Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào hàng hóa có thể vận chuyển một cách trơn tru từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng? Bí mật nằm ở Supply Chain – một hệ thống phức tạp nhưng vô cùng quan trọng. Vậy Supply Chain là gì và bao gồm những hoạt động cốt lõi nào để đảm bảo quá trình vận hành sản phẩm hiệu quả? Hãy cùng Vieclam.net khám phá trong bài viết này.

Mục lục
I. Supply Chain là gì?
Supply chain (chuỗi cung ứng) là tập hợp tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận chuyển, phân phối sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng cuối cùng. Chuỗi này bắt đầu từ khi doanh nghiệp tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến khi các sản phẩm/dịch vụ được giao tận tay khách hàng.

II. Vai trò của Supply Chain
Supply Chain đóng vai trò quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, nó được ví như hệ thống xương sống, chi phối trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và tối ưu lợi nhuận. Cụ thể, một chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
- Duy trì dòng chảy vật tư ổn định và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về nguồn lực.
- Tinh giản quy trình sản xuất, hạn chế lãng phí thời gian, chi phí vận chuyển và hàng tồn kho.
- Nâng cao hiệu quả tài chính thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, vận chuyển và lưu trữ, mở đường cho lợi nhuận bền vững.
- Xây dựng lợi thế cạnh tranh nhờ khả năng quản trị kho hàng thông minh, đảm bảo nguồn cung ứng linh hoạt và nhanh chóng đến tay khách hàng.
- Giảm thiểu tổn thất, tối ưu hóa doanh thu cho các sản phẩm đặc thù như hàng hóa theo mùa vụ hay có thời hạn sử dụng ngắn.
- Gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp sau thuế.
Tham khảo thêm: QA là gì? Yêu cầu cần có để trở thành nhân viên QA
III. Các mô hình Supply Chain phổ biến
Hiện tại trên thị trường có nhiều mô hình Supply Chain, các doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình phù hợp tùy thuộc vào đặc điểm ngành, sản phẩm và chiến lược kinh doanh. Dưới đây là ba mô hình supply chain phổ biến nhất thường được sử dụng hiện nay.
1. Mô hình linh hoạt
Mô hình Supply Chain linh hoạt phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo mùa hoặc các ngày lễ. Các doanh nghiệp này tận dụng những thời điểm nhu cầu sản phẩm tăng cao để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường và sẵn sàng dừng hoạt động khi nhu cầu giảm.

Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng chuẩn bị nguyên liệu thô, quản lý tốt hàng tồn kho và điều phối nguồn lao động. Ví dụ điển hình cho mô hình này là các sản phẩm như bánh trung thu, quà Tết, đồ trang trí Noel, lịch,….
2. Mô hình chuỗi nhanh
Mô hình chuỗi nhanh thường áp dụng với sản phẩm mang tính xu hướng, đòi hỏi phải nhanh chóng chuyển ý tưởng thành nguyên mẫu, sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.

Các doanh nghiệp áp dụng mô hình này cần liên tục nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng. Mô hình này thường phổ biến với mặt hàng thời trang, điện thoại…
3. Mô hình dịch chuyển liên tục
Đây là mô hình Supply Chain truyền thống, phù hợp với các sản phẩm cố định, ít thay đổi về thiết kế, có nhu cầu tiêu thụ cao và ít hoặc không cần thiết kế lại. Trong mô hình này, các nhà quản lý cần thường xuyên bổ sung nguyên liệu thô để tránh tình trạng tắc nghẽn sản xuất. Các sản phẩm tiêu dùng thông thường như nước giặt, chất tẩy rửa, dụng cụ y tế và thực phẩm.

Tham khảo thêm: Công nhân sản xuất là gì? Những điều cần biết về công nhân sản xuất
IV. Những vị trí quan trọng của Supply Chain
Supply Chain là một hệ thống vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn và cần sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Dưới đây là những vị trí then chốt, đóng vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng.
1. Nhóm lập kế hoạch
Nhóm lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của Supply Chain, tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Các vị trí chủ chốt trong nhóm này bao gồm:
- Supply Chain Planner: Người xây dựng kế hoạch tổng thể cho chuỗi cung ứng.
- Demand Planner: Chịu trách nhiệm dự báo nhu cầu hiện tại trên thị trường.
- Production Planner: Xây dựng kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu đã dự báo.
- Logistics Resource Planner: Lập kế hoạch về nguồn lực cần thiết cho hoạt động logistics.

2. Nhóm hoạt động sản xuất
Nhóm hoạt động sản xuất chịu trách nhiệm biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trong đó bao gồm các vị trí như sau:
- Giám sát sản xuất.
- Trưởng phòng sản xuất.
- Trưởng phòng thu mua.
- Quản đốc.
- Nhân viên kho vận nhà máy.
- Nhân viên tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng.
- Nhân viên quản lý hàng tồn kho – mua hàng.

3. Nhóm vận chuyển
Nhóm vận chuyển đảm nhiệm vai trò đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Các vị trí chủ chốt trong nhóm này bao gồm:
- Nhân viên lái xe.
- Nhân viên phân chia đơn hàng.
- Nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Nhân viên chứng từ.
- Nhân viên làm thủ tục, khai báo hải quan.
- Nhân viên kinh doanh.

Xem thêm: Nghề điện lạnh lương bao nhiêu? Làm việc có vất vả không?
V. Các hoạt động chính trong Supply Chain
Một Supply Chain hoàn chỉnh sẽ bao gồm tất cả các bước cần thiết để chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng và đưa sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.
1. Hoạch định kế hoạch
Đây là bước đầu tiên trong Supply Chain, bao gồm việc dự báo nhu cầu của người tiêu dùng để lên kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng tồn kho quá nhiều. Hoạch định cũng bao gồm việc định giá sản phẩm một cách hợp lý để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường và quản lý việc lưu kho để giảm thiểu chi phí.

2. Tìm nguyên liệu, nguồn hàng
Hoạt động này giúp doanh nghiệp so sánh chất lượng của các nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn được nguồn cung ứng phù hợp với các tiêu chí và yêu cầu của mình. Nó bao gồm cả các hoạt động thu mua.
3. Sản xuất sản phẩm/dịch vụ
Đây là hoạt động quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần chú trọng vào thiết kế sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa quy trình sản xuất để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.

4. Phân phối sản phẩm/dịch vụ
Sau khi sản xuất, sản phẩm cần được phân phối đến tay người tiêu dùng. Quá trình này bao gồm các công việc như tính toán các khâu giao hàng, trả hàng, lên đơn và vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng và nguyên vẹn nhất.

Trong quá trình này, cần quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và lên lịch giao hàng đảm bảo đúng cam kết.
VI. Cơ hội và thách thức của ngành Supply Chain
Ngành Supply Chain đang trải qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hóa, công nghệ và sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng. Điều này tạo ra cả những cơ hội lớn và những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp.
1. Cơ hội
Ngành Supply Chain đang nổi lên như một “mảnh đất màu mỡ” cho những ai muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ổn định và có tiềm năng phát triển. Bởi thực tế cho thấy, mọi hoạt động kinh doanh, từ sản xuất đến bán lẻ, đều không thể thiếu vai trò của Supply Chain.
Trong ngành Supply Chain, có rất nhiều vị trí khác nhau mà bạn có thể đảm nhận như: Nhân viên mua hàng, Logistics, Quản lý kho, Chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng, Nhân viên vận hành, Quản lý chuỗi cung ứng… Các vị trí này sẽ có mức lương đa dạng nhưng thường ở mức khá cao trên thị trường:
- Nhân viên Logistics: 10-15 triệu VNĐ (1-3 năm kinh nghiệm), 15-20 triệu VNĐ (Trên 3 năm kinh nghiệm).
- Nhân viên xuất nhập khẩu: 9-14 triệu VNĐ (1-3 năm kinh nghiệm), : 15-18 triệu VNĐ (Trên 3 năm kinh nghiệm).
- Nhân viên vận hành: 10-15 triệu VNĐ (1-3 năm kinh nghiệm), 20-30 triệu VNĐ (Trên 3 năm kinh nghiệm).
- Quản lý kho: 10 – 12 triệu VNĐ (1-3 năm kinh nghiệm), 12-15 triệu VNĐ (trên 3 năm kinh nghiệm).

Nhìn chung, nếu bạn đang tìm kiếm một ngành nghề năng động, có nhiều vị trí để phát triển bản thân và mang lại cơ hội thu nhập tốt, thì Supply Chain chắc chắn là một lựa chọn không nên bỏ qua.
2. Thách thức
Mặc dù mang lại nhiều cơ hội, ngành Supply Chain tại Việt Nam cũng đối mặt với khá nhiều thách thức như:
- Ít doanh nghiệp đầu tư chỉn chu vào công nghệ thông tin để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, kho bãi và hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ và chưa hiện đại dẫn đến quy trình gặp nhiều khó khăn khi áp dụng thực tiễn.
- Độ phức tạp của hệ thống cung ứng với nhiều bên liên quan đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả. Ngoài ra, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và áp dụng các công nghệ mới. Về lâu dài, đây là bài toán chi phí khổng lồ với doanh nghiệp.
- Chưa có nhiều chương trình đào tạo bài bản và chuyên sâu cho một số vị trí công việc cụ thể. Điều này dẫn đến việc nguồn nhân lực khi gia nhập ngành thường thiếu kiến thức nền tảng vững chắc và kỹ năng chuyên môn cần thiết.

Lời kết
Việc hiểu rõ Supply Chain là gì và nắm vững các hoạt động chính là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về khái niệm và tầm quan trọng của Supply Chain, cùng theo dõi Vieclam.net để cập nhật thông tin mới liên tục nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp Internet
Có thể bạn quan tâm: