Quản lý khách sạn là gì? Đó là vị trí đóng vai trò then chốt trong việc điều hành và giám sát hoạt động của một khách sạn. Trong bài viết này, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu chi tiết về mô tả và yêu cầu công việc của một quản lý khách sạn cùng với mức lương hấp dẫn cho vị trí này nhé!
Mục lục
I. Quản lý khách sạn là gì?
Quản lý khách sạn (Hotel Management) là tổ chức, quản lý tất cả những hoạt động của khách sạn một cách khoa học và hiệu quả bao gồm quản lý tài chính, tiếp thị, nhân sự, dịch vụ khách hàng và cơ sở vật chất.
Trong quá trình kinh doanh và vận hành, quản lý khách sạn giám sát hoạt động của các bộ phận để đánh giá hiệu quả. Dựa trên các đánh giá này, họ sẽ điều chỉnh, sửa đổi hoặc cải tiến các quy trình để đảm bảo phù hợp và tối ưu.
II. Cập nhật mức lương của quản lý khách sạn mới nhất
Quản lý khách sạn là một trong những công việc có mức thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo của Robert Walters năm 2021. Mức thu nhập trung bình của quản lý khách sạn sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với những vị trí cấp cao và những khách sạn có quy mô lớn thì mức thu nhập có thể lên đến 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, mức thu nhập còn có thể thay đổi dựa trên các bộ phận khác nhau của một khách sạn. Dưới đây là bảng thống kê mức thu nhập trung bình của quản lý khách sạn theo từng vị trí mà bạn có thể tham khảo:
Vị trí | Mức lương |
Trưởng bộ phận tiền sảnh | 15 – 20 triệu đồng |
Trường bộ phận buồng phòng | 10 – 15 triệu đồng |
Trường bộ phận ẩm thực | 15 – 30 triệu đồng |
Trưởng bộ phận kinh doanh tiếp thị | 15 – 30 triệu đồng |
Trưởng bộ phận nhân sự | 10 – 30 triệu đồng |
Quản lý cấp cao | 20 – 60 triệu đồng |
Lưu ý: Mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo, mức lương thực tế có thể biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, quy mô khách sạn, các phúc lợi kèm theo,… Để có thể biết mức lương cụ thể của quản lý khách sạn, bạn có thẻ tham khảo các tin đăng tuyển dụng quản lý khách sạn trên Vieclam.net.
Xem thêm: Nhân viên buồng phòng là gì? mức lương của nhân viên buồng phòng
III. Mô tả công việc của quản lý khách sạn
Tùy vào quy mô của khách sạn mà khối lượng công việc của quản lý khách sạn có thể khác nhau. Công việc của một quản lý khách sạn không chỉ đơn thuần là giám sát hoạt động hàng ngày mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Để hiểu rõ hơn về vai trò này, hãy cùng Vieclam.net khám phá các nhiệm vụ chính mà một quản lý khách sạn phải đảm nhận hàng ngày ngay sau đây nhé:
IV. Yêu cầu công việc của quản lý khách sạn
Để làm tốt công việc quản lý khách sạn, ứng viên cần có cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Kỹ năng chuyên môn giúp điều hành khách sạn một cách hiệu quả, còn kỹ năng mềm giúp giao tiếp tốt, lãnh đạo đội ngũ và xử lý vấn đề. Dưới đây là các yêu cầu chi tiết cho từng loại kỹ năng
1. Kỹ năng chuyên môn
Để thành công trong vai trò quản lý khách sạn, bạn cần phát triển và rèn luyện kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực như nghiệp vụ lễ tân, buồng phòng và quầy bar. Quản lý khách sạn phải có khả năng nhận diện và giải quyết hiệu quả các tình huống khó khăn trong công việc, từ đó đảm bảo hoạt động suôn sẻ và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, quản lý khách sạn cần có năng lực giám sát và điều phối công việc của nhân viên một cách hiệu quả. Biết cách quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, đồng thời đưa ra các phương án cải tiến để thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu.
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh là rất quan trọng, với việc sử dụng thành thạo các thuật ngữ tiếng Anh liên quan đến quản trị du lịch, nhà hàng và khách sạn để truyền đạt thông tin cho khách hàng quốc tế.
Cuối cùng, thành thạo tin học văn phòng cơ bản và khả năng khai thác tài nguyên trên internet là cần thiết để hỗ trợ công tác chuyên môn một cách hiệu quả.
2. Kỹ năng mềm
Khả năng quan sát tốt: Khả năng quan sát tốt là yếu tố quan trọng đối với quản lý khách sạn, vì họ cần giám sát toàn bộ hoạt động của các bộ phận để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng tiêu chuẩn. Kỹ năng này giúp quản lý kiểm tra hiệu quả công việc của nhân viên. Khi sở hữu kỹ năng quan sát sắc bén, quản lý có thể đôn đốc nhân viên kịp thời và duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và đúng quy định.
Kỹ năng giao tiếp: Muốn trở thành một người quản lý khách sạn, bạn cần rèn luyện khả năng giao tiếp của bản thân. Bạn sẽ cần giao tiếp hiệu quả với nhiều nhân viên từ các phòng ban khác nhau cũng như với khách hàng. Việc thường xuyên đưa ra nhận xét, khuyến khích và cập nhật thông tin cho nhân viên giúp đảm bảo công việc diễn ra đúng kế hoạch. Đồng thời, giao tiếp tốt với khách hàng giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết, thấu hiểu nhu cầu của họ và tạo dựng lòng tin, góp phần vào sự phát triển của khách sạn.
V. Tìm việc làm quản lý khách sạn uy tín, lương cao trên Vieclam.net
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý khách sạn với mức lương hấp dẫn và tại khách sạn uy tín, Vieclam.net là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Vieclam.net là một website chuyên cung cấp các tin đăng tuyển dụng việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả quản lý khách sạn. Các bộ lọc thông minh của website sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển vào các cơ hội việc làm phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm. Tại đây không chỉ cho phép bạn tìm kiếm công việc theo địa điểm, mức lương mà còn cung cấp thông tin chi tiết về yêu cầu công việc, mô tả nhiệm vụ và các lợi ích đi kèm. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và chọn lựa công việc phù hợp nhất cho sự nghiệp của mình.
Lời kết
Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về quản lý khách sạn là gì? Hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích mà Vieclam.net cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí này để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho ngành nghề của mình. Đừng quên thường xuyên truy cập Vieclam.net để không bỏ lỡ những kiến thức hữu ích về xu hướng tuyển dụng việc làm hiện nay cũng như những tin đăng tuyển dụng cùng mức lương cực kỳ hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
- Mô tả công việc Lễ tân khách sạn chi tiết: Từ A đến Z
- Ngành quản trị du lịch và lữ hành: Cơ hội nghề nghiệp 5 năm tới
- Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin tổng quan xoay quanh vị trí nhân viên kinh doanh