Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Trang chủ Vieclam.net "Đu Trend"Cách ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch tạo...

Cách ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp với vị trí công việc của bạn. Đồng thời, đây cũng là một trong những lợi thế giúp bạn trở nên nổi trội hơn so với những đối thủ khác. Vậy đâu là cách ghi trình độ trong sơ yếu lý lịch nổi bật và chuyên nghiệp nhất? Cùng Vieclam.net tìm hiểu qua những thông tin sau.

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Tìm hiểu cách trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

I. Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là gì?

Trình độ ngoại ngữ trong CV hoặc sơ yếu lý lịch thể hiện khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên dựa vào những khung đánh giá hiện nay. Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 6 bậc ngoại ngữ làm căn cứ thống nhất đánh giá cho tất cả các loại ngoại ngữ. Khung trình độ ngoại ngữ này được phát triển dựa trên khung tham chiếu châu Âu (CEFR) và những khu vực lớn khác trên thế giới nhưng phải thỏa mãn điều kiện học tập thực tế tại Việt Nam.

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch là gì?
Trình độ ngoại ngữ thể hiện khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên

II. Tại sao cần ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch?

Mỗi danh mục xuất hiện trong sơ yếu lý lịch đều có vai trò và tầm ảnh hưởng riêng. Trình độ ngoại ngữ cũng là một trong những thông tin thể hiện tốt nhất năng lực của ứng viên đối với vị trí ứng tuyển. Cụ thể:

  • Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng: Ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng chú ý khi lọc hồ sơ. Vậy nên hãy trình bày thật đầy đủ, và làm nổi bật mục này để có được lợi thế ban đầu so với các đối thủ khác.
  • Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội làm việc trong các môi trường quốc tế khi sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt. Đặc biệt là những ngành như xuất nhập khẩu, du lịch,… đều ưu tiên ứng viên biết ngoại ngữ hơn so với những yêu cầu khác.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp: Thông qua hình thức trình bày trong CV cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá thói quen làm việc của mỗi người. Bạn cần điền thật chính xác thông tin chứng chỉ ngoại ngữ để tăng khả năng đậu hồ sơ.
Tại sao cần ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch?
Tầm quan trọng của việc thể hiện trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Xem thêm: TOP 10+ mẫu CV xin việc điều dưỡng ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng

III. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch tạo ấn tượng

Dưới đây là khung năng lực ngoại ngữ được ban hành tại Việt Nam gồm 6 bậc, áp dụng cho tất cả những ngoại ngữ được giảng dạy tại hệ thống giáo dục. Những bậc này tương đương khung năng lực ngôn ngữ của Châu Âu (CEFR):

Khung năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam Bậc tương đương trong khung năng lực ngôn ngữ CEFR Mô tả năng lực
Sơ cấp Bậc 1 A1 Hiểu và sử dụng được từ vựng và ngữ pháp cơ bản. Giao tiếp cơ bản nếu được hỗ trợ trong đối thoại.
Bậc 2 A2 Hiểu và sử dụng được những từ vựng và ngữ pháp cơ bản, có thể giao tiếp đơn giản.
Trung cấp Bậc 3 B1 Hiểu ý chính của đoạn văn, chủ đề công việc và giao tiếp được trong môi trường công sở.
Bậc 4 B2 Hiểu được văn bản phức tạp, giao tiếp trôi chảy với người bản xứ, viết được văn bản đa dạng chủ đề.
Cao cấp Bậc 5 C1 Hiểu được hàm ý trong văn bản phức tạp, giao tiếp trôi chảy, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong chuyên môn, viết tốt và diễn đạt mạch lạc.
Bậc 6 C2 Dễ dàng giao tiếp và viết văn bản, có khả năng tóm tắt các nguồn tin tức chuyên về học thuật, đời sống ở cả dạng văn nói và văn viết.

Ví dụ, cách trình bày trình độ ngoại ngữ theo 6 bậc sẽ được trình bày trong sơ yếu lý lịch như sau:

  • Tiếng Nga trình độ A1.
  • Tiếng Pháp trình độ C2.
  • Tiếng Đức trình độ B2.

Nếu bạn sở hữu những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEIC,… thì nên điền đầy đủ thông tin về số điểm theo chứng chỉ nhận được, chẳng hạn như:

  • Tiếng Anh TOEIC 750.
  • Tiếng Trung HSK 5.

IV. Các lưu ý khi ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Để phần thông tin trình độ ngoại ngữ này trình bày đúng trọng tâm và không gây hiểu lầm, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Đảm bảo thông tin chính xác: Thông tin về ngoại ngữ cần được điền chính xác và trung thực. Nếu có chứng chỉ, bạn cần ghi rõ tên chứng chỉ, cấp độ và điểm số tương ứng, chẳng hạn như IELTS 7.0. Trong trường hợp không có chứng chỉ, bạn có thể mô tả cụ thể khả năng sử dụng ngoại ngữ như giao tiếp cơ bản, có thể viết email thương mại,…
  • Đảm bảo chứng chỉ, bằng cấp còn thời hạn: Bạn cần kiểm tra thời hạn của các chứng chỉ có còn hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp hay không. Nếu chứng chỉ hết hạn nhưng vẫn duy trì được khả năng sử dụng ngoại ngữ, bạn có thể chủ động cập nhật trình độ rằng “đang trong quá trình thi lại” hoặc “chứng chỉ hết hạn nhưng vẫn duy trì khả năng tương đương” để nhà tuyển dụng nắm rõ thông tin khi phỏng vấn.
  • Cung cấp loại chứng chỉ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng: Việc chọn lựa đúng chứng chỉ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng cũng rất quan trọng. Mỗi công việc sẽ có yêu cầu ngoại ngữ khác nhau và không phải chứng chỉ nào cũng phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu chưa thi chứng chỉ, bạn có thể mô tả về kinh nghiệm thực tế khi sử dụng ngoại ngữ trong công việc để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Các lưu ý khi ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch
Những điều cần lưu ý khi điền trình độ ngoại ngữ

Xem thêm: Top 19+ công việc làm thêm cho sinh viên giúp tăng nhanh thu nhập

V. Trường hợp không nên ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Ngoài những lưu ý trên khi trình bày trình độ ngoại ngữ, cũng có một số trường hợp bạn không cần thiết đề cập đến nội dung này khi làm hồ sơ xin việc, cụ thể như sau:

1. Khi không sở hữu trình độ ngoại ngữ

Nếu không có khả năng sử dụng ngoại ngữ phục vụ công việc, tốt nhất bạn không nên đề cập đến thông tin này trong sơ yếu lý lịch. Việc kê khai không chính xác về trình độ có thể khiến bạn gặp khó nếu nhà tuyển dụng yêu cầu phỏng vấn song ngữ.

Ngoài ra, không nên khai khống thông tin chứng chỉ vì có thể để lại ấn tượng xấu đối với doanh nghiệp và bạn không thể tham gia bất kỳ đợt tuyển dụng nào khác tại đây. Nhà tuyển dụng vẫn có thể trao bạn cơ hội thử việc nếu cảm thấy bạn là người có tố chất, ham học hỏi và thành thật trong công việc vì bên cạnh ngoại ngữ vẫn còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác.

Khi không sở hữu trình độ ngoại ngữ
Không điền trình độ ngoại ngữ nếu không có khả năng sử dụng

2. Khi vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông

Đối với những ngành nghề lao động phổ thông không yêu cầu sử dụng ngoại ngữ như công nhân nhà máy, bảo vệ, nhân viên quét dọn,… việc đưa thông tin này vào hồ sơ là không cần thiết. Việc này không những không mang lại lợi ích nào mà thậm chí còn khiến đơn xin việc trở nên dài dòng, thiếu trọng tâm. Thay vì liệt kê thông tin không liên quan, bạn có thể tập trung vào những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để gây ấn tượng.

Khi vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông
Không điền trình độ ngoại ngữ vị trí ứng tuyển là lao động phổ thông

Lời kết

Nếu bạn có nguyện vọng ứng tuyển vào những vị trí đầy triển vọng thì cách ghi trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sẽ là lợi thế giúp bạn thành công. Để gia tăng cơ hội tham gia vòng phỏng vấn, bạn có thể tham khảo những mẫu sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc được cung cấp tại hệ thống Vieclam.net. Truy cập website để tìm hiểu thêm những thông tin khác về mẹo tìm việc hoặc phát triển bản thân bạn nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

túi hồ sơ xin việc

Túi hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Có thể mua ở...

0
Khi ứng tuyển việc làm, ứng viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và đặt vào trong túi hồ...

Có nên nộp hồ sơ xin việc qua mạng không? Tại sao?

0
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng tuyển trực tuyến đã trở nên phổ biến và dần thay thế cho hình thức nộp...
Hồ sơ xin việc bảo vệ cần chuẩn bị những gì?

Hồ sơ xin việc bảo vệ cần chuẩn bị những gì? Những lưu ý...

0
Khi tuyển bảo vệ, hồ sơ xin việc là tài liệu quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và chọn lọc ứng viên....
Top 10+ mẫu CV xin việc ngành công nghệ thông tin được nhà tuyển dụng yêu thích

Top 10+ mẫu CV xin việc ngành công nghệ thông tin được nhà tuyển...

0
CV xin việc là một tài liệu thiết yếu, giúp nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Một...
Công Chứng Hồ Sơ Xin Việc

Công chứng hồ sơ xin việc cần chuẩn bị gì? Giấy tờ nào cần...

0
Công chứng hồ sơ xin việc là bước xác thực giấy tờ và đảm bảo tính pháp lý khi ứng tuyển vào các vị...

Bài viết mới nhất