìm kiếm việc làm như ý như mạng xã hội, cộng đồng nghề nghiệp, tin đăng truyền thống tại doanh nghiệp, tìm việc thông qua bạn bè, đồng nghiệp, hay website tuyển dụng. Trong đó, các website tuyển dụng được đánh giá là kênh thông tin uy tín, cập nhật số lượng tin tuyển dụng lớn từ các nhà tuyển dụng hàng đầu.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh ở đâu?
Với cơ hội phát triển rộng mở, nhân viên kinh doanh có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm tại nhiều doanh nghiệp

Vieclam.net là một trong những trang thông tin việc làm uy tín với hàng nghìn tin đăng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh nói riêng cũng như các tin tuyển dụng khác nói chung. Không chỉ là nền tảng tuyển dụng lớn giúp bạn dễ dàng tìm việc mà Vieclam.net còn là nơi quy tụ của nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng trong ngành Sales, mở rộng cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cho ứng viên. Ngoài ra, ứng viên còn có thể tạo hồ sơ xin việc chuyên nghiệp tại Vieclam.net để tăng cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng đồng thời tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân.  

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh ở đâu?
Hiện có rất nhiều kênh thông tin tuyển dụng để ứng viên dễ dàng tìm kiếm việc làm như ý như website tuyển dụng

Trên đây là một số thông tin chi tiết về công việc nhân viên kinh doanh, Vieclam.net hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thể giải đáp được câu hỏi nhân viên kinh doanh là gì cũng như có cái nhìn khách quan hơn về vị trí này. Từ đó nhận thức được những tiềm năng, cơ hội và thách thức khi lựa chọn ngành nghề này. Ứng viên hãy luôn học hỏi, trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết để có đáp ứng tốt nhu cầu công việc và tìm kiếm thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành nghề này. Đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều cơ hội việc làm về lĩnh vực kinh doanh và những ngành nghề khác bạn nhé. 

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

fashion stylist là gì

Fashion Stylist là gì? Yêu cầu cần có của một Fashion Stylist

0
Bạn yêu thích thời trang và muốn biến đam mê thành nghề nghiệp? Fashion Stylist là một nghề sáng tạo đang phát triển và...
Head chef là gì

Head chef là gì? Vai trò và công việc của Head chef trong bếp

0
Head chef (còn được gọi là bếp trưởng) là người đứng đầu trong căn bếp, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nấu nướng,...
Quy định về lương OT là gì?

Lương OT là gì? Quy định về cách tính lương tăng ca mới nhất...

0
OT là một thuật ngữ phổ biến ở nơi làm việc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lương OT và cách tính...
chef de partie là gì

Chef de Partie là gì? Công việc và mức lương của Chef de Partie

0
Chef de Partie là một trong những vị trí quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí này chịu trách...
review lương

Review lương là gì? Những NÊN và KHÔNG NÊN khi review lương

0
Review lương là quá trình người lao động được đánh giá lại mức thu nhập và đóng góp của mình tại doanh nghiệp. Tuy...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất