HomeMẹo tìm việcĐịnh hướngStylist là gì? Yếu tố cần có để trở thành stylist chuyên...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Stylist là gì? Yếu tố cần có để trở thành stylist chuyên nghiệp

Stylist là một nghề thú vị và đầy tính sáng tạo. Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ yêu thích ngành nghề này và mong muốn theo đuổi. Vậy cụ thể thì nghề stylist là gì? Để trở thành một stylist chuyên nghiệp cần những yếu tố như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây của Vieclam.net nhé.

Khám phá nghề stylist là gì - Nguồn: Internet
Khám phá nghề stylist là gì – Nguồn: Internet

I.  Stylist là gì?

Stylist, hay còn gọi là nhà định hình và tạo mẫu thời trang, là những người có nhiệm vụ tư vấn và sáng tạo phong cách cho khách hàng. Khách hàng của stylist thường là các nhãn hàng thời trang, công ty giải trí hoặc các cá nhân nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, người mẫu hoặc doanh nhân. 

Hiện nay, nghề stylist đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt trong ngành thời trang và giải trí. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chính quy dành riêng cho ngành Stylist. Để theo đuổi nghề này, bạn có thể học các ngành liên quan như thiết kế thời trang tại Đại học Kiến Trúc, Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen hoặc hội họa tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam để tạo dựng nền tảng sáng tạo và thẩm mỹ thật vững chắc.

Xem thêm: Social Media Manager là gì? Yêu cầu để trở thành Social Media Manager

Tìm hiểu stylist là nghề gì - Nguồn: Internet
Tìm hiểu stylist là nghề gì – Nguồn: Internet

II. Những công việc cần đảm nhận của một Stylist

Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà một stylist sẽ đảm nhận trong quá trình làm việc, bạn có thể tham khảo qua để hiểu hơn về nghề stylist.

1. Lập kế hoạch và tư vấn phong cách

Stylist có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch và tư vấn, định hình phong cách cho khách hàng dựa trên sở thích, cá tính, vóc dáng và cả hoàn cảnh sử dụng trang phục. 

Quá trình tư vấn đòi hỏi stylist phải am hiểu khách hàng của mình, cũng như có kiến thức cơ bản về thời trang và nắm bắt được các xu hướng đang thịnh hành. Ngoài ra, họ cũng sẽ cần lập kế hoạch chi tiết cho quá trình lựa chọn trang phục sao cho đúng thời hạn và minh bạch về chi phí để khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng vào dịch vụ.

Lên ý tưởng và lập kế hoạch là một phần nhiệm vụ của stylist - Nguồn: Internet
Lên ý tưởng và lập kế hoạch là một phần nhiệm vụ của stylist – Nguồn: Internet

2. Lựa chọn và phối hợp trang phục

Sau khi tư vấn và đưa ra ý tưởng phong cách, stylist sẽ bắt tay vào việc lựa chọn trang phục phù hợp cho khách hàng. Họ sẽ đi mua sắm, đặt thiết kế, thuê mượn hoặc sử dụng các món đồ từ kho trang phục có sẵn để đảm bảo đúng với ý tưởng đã đề ra. 

Khi chọn trang phục, stylist cần xem xét kỹ về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng để tạo ra sự phối hợp hài hòa và phù hợp với cơ thể khách hàng. Ngoài ra, họ cũng phải cân nhắc các yếu tố về hoàn cảnh sử dụng trang phục như thời tiết, địa hình, tính chất sự kiện,… để giúp khách hàng di chuyển dễ dàng và vận động thoải mái.

Xem thêm: Business Manager là gì? Công việc và yêu cầu của Business Manager

Lựa chọn trang phục và phối đồ là công việc chính của stylist - Nguồn: Internet
Lựa chọn trang phục và phối đồ là công việc chính của stylist – Nguồn: Internet

3. Tham gia vào các buổi chụp ảnh và sự kiện

Stylist cần phải thường xuyên tham gia vào các buổi chụp ảnh thời trang, quảng cáo, sự kiện thảm đỏ hoặc chương trình truyền hình,… Họ có thể là thành viên của đội ngũ sản xuất hoặc là đến cùng nghệ sĩ, người mẫu để hỗ trợ khi cần thiết.

Trước mỗi sự kiện, họ sẽ phối hợp với nhiếp ảnh gia, đạo diễn hoặc nhà sản xuất để hiểu rõ ý tưởng và mục đích của dự án. Dựa trên thông tin đó, stylist sẽ lựa chọn trang phục, phụ kiện và tông trang điểm phù hợp cho từng cảnh quay hoặc hoàn cảnh cụ thể.

Trong quá trình diễn ra sự kiện, stylist chịu trách nhiệm thay đổi trang phục, phụ kiện và tạo dáng cho người mẫu hoặc nghệ sĩ theo yêu cầu của từng phân cảnh của kịch bản. Sau buổi chụp hoặc sự kiện, stylist sẽ cần kiểm kê và bảo quản trang phục đủ số lượng và chất lượng như lúc ban đầu.

Stylist tham gia các buổi chụp ảnh cùng khách hàng, thường là người nổi tiếng - Nguồn: Internet
Stylist tham gia các buổi chụp ảnh cùng khách hàng, thường là người nổi tiếng – Nguồn: Internet

4. Tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất

Trong một số trường hợp, stylist cũng có thể tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất trang phục mới. Lúc này, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà thiết kế để đưa ra ý tưởng, đề xuất phong cách và góp ý về tính thực tế của các mẫu thiết kế. Đồng thời, họ còn đóng vai trò cầu nối giữa nhà thiết kế và khách hàng, giúp đảm bảo sự cân đối giữa mong muốn của khách hàng và sự sáng tạo của nhà thiết kế.

Sau khi đã thống nhất ý tưởng bản thiết kế, stylist cũng sẽ tiếp tục theo dõi quy trình cũng như tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo mọi chi tiết được thực hiện đúng theo kế hoạch, từ chất liệu, màu sắc đến kiểu dáng, họa tiết. Điều này đặc biệt phổ biến đối với các stylist của nghệ sĩ, người thường xuyên cần đến các trang phục được thiết kế riêng cho nhiều sự kiện quan trọng như biểu diễn trên sân khấu, xuất hiện trên thảm đỏ hay tham dự lễ trao giải,…

Xem thêm: Barista là gì? Có nên theo nghề Barista không? 

Stylist tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất trang phục - Nguồn: Internet
Stylist tham gia vào quá trình thiết kế và sản xuất trang phục – Nguồn: Internet

III. Các vị trí việc làm của Stylist

Trong ngành thời trang và giải trí, có khá đa dạng công việc dành cho một stylist, từ việc làm tại các thương hiệu nổi tiếng đến stylist cá nhân cho người nổi tiếng. Mỗi vị trí đều mang đến cơ hội tiềm năng và thách thức riêng. Hãy cùng Vieclam.net điểm qua một số vị trí tiêu biểu ngay sau đây.

  • Stylist làm việc tại các tòa soạn (Editorial Fashion Stylist): Công việc chính của họ là lên ý tưởng và phối hợp trang phục, phụ kiện cho các bộ hình và video của tòa soạn. Bên cạnh đó, họ cũng tham gia vào quá trình đánh giá chất lượng sản phẩm cuối cùng, đảm bảo trang phục và phụ kiện phù hợp với chủ đề và tiêu chuẩn của mỗi dự án. Công việc này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế và các chuyên gia khác trong ngành để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao.
  • Stylist thương mại (Commercial Stylist): Commercial stylist là những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí thương mại, thường làm việc tại các công ty truyền thông, đài truyền hình và phim trường. Họ đảm nhận vai trò tạo dựng hình ảnh, chuẩn bị phục trang cho diễn viên tham gia vào các dự án TVC quảng cáo, chương trình truyền hình, chương trình thực tế, phim ảnh và sitcoms,…
Tham khảo một số vị trí công việc của nghề Stylist - Nguồn: Internet
Tham khảo một số vị trí công việc của nghề Stylist – Nguồn: Internet
  • Stylist cá nhân (Personal Stylist): Personal stylist thường làm việc độc lập, đảm nhận việc tư vấn và định hình phong cách thời trang cho khách hàng cá nhân, thường là người nổi tiếng. Công việc này đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực thời trang về cả trang phục, làm tóc, trang điểm,… nhằm mang đến cho khách hàng một diện mạo tổng thể hài hòa và ấn tượng.
  • Stylist thời trang (Fashion Stylist): Fashion stylist có nhiệm vụ lên ý tưởng trang phục cho khách hàng hoặc người mẫu, đồng thời lựa chọn đạo cụ, phụ kiện và chuẩn bị cho các buổi quay chụp của các tạp chí hoặc thương hiệu thời trang. 

Xem thêm: Booking bar là gì? Mức lương và lưu ý khi làm booking bar

Nghệ sĩ thường cần đến stylist cá nhân để đảm bảo vẻ ngoài chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng - Nguồn: Internet
Nghệ sĩ thường cần đến stylist cá nhân để đảm bảo vẻ ngoài chỉn chu khi xuất hiện trước công chúng – Nguồn: Internet

IV. Thu nhập của Stylist hiện nay

Hiện nay, mức lương trung bình của stylist dao động từ 12 đến 15 triệu đồng mỗi tháng, nhưng con số này có thể thay đổi dựa trên kinh nghiệm, thị trường trong nước hay quốc tế và mức độ nổi tiếng. 

Stylist mới vào nghề có thể nhận khoảng 5 – 8 triệu đồng mỗi tháng, trong khi những người có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm có thể kiếm từ 8 – 15 triệu đồng. Những stylist có trên 3 năm kinh nghiệm thường có thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên, đặc biệt nếu họ làm việc cho các thương hiệu cao cấp hoặc định hình phong cách cho các ngôi sao nổi tiếng. Ngoài ra, stylist còn có thể tăng thu nhập qua các công việc freelance hoặc mở studio riêng.

Xem thêm: Hành chính nhân sự là gì? Mức lương, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Tham khảo mức thu nhập của stylist hiện nay - Nguồn: Internet
Tham khảo mức thu nhập của stylist hiện nay – Nguồn: Internet

V. Góc khuất của nghề Stylist

Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, nghề stylist cũng tiềm ẩn không ít thách thức và khó khăn. Bạn có thể tham khảo một vài “mặt tối” của ngành được liệt kê bên dưới đây để hiểu rõ hơn.

1. Tốc độ đào thải nhanh

Thời trang là lĩnh vực thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các stylist phải liên tục cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng để bắt kịp xu hướng, tránh bị tụt hậu. Với những stylist thiếu sáng tạo và không có những thành quả ấn tượng sẽ dễ bị thay thế trong ngành. Áp lực này khiến họ phải nỗ lực không ngừng để giữ vững chỗ đứng và đạt được thành công.

2. Áp lực khi làm việc với nhiều đối tượng khách hàng

Stylist thường phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng, mỗi khách hàng lại có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Điều này buộc stylist phải có khả năng thích nghi linh hoạt để đáp ứng tính chất công việc. 

Tuy nhiên, áp lực từ việc làm hài lòng nhiều khách hàng khác nhau có thể khiến họ gặp căng thẳng, mệt mỏi. Do đó, để theo đuổi nghề lâu dài, họ cũng cần học cách cân bằng cảm xúc và giải tỏa năng lượng tiêu cực.

Căng thẳng khi phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng là điều khó tránh - Nguồn: Internet
Căng thẳng khi phải làm việc với nhiều đối tượng khách hàng là điều khó tránh – Nguồn: Internet

3. Các vấn đề liên quan đến trang phục

Những sự cố phát sinh về trang phục cũng là một trong những khó khăn mà stylist thường phải đối diện. Việc quản lý, bảo quản và vận chuyển trang phục đòi hỏi nhiều công sức, chi phí và rất dễ nảy sinh vấn đề như bồi thường khi làm hư hỏng trang phục, thất lạc trang phục,…

Xem thêm: Bartender là gì? Yêu cầu công việc và mức lương của Bartender

VI. Điều kiện cần có để trở thành Stylist

Dưới đây là một số điều kiện cơ bản cần có để trở thành một stylist sáng giá và nổi bật trong ngành thời trang.

  • Có kiến thức nền vững chắc: Việc nắm vững kiến thức nền và không ngừng trau dồi bổ sung là yếu tố quan trọng để một stylist theo đuổi nghề lâu dài. Qua đó, họ sẽ hiểu rõ các nguyên tắc về màu sắc, chất liệu và cách phối hợp trang phục, phụ kiện sao cho hài hòa và tôn lên vẻ đẹp của người mặc. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào cảm tính mà thiếu kiến thức, những thiết kế của stylist có thể trở nên kém tinh tế, gây phản cảm.
  • Khả năng cập nhật, nắm bắt các xu hướng thời trang: Thời trang luôn không ngừng biến hóa và các xu hướng mới luôn xuất hiện qua từng năm. Thế nên khi đảm nhận vai trò cố vấn, stylist phải luôn cập nhật các phong cách thời trang mới cả trong lẫn ngoài nước. Quan trọng hơn là từ những xu hướng đó, họ cần biết cách tạo nên phong cách riêng độc đáo để giúp khách hàng nổi bật, tránh bị trùng lặp hay lỗi thời.
Cần có khả năng cập nhật xu hướng nhanh chóng để trở thành stylist - Nguồn: Internet
Cần có khả năng cập nhật xu hướng nhanh chóng để trở thành stylist – Nguồn: Internet
  • Tinh thần học hỏi những kiến thức mới trong quá trình làm việc: Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ nên dù làm việc trong lĩnh vực chuyên môn thì vẫn sẽ luôn có những kiến thức, kỹ năng mới mà stylist cần học tập, tiếp thu. Điều này không chỉ giúp mở rộng tư duy mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 
  • Mở rộng các mối quan hệ cả trong và ngoài ngành: Có được những mối quan hệ chất lượng không chỉ giúp stylist mở ra nhiều cơ hội hợp tác làm việc mà còn tạo cơ hội để được nhận tài trợ trang phục, mỹ phẩm, phụ kiện,… từ các nhãn hàng và nhà thiết kế.

Xem thêm: Lễ tân nhà hàng gì? Bật mí từ A-Z thông tin về lễ tân nhà hàng

Khả năng ngoại giao, xây dựng mối quan hệ cũng rất cần có ở một stylist - Nguồn: Internet
Khả năng ngoại giao, xây dựng mối quan hệ cũng rất cần có ở một stylist – Nguồn: Internet
  • Chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển: Để được nhiều người biết đến, stylist cần chủ động tham gia các chương trình, cuộc thi về thời trang hoặc thử thách bản thân ở nhiều môi trường làm việc thực tế khác nhau. Điều này không chỉ giúp họ dễ dàng được nhận diện mà còn tích lũy được nhiều kiến thức quý báu trong ngành, từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
  • Tư chất nghệ thuật và khiếu thẩm mỹ: Những người có khả năng cảm nhận nghệ thuật và gu thẩm mỹ tốt sẽ dễ dàng tạo ra những bộ trang phục ấn tượng và độc đáo. Điều này không chỉ thu hút khách hàng tìm đến họ mà còn khẳng định “chất riêng” của họ trong ngành thời trang luôn thay đổi và đầy tính cạnh tranh.
Tư chất nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu đối với stylist - Nguồn: Internet
Tư chất nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu đối với stylist – Nguồn: Internet

Lời kết

Như vậy là Vieclam.net đã cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản về công việc stylist, bao gồm khái niệm, mức thu nhập trung bình, các nhiệm vụ liên quan cũng như điều kiện phù hợp cần có. Hy vọng qua đó bạn đã hiểu được stylist là gì và có định hướng nghề nghiệp phù hợp. 

Ngoài ra, bạn có thể khám phá thêm nhiều bài viết thú vị tại chuyên mục mẹo tìm việcphát triển bản thân trên Vieclam.net để nắm bắt các thông tin hữu ích về thị trường lao động và đa dạng các ngành nghề khác.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp, CareerLink, JobsGO

Có thể bạn quan tâm:




Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Các ngành nghề không cần ngoại hình

12 ngành nghề không cần ngoại hình vẫn có thu nhập tốt

0
Thành công trong sự nghiệp không chỉ phụ thuộc vào ngoại hình. Trong thực tế, có rất nhiều ngành nghề đòi hỏi năng lực,...
Dạy nối mi Hà Nội

Top 10 chỗ dạy nối mi Hà Nội học phí thấp, chất lượng cao...

0
Nhu cầu làm đẹp của phái nữ ngày càng tăng cao, trong đó dịch vụ nối mi được sử dụng khá phổ biến. Hà...
Học pha chế bao nhiêu tiền? Mẹo chọn nơi học pha chế bài bản, uy tín

Học pha chế bao nhiêu tiền? Mẹo chọn nơi học pha chế bài bản,...

0
Pha chế là nghề khá hot và được nhiều người lựa chọn trong bối cảnh Du lịch - Dịch vụ phát triển mạnh mẽ....
trường dạy nghề cắt tóc Hà Nội

Top 10 trường dạy nghề cắt tóc ở Hà Nội uy tín nhất hiện...

0
Nhu cầu làm đẹp đang ngày càng được quan tâm và chú trọng khiến cho các trường dạy nghề cắt tóc cũng phát triển...
Đào tạo học viên spa Đà Nẵng

Top 10 đào tạo học viên spa Đà Nẵng chất lượng nhất 2024

0
Đà Nẵng, thành phố có nền kinh tế du lịch phát triển, thu hút nhiều khách tham quan, từ đây kéo theo sự phát...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất