Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Trang chủ Mẹo tìm việcĐịnh hướngThợ cơ khí là gì? Những điều cần biết về thợ cơ...

Thợ cơ khí là gì? Những điều cần biết về thợ cơ khí? 

Trong thời đại công nghiệp 4.0, máy móc và thiết bị đã trở thành những “trợ thủ” đắc lực, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để vận hành, bảo trì và sửa chữa những cỗ máy này, chúng ta cần đến đội ngũ thợ cơ khí lành nghề. Vậy thợ cơ khí cụ thể sẽ làm gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thợ cơ khí cụ thể sẽ làm gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Thợ cơ khí cụ thể sẽ làm gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

I. Thợ cơ khí là gì?

Thợ cơ khí là những người chuyên lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị, máy móc công nghiệp. Nghề này có nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí tự động, cơ khí xe gắn máy, cơ khí nồi hơi, cơ khí bảo dưỡng công nghiệp, điều hòa không khí, cơ khí điện lạnh…

Thợ cơ khí là những người chuyên lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị, máy móc
Thợ cơ khí là những người chuyên lắp đặt, vận hành và sửa chữa các thiết bị, máy móc

II. Mức lương của thợ cơ khí

Mức lương của thợ cơ khí phụ thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Thợ cơ khí mới vào nghề có mức lương khác với thợ lành nghề và kỹ sư cơ khí. Các yếu tố như khu vực làm việc, quy mô công ty và ngành công nghiệp cũng ảnh hưởng đến mức lương của thợ cơ khí.

Mức lương của thợ cơ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Mức lương của thợ cơ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bảng tham khảo lương thợ cơ khí tại Việt Nam theo số năm kinh nghiệm:

Mới ra trường

3 năm

5 năm trở lên

6 – 8 triệu đồng

 8 – 10 triệu đồng

10 – 15 triệu đồng

Xem thêm: Thợ nề là gì? Mô tả và yêu cầu công việc dành cho người thợ nề

III. Cơ hội việc làm của thợ cơ khí hiện nay

Sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp chế tạo, ô tô, điện tử, xây dựng… đã kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về đội ngũ thợ cơ khí lành nghề. Từ những nhà máy sản xuất quy mô lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều cần đến bàn tay tài hoa của những người thợ cơ khí để lắp ráp, bảo trì, sửa chữa và cải tiến máy móc, thiết bị.

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự ứng dụng rộng rãi của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã mở ra trang mới cho ngành nghề này. Không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về cơ khí, các thợ cơ khí hiện đại còn cần phải làm quen với các công nghệ mới như CAD/CAM, IoT, robot công nghiệp… 

Thị trường làm việc luôn có nhu câu tuyển dụng thợ cơ khi
Thị trường làm việc luôn có nhu câu tuyển dụng thợ cơ khi

Ngoài ra, với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhu cầu về thợ cơ khí tại các tỉnh thành trên cả nước cũng rất lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng thường xuyên tuyển dụng thợ cơ khí để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Có thể nói, nghề thợ cơ khí không chỉ đảm bảo một công việc ổn định mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến. Với kinh nghiệm và năng lực, thợ cơ khí có thể trở thành tổ trưởng, kỹ sư bảo trì, kỹ sư thiết kế, hoặc thậm chí là chủ doanh nghiệp riêng. Mức lương của thợ cơ khí cũng khá hấp dẫn, đặc biệt là đối với những người có tay nghề cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Xem thêm: Thợ bạc là gì? Triển vọng của nghề thợ bạc hiện nay 

IV. Công việc cụ thể của thợ cơ khí

Công việc của thợ cơ khí bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và vị trí công việc. Thợ cơ khí có thể làm việc tại các nhà máy, xưởng sản xuất, công ty bảo dưỡng hoặc thậm chí làm việc tự do. Họ thực hiện các nhiệm vụ từ bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt cho đến vận hành máy móc và thiết bị. 

Công việc của thợ cơ khí bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau
Công việc của thợ cơ khí bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau

Một số công việc cụ thể của thợ cơ khí:

  • Khám xét, kiểm tra các bộ phận máy móc theo đúng quy trình.
  • Vận hành, chạy thử các thiết bị để tìm ra các bộ phận gặp vấn đề.
  • Bảo dưỡng thiết bị, máy móc như thay dầu, kiểm tra ắc quy, bôi trơn các thiết bị.
  • Sử dụng các công cụ và phụ tùng để sửa chữa và thay thế các bộ phận hư hỏng.
  • Hàn, lắp ráp và hoàn thiện các thiết bị máy móc.
  • Tháo gỡ và lắp đặt các bộ phận, thiết bị máy móc theo yêu cầu.

Xem thêm: Thợ sửa ống nước là gì? Có nên theo nghề thợ sửa ống nước không?

V. Những yêu cầu cần có khi làm thợ cơ khí

Để trở thành một thợ cơ khí chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một số yêu cầu cụ thể khi muốn trở thành thợ cơ khí bao gồm:

  • Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết về các loại máy móc, thiết bị và các quy trình lắp ráp, sửa chữa. Kiến thức này thường được học qua các khóa đào tạo chuyên ngành cơ khí.
  • Kỹ năng kỹ thuật: Kỹ năng hàn, phay, tiện và sử dụng các công cụ cơ khí. 
Thợ cơ khí cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết
Thợ cơ khí cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết
  • Kỹ năng an toàn lao động: Nắm vững các quy tắc an toàn lao động để đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp. Công việc thợ cơ khí tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó kỹ năng này không thể thiếu.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân hỏng hóc và đưa ra giải pháp sửa chữa hiệu quả. Thông thường kỹ năng này sẽ được trui rèn theo kinh nghiệm làm việc.
  • Sự cẩn thận và kiên nhẫn: Trong môi trường đầy rẫy máy móc tối tân, mỗi sai sót nhỏ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, do đó thợ cơ khí cần làm việc cẩn thận và chính xác.

VI. Có nên theo nghề thợ cơ khí không?

Theo đuổi nghề thợ cơ khí có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích thì nghề này cũng đi kèm với những thách thức và khó khăn riêng. Bạn có thể tham khảo ưu nhược điểm của ngành nghề để có định hướng chính xác cho bản thân.

Ưu điểm:

  • Cơ hội việc làm cao: Nhu cầu tuyển dụng thợ cơ khí luôn ổn định. Các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ, từ sản xuất ô tô, điện tử đến sản xuất hàng tiêu dùng, đều cần đến thợ cơ khí.
  • Mức lương hấp dẫn: Lương của thợ cơ khí tương xứng với công sức và kinh nghiệm. Những thợ cơ khí lành nghề và kỹ sư cơ khí thường có mức lương khá cao.
  • Phát triển kỹ năng: Công việc này giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng kỹ thuật và chuyên môn theo thời gian, hạn chế bị đào thải.
Nghề này cũng đi kèm với những thách thức và khó khăn riêng
Nghề này cũng đi kèm với những thách thức và khó khăn riêng

Nhược điểm:

  • Công việc nặng nhọc: Công việc thợ cơ khí thường vất vả và đòi hỏi sức khỏe tốt. Hầu hết môi trường làm việc của ngành này có nhiều tiếng ồn, dầu nhớt và bụi bẩn. Làm việc trong môi trường này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Áp lực công việc: Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn cao. Thợ cơ khí phải làm việc chính xác và không được phép sai sót, vì mỗi sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nói tóm lại, nếu bạn có đam mê với máy móc và yêu thích công việc kỹ thuật, chấp nhận được cường độ làm việc cao thì nghề thợ cơ khí có thể là lựa chọn phù hợp.

Xem thêm: Thợ điện là gì? Những điều cần biết về thợ điện?

VII. Hướng dẫn tìm việc làm thợ cơ khí uy tín, lương cao

Để tìm việc làm thợ cơ khí uy tín và lương cao, bạn có thể thử liên hệ các trung tâm môi giới việc làm để được tư vấn và giới thiệu công việc phù hợp. Hoặc trong thời gian rãnh, bạn có thể lướt các group việc làm trên Facebook và các mạng xã hội khác để cập nhật thông tin tuyển dụng. Tuy nhiên điểm yếu của cách này là khó tìm được nguồn uy tín, dễ bị lừa đóng phí hoặc điều hướng sáng các công việc khác.

Đến Vieclam.net để tìm việc nhanh chóng, uy tín
Đến Vieclam.net để tìm việc nhanh chóng, uy tín

Ngoài các cách trên, bạn có thể tìm việc trên các website tuyển dụng uy tín – điển hình như Vieclam.net. Ưu điểm của Vieclam.net là giao diện thân thiện, cập nhật tin đăng tuyển mới mỗi ngày. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể tìm kiếm theo vị trí, địa điểm, mức lương và các yêu cầu khác. Để tăng cơ hội trúng tuyển, hãy chuẩn bị một bản CV đầy đủ và thường xuyên cập nhật thông tin trên Vieclam.net nhé!

Lời kết

Nghề thợ cơ khí đang ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin bổ ích về công việc này, đừng quên theo dõi Vieclam.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác với nhiều chủ đề như việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, mẹo tìm việc, … nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

Hồ sơ xin việc làm bảo vệ

Hồ Sơ Xin Việc Làm Bảo Vệ Cần Những Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết...

0
Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ là điều kiện cần thiết khi đi phỏng vấn xin việc, và công việc bảo...
Bảng báo giá combo quảng bá việc làm trên Muaban.net x Vieclam.net

Bảng báo giá combo quảng bá việc làm trên Muaban.net x Vieclam.net

0
Muaban.net và Vieclam.net tự hào là cầu nối giữa 300.000 nhà tuyển dụng và hơn 6 triệu lao động phổ thông trên khắp Việt...
Hướng dẫn xác minh doanh nghiệp

HƯỚNG DẪN XÁC MINH DOANH NGHIỆP

0
I. MỤC TIÊU CHUNG  Cung cấp hướng dẫn về cách đăng tải Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ tương đương) và...
Mẫu xin việc lái xe

10 + Mẫu CV xin việc lái xe ấn tượng với nhà tuyển dụng,...

0
Mẫu CV xin việc lái xe ấn tượng là chìa khóa để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, bạn...
Hồ sơ xin việc CGV gồm những gì?

Hồ sơ xin việc CGV gồm những gì? Mẹo để tăng cơ hội trúng...

0
CGV là một trong những chuỗi rạp chiếu phim hàng đầu tại Việt Nam, thu hút đông đảo ứng viên mong muốn gia nhập...

Bài viết mới nhất