Overthinking là một trong những hội chứng đang trở nên phổ biến và chưa có dấu hiệu suy giảm trong xã hội hiện nay. Overthinking khiến chúng ta mệt mỏi, mất ngủ và lâu dài dẫn đến suy kiệt cơ thể. Do đó chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân, tác hại cũng như cách xử lý khi gặp hội chứng này. Vậy overthinking nghĩa là gì? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu tất tần tật về các khía cạnh của hội chứng này nhé!
Mục lục
I. Overthinking nghĩa là gì?
Overthinking là một tình trạng suy nghĩa quá mức không cần thiết về một vấn đề trong quá khứ, hiện tại hoặc cả trong tương lai. Nói cách khác, những người bị overthinking sẽ suy nghĩ quá mức, trằn trọc cả đêm không ngủ khi họ gặp chuyện quá vui, quá buồn hay thậm chí là suy nghĩ về những việc quan trọng phải làm cho ngày mai như đi phỏng vấn, đi thi, …
Nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ khiến chúng ta bị rối loạn lo âu, stress và có thể dẫn đến mất ngủ thường xuyên vì bộ não không thể ngừng suy nghĩ. Hội chứng này xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và không phải overthinking lúc nào cũng là có hại. Khi bạn có khả năng biến những lo âu ấy thành hành động thì nó được xem như một nguồn động lực lớn, nhưng nếu bạn bị nhấn chìm bởi những suy nghĩ quá mức ấy thì nó sẽ gây hại rất nhiều.
II. Biểu hiện của Overthinking
Overthinking cũng là hội chứng có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết. Việc nhận ra các biểu hiện sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm cách giải quyết. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể:
- Liên tục suy nghĩ và chất vấn bản thân, có hàng tá thứ phải suy nghĩ trong đầu và không thể nào dứt ra được. Thường suy nghĩ mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang chạy xe, đang đi dạo, kể cả là đang ngủ.
- Luôn tìm kiếm lý do cho những suy nghĩ trong đầu của mình. Muốn biết nguồn gốc xuất phát của nó, tại sao bản thân lại có những luồng suy nghĩ này. Từ đó tạo thành một vòng lẫn quẩn không có lối ra.
- Thường xuyên cảm thấy buồn bã, lo lắng về tình trạng của mình. Chẳng hạn như lo sợ rằng không biết tối nay có ngủ được không, hay lại suy nghĩ mọi thứ trong đầu. Tắt điện thoại đi ngủ lúc 10 giờ nhưng sau một hồi suy nghĩ, nhìn lại đã là 2 giờ.
Xem thêm: Burn out là gì? Giải pháp để giới trẻ thoát khỏi triệu chứng Burn out
III. Nguyên nhân của Overthinking?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng overthinking. Theo số liệu của Glints Việt Nam, có đến 93% bạn bị overthinking thường xuyên và 78% trong số đó luôn đau đầu vì chuyện công việc và học tập. Số người overthinking vì chuyện tình cảm chỉ chiếm 11%, còn lại là chuyện gia đình và các vấn đề khác. Tuy nhiên các nguyên nhân trên được phân thành 2 nhóm chính dưới đây:
Tác động từ bên ngoài: Đây có thể là những áp lực từ bên môi trường xung quanh như những công việc chồng chất, mối quan hệ bạn bè không tốt, gia đình không hòa thuận,…Việc này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và bận tâm trong thời gian dài. Do đó nó dẫn đến tình trạng suy nghĩ quá mức cần thiết.
Nhận thức từ bên trong: Đây là nguyên nhân lớn khiến chúng ta dễ gặp tình trạng overthinking. Những người có tính cách quá cầu toàn, chăm chút và hay lo sợ sẽ rất dễ gặp tình trạng này. Họ lo lắng thái quá về những điều xung quanh từ cuộc sống, công việc, tình yêu và từ đó dẫn đến những luồng suy nghĩ không cần thiết. Ngoài ra, thiếu tự tin về bản thân là một trong những nguyên nhân chính cho tình trạng này.
Xem thêm: Trắc nghiệm Holland định hướng nghề nghiệp miễn phí cho bạn
IV. Tác hại của Overthinking
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Tác hại đầu tiên cũng là tác hại rõ nét nhất chính là cơ thể tiều tụy và mệt mỏi. Khi bộ não phải làm việc 24/24 thì cơ thể chúng ta sẽ phải cung cấp năng lượng liên tục cho nó. Điều đó khiến ta luôn trong tình trạng uể oải, mệt mỏi và dẫn đến chán ăn, mất ngủ.
Về lâu dài, khi cơ thể đã quá kiệt quệ, ta lại dung nạp cho nó một số chất kích thích để giảm tác động của việc overthinking như thuốc lá, cafe, bia rượu hay một số loại gây hại đặc biệt khác. Việc sử dụng chất kích thích lâu dài sẽ khiến hệ thần kinh bị rối loạn, suy kiệt cơ thể và dẫn đến những hành động quá khích khi bị nghiện.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Ngoài thể chất ra thì tinh thần là một trong những thứ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp do tình trạng overthinking. Điều này là dễ hiểu bởi vì có ai lại vui vẻ, hạnh phúc được khi trong đầu luôn có một đống suy nghĩ mà chưa có đáp án.
Ban đầu khi bị overthinking, thường chỉ cảm thấy buồn bã, chán nản và một chút áp lực. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý đúng cách, nó sẽ khiến ta gặp nhiều vấn đề tâm lý phức tạp và nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu, chấn thương tâm lý, rối loạn tâm thần,…
3. Ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh
Overthinking cũng là yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hằng ngày như công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh. Chúng ta sẽ không thể tập trung vào học tập hay công việc khi trong đầu luôn phải suy nghĩ về nhiều vấn đề trong cùng một lúc. Từ đó dẫn đến khả năng tư duy sáng tạo kém, không tiếp thu được thông tin mới và giảm sút hiệu quả công việc cũng như học tập.
Ngoài ra, hội chứng này cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn. Khi giao tiếp với người khác, người overthinking sẽ dễ suy nghĩ quá mức, hay nói cách khác là thường suy diễn về những điều người khác nói. Bên cạnh đó, họ cũng trở nên nhạy cảm hơn với những câu chuyện vui, những câu nói đùa giữa bạn bè với nhau. Điều này dẫn đến những khúc mắc không có câu trả lời trong lòng họ và dần dần họ sẽ hạn chế đi sự tiếp xúc và giao lưu với người khác.
Xem thêm: DISC là gì? Phân tích chi tiết 4 nhóm tính cách của DISC
V. Cách để kiểm soát tình trạng Overthinking
Mọi vấn đề đều có cách để giải quyết và hội chứng overthinking cũng vậy, do đó bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây để kiểm soát tình trạng này nhé!
1. Hiểu được nguyên do Overthinking
Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tìm hiểu gốc rễ vấn đề. Chỉ khi xác định được nguyên nhân chính xác thì chúng ta mới có thể đưa ra những hướng giải quyết phù hợp và có hiệu quả cao. Vấn đề có thể xuất phát từ những sự tiếc nuối hay sự day dứt từ quá khứ. Việc này khiến bạn bận tâm và suy nghĩ liên tục. Do đó hãy tập buông bỏ và trấn an bản thân để kiểm soát được vấn đề này.
2. Chấp nhận bản thân đang suy nghĩ quá mức
Việc overthinking với việc suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho những vấn đề là hai thứ vô cùng khác biệt. Hành động suy nghĩ giải pháp là hành động giải quyết vấn đề nhưng overthinking lại không mang đến cho chúng ta bất cứ hướng giải quyết nào. Do đó, chúng ta cần phân biệt rõ và chấp nhận rằng mình là người overthinking và bình tĩnh để khắc phục tình trạng này.
3. Học cách đánh lạc hướng bản thân
Đánh lạc hướng bản thân là một trong những phương pháp kiểm soát tình trạng suy nghĩ quá mức một cách hiệu quả. Nó khiến bạn tạm thời quên đi những suy nghĩ đang hiện hữu trong đầu và tập trung vào một việc khác. Ví dụ bạn có thể thực hiện các hoạt động yêu thích và mang tính chất giải trí như nấu ăn, đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh,…Nó sẽ giúp bạn vừa thư giản đầu óc vừa giảm overthinking.
Ngoài ra, viết nhật ký cũng là cách hiệu quả cho vấn đề này. Điều này cho phép bạn được giải bày toàn bộ những lo toan, những vướng bận trong đầu. Sau khi viết xong, chắc hẳn rằng tâm hồn bạn sẽ nhẹ nhàng và vui vẻ hơn phần nào. Bên cạnh đó, hãy nhìn vào bức tranh lớn hơn để xem tình trạng của bạn có thật sự nghiêm trọng hay không. Nếu chúng không quá gây phiền phức thì bạn hãy lạc quan, nhẹ nhàng đối diện và duy trì tinh thần sống tích cực.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ số AQ là gì? Bật mí cách cải thiện chỉ số AQ hiệu quả
4. Phát triển kỹ năng liên cá nhân (Interpersonal Skill)
Overthinking xuất hiện là do nhận thức của chúng ta. Bộ não ta nhận biết những điểm yếu và tập trung vào những mặt tiêu cực. Chính vì thế, điều bạn cần làm là phát triển các kỹ năng cá nhân như sự tự tin, bình tĩnh, khả năng nâng cao nhận thức,…để bản thân có thể nhìn mọi thứ theo chiều hướng tích cực.
Bên cạnh đó, hãy tập chấp nhận bản thân mình. Chúng ta phải nhận thức được bản thân đang làm được những gì và có những giới hạn nào mà ta không thể vượt qua. Đôi khi sự kỳ vọng quá mức có thể khiến bạn bị mất niềm tin và cảm thấy hụt hẫng khi không thể đạt được. Điều này giúp mình hiểu bản thân là ai và từ đó không đặt hi vọng quá nhiều vào những điều không thể.
5. Tập thiền và hòa mình vào thiên nhiên
Khi tâm trí bạn quá hỗn độn, quá bấn loạn, hãy ngồi xuống và tập thiền trong vòng 10 phút, bạn sẽ thấy điều bất ngờ xảy ra. Việc ngồi thiền sẽ giúp bạn tịnh tâm, tập trung vào hơi thở và dần quên đi những suy nghĩ trong đầu.
Ngoài ra, hít thở bầu không khí trong lành, nghe tiếng chim hót, tiếng rì rào của những tán cây cũng là giải pháp hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc đi bộ ở nơi có nhiều cây xanh sẽ giúp bạn hạn chế những suy nghĩ lan man trong đầu.
6. Tìm đến nhà tham vấn tâm lý để được giúp đỡ
Overthinking không phải là một hội chứng gây ra nhiều các hậu quả tiêu cực trong thời gian ngắn, tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài thì nó sẽ khiến bạn gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng và có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường.
Chính vì thế bạn nên tìm gặp những bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ kịp thời và nhanh chóng. Họ sẽ là người lắng nghe những lo âu của bạn, đưa ra lời khuyên và những giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cũng sẽ giúp bạn giảm các tình trạng overthinking.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi overthinking nghĩa là gì, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. Đây là một hội chứng phổ biến trong xã hội ngày càng áp lực. Chính vì thế, bạn đừng cảm thấy lạc lõng và quá lo âu về tình trạng của mình. Duy trì một tâm trạng vui vẻ, một thái độ sống tích cực sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh và giải quyết hội chứng overthinking. Ngoài ra, cũng đừng quên theo dõi Vieclam.net để cập nhật những nội dung hữu ích khác nhé!
Xem thêm: