Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? – Đây không chỉ là băn khoăn, trăn trở của nhiều bạn sinh viên mà còn của những bậc phụ huynh khi con em mình mới đặt chân vào giảng đường đại học. Trong bài viết này, hãy cùng Vieclam.net trả lời câu hỏi này cũng như điểm qua một vài lưu ý quan trọng cho sinh viên khi đi làm thêm nhé.
Mục lục
I. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
Khi bước chân vào giảng đường đại học, các bạn sinh viên thường đắn đo lựa chọn giữa 2 con đường: Một là, đi làm thêm từ sớm để tự chủ tài chính, phụ giúp bố mẹ cũng như tích lũy, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Hai là, tập trung học tập thật tốt, tích cực tham gia các hoạt động của câu lạc bộ, đoàn trường,…
Các công việc làm thêm có thể giúp các bạn sinh viên phát triển thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến nhưng cũng ít nhiều gây xao nhãng bài vở trên trường. Nhưng không đi làm thêm mà tập trung vào việc học, bạn có thể đạt được nhiều thành tích, giải thưởng cao nhưng có khi lại thiếu đi sự va chạm thực tế, chưa phát triển được nhiều kỹ năng mềm để bước chân vào thị trường lao động.
Do đó, sẽ không có câu trả lời chính xác hoàn toàn cho câu hỏi “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” mà sẽ tùy thuộc vào quan điểm, tư duy, hoàn cảnh sống,… của mỗi cá nhân. Bạn cần nắm rõ những ưu, nhược điểm của việc đi làm thêm và chọn cho mình một trong hai hướng đi hoặc sự cân bằng phù hợp với nhất với chính bản thân mình.
II. Cơ hội cho sinh viên đi làm thêm
Không thể phủ nhận rằng, việc sinh viên đi làm thêm có thể mang lại rất nhiều cơ hội phát triển không chỉ sự nghiệp của bản thân mà còn ở nhiều khía cạnh khác như tư duy, kỹ năng mềm,… Dưới đây là những cơ hội phát triển nổi bật dành cho sinh viên đi làm thêm:
- Có thêm thu nhập cho bản thân: Mức lương cho các vị trí công việc part-time sinh viên thường không quá cao, có thể dao động từ 2 – 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, với mức thu nhập này các bạn cũng có thể chi trả tiền thuê nhà, học phí, tiền sinh hoạt hàng tháng,… giúp san sẻ và gánh vác phần nào nỗi lo “cơm áo gạo tiền” của bố mẹ.
- Học được cách quản lý thời gian: Không chỉ đơn thuần học lý thuyết trên lớp mà các bạn sinh viên còn phải tham gia vào các dự án, bài tập nhóm, thuyết trình,… mất khá nhiều thời gian. Do đó, để có thể vừa đi học vừa đi làm thêm, các bạn sinh viên cần phải lên kế hoạch chi tiết công việc cũng như quản lý, sắp xếp thời gian biểu trong tuần sao cho thật hợp lý.
- Có trải nghiệm thực tế ngoài xã hội: Quy trình làm việc, vận hành thực tế của một doanh nghiệp rất khác so với nhiều những lý thuyết nằm trên sách vở. Do đó, những công việc làm thêm có thể ít nhiều giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm thực tế, được va chạm, xử lý các tình huống bất ngờ,…
- Mở rộng các mối quan hệ: Đi làm thêm giúp các bạn sinh viên được giao lưu với nhiều người, mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp, quản lý, khách hàng,… Việc mở rộng và xây dựng các mối quan hệ chất lượng cũng phần nào giúp con đường phát triển sự nghiệp của các bạn sinh viên được dễ dàng và thuận lợi hơn sau này.
- Có thêm kỹ năng và kinh nghiệm: Hiện nay, có rất nhiều công việc làm thêm giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, cũng như cải thiện các kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm làm việc.
Xem thêm: Tuyển dụng việc làm bán thời gian (part time) lương cao 2024
III. Rủi ro khi đi làm thêm từ thời sinh viên
Bên cạnh những cơ hội, sinh viên đi làm thêm cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro, thách thức. Vì vậy, các bạn sinh viên đang có kế hoạch tìm kiếm một công việc làm thêm cần phải nắm rõ và cân nhắc những rủi ro sau đây trước khi đưa ra quyết định:
- Không cân bằng được giữa học tập và làm việc: Việc cân bằng giữa việc học và công việc làm thêm là điều không hề dễ dàng. Không ít những bạn sinh viên giỏi vì dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm mà không có đủ thời gian học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Áp lực từ việc học và công việc làm thêm có thể khiến các bạn sinh viên bị thiếu ngủ, stress, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cùng với đó, các bạn sinh viên còn có thể đối mặt với những rủi ro về môi trường làm việc không an toàn, mất vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động.
- Có thể gặp phải đa cấp, lừa đảo: Đánh vào tâm lý mong muốn tìm kiếm công việc lương cao của các bạn sinh viên, nhiều đối tượng đa cấp, lừa đảo đã đưa ra các chiêu trò, hứa hẹn hòng thu được những khoản phí như phí đặt cọc chỗ, phí đồng phục, phí bảng tên,…
- Bị bóc lột sức lao động: Đối với những bạn sinh viên lần đầu đi làm thêm hoặc thiếu các kiến thức liên quan đến pháp luật, có thể bị bóc lột sức lao động, không được trả lương đầy đủ hoặc phải nhận mức lương thấp hơn so với quy định của nhà nước,…
Xem thêm: Bị bế tắc trong công việc? Nguyên nhân và cách giải tỏa
IV. Cần lưu ý điều gì cho sinh viên khi đi làm thêm
Việc sinh viên đi làm thêm từ rất sớm để trang trải cuộc sống, cải thiện kỹ năng hay tích lũy kinh nghiệm là việc hoàn toàn bình thường và thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ, giới thiệu từ các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ sự tự tin, bản lĩnh và khả năng quản lý để vừa học vừa làm. Vì vậy, các bạn sinh viên đang có ý định đi làm thêm cần lưu ý những điều sau:
- Sắp xếp thời gian hợp lý: Việc học tập luôn là ưu tiên hàng đầu của sinh viên. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để cân bằng giữa học tập và làm thêm. Theo chia sẻ của những anh chị đi trước, các bạn sinh viên không nên đi làm thêm quá 20 giờ/tuần để đảm bảo sức khỏe và kết quả học tập.
- Lựa chọn công việc phù hợp: Việc lựa chọn công việc phù hợp với ngành học, kỹ năng, định hướng phát triển và thời gian biểu của cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn được làm công việc mình yêu thích, gia tăng thu nhập mà còn có thời gian phân bổ hợp lý để việc học tập được hiệu quả hơn.
- Tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin doanh nghiệp: Trước khi nhận làm bất kỳ công việc nào, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, môi trường làm việc, mức lương, chế độ đãi ngộ,… Bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn uy tín, tuyệt đối không nên tin vào các lời quảng cáo “việc nhẹ lương cao”.
- Bảo vệ quyền lợi của bản thân: Tùy theo vị trí và tính chất công việc làm thêm mà các doanh nghiệp có thể yêu cầu các bạn sinh viên ký các loại giấy tờ như hợp đồng thời vụ, hợp đồng cộng tác, hợp đồng đào tạo,… Các bạn sinh viên cần hiểu rõ về các quyền lợi của bản thân như mức lương, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội, khấu trừ thuế,… trước khi ký tên.
- Giữ gìn, chăm sóc sức khỏe thật tốt: Việc làm thêm cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không biết cách chăm sóc bản thân, chẳng hạn: thường xuyên thức khuya để làm ca đêm, ăn uống không đúng giờ, lười tập luyện thể dục,…
V. Sinh viên tìm việc làm thêm uy tín ở đâu?
Hiện nay, tại các khu vực thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội, các bạn sinh viên có thể tiếp cận với đa dạng các công việc làm thêm như phục vụ, bán hàng, cộng tác viên viết bài,… Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng hoàn toàn uy tín mà đều tồn tại những rủi ro, nguy cơ nhất định. Vì vậy, để tìm nguồn việc làm thêm uy tín, các bạn sinh viên có thể nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, phòng công tác sinh viên của trường hoặc tham khảo các website tuyển dụng uy tín như Vieclam.net.
Vieclam.net là chuyên trang việc làm uy tín, được nhiều ứng viên và đối tác doanh nghiệp ưu tiên sử dụng tại thị trường Việt Nam. Với chức năng tạo hồ sơ online chỉ mất khoảng 5 phút, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với hàng ngàn vị trí công việc từ nhiều doanh nghiệp uy tín, được chọn lọc vô cùng kỹ càng.
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin liên quan về vấn đề Sinh viên có nên đi làm thêm hay không? Đây là vấn đề không có câu trả lời đúng hoặc sai mà sẽ tùy thuộc vào từng quan điểm, hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ được ưu, nhược điểm cũng như những lưu ý quan trọng khi tìm kiếm công việc làm thêm. Đừng quên truy cập Vieclam.net thường xuyên để tham khảo thêm nhiều bài đăng chia sẻ kinh nghiệm về công việc, phát triển bản thân được cập nhật liên tục mỗi ngày nhé.
Xem thêm: