Bạn đang loay hoay tìm kiếm cách viết CV ngành kỹ thuật điện độc đáo và thu hút nhà tuyển dụng? Vậy cách viết như thế nào để CV của bạn trở nên khác biệt so với những ứng viên khác. Đọc ngay bài viết sau đây của Vieclam.net nhé!
Mục lục
I. Những mục cần có và cách viểt trong CV ngành kỹ thuật điện
Một bản CV hoàn chỉnh của ngành kỹ thuật điện sẽ bao gồm các phần sau đây:
1. Thông tin cá nhân
Phần đầu tiên cần phải có trong một CV ngành kỹ thuật điện đó là thông tin cá nhân. Đây sẽ là mục giúp nhà tuyển dụng có thể biết được: bạn là ai? đến từ đâu? bao nhiêu tuổi? phương thức liên hệ như thế nào?… Và để không xảy ra tình trạng chỉ vì một lỗi nhỏ trong phần cơ bản nhất của CV mà mất đi cơ hội làm việc, bạn cần phải cực kỳ cẩn trọng và cung cấp chính xác những thông tin quan trọng khi viết mục này.
Thông thường, thông tin cá nhân sẽ bao gồm các thông tin cần thiết như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, gmail…
Ví dụ:
- Họ tên: Nguyễn Văn An
- Ngày tháng năm sinh: 19/2/1998
- Số điện thoại: 0872592003
- Địa chỉ: 102 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM
- Email: [email protected]
Lưu ý, ảnh đại diện cho mục thông tin cá nhân nên sử dụng hình ảnh chân dung, rõ mặt, nghiêm túc, lịch sự, chất lượng sắc nét. Đồng thời, email tránh sử dụng các ngôn ngữ teencode, thay vào đó là tên email chuyên nghiệp như: [email protected], [email protected],…
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cần dựa trên yêu cầu cụ thể của vị trí bạn đang ứng tuyển. Tránh viết mục tiêu quá tổng quát, thay vào đó tập trung vào định hướng và kế hoạch tương lai của bạn tại vị trí kỹ thuật điện mà bạn mong muốn. Và đặt câu hỏi rằng mục tiêu đó có kết nối với mục tiêu và sứ mệnh phát triển của công ty hay không?
Một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, rõ ràng sẽ gây ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn nên chia mục tiêu thành hai phần: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: “Tôi mong muốn có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vốn có của bản thân để thực hiện các công trình lắp đặt thi công hệ thống điện trong công ty/xí nghiệp/nhà máy và đảm bảo rằng hệ thống của doanh nghiệp vận hành được ổn định, đạt được kết quả cao.”
- Mục tiêu dài hạn: “Với kinh nghiệm 2 năm vốn có của bản thân khi làm việc tại vị trí nhân viên kỹ thuật điện, tôi mong muốn mình có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động và có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng cũng như kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt công việc một cách hiệu quả nhất. Và mục tiêu của tôi trong vòng 5 năm tới sẽ được cân nhắc lên vị trí quản lý trong doanh nghiệp.”
Xem thêm: Top các mẫu CV cho sinh viên mới ra trường ấn tượng nhất
3. Kinh nghiệm làm việc
Ngành kỹ thuật điện là ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, vì thế kinh nghiệm làm việc được xem là phần quan trọng nhất trong cách viết CV ngành kỹ thuật.
- Nếu bạn là đã có nhiều kinh nghiệm dày dặn trong nghề, hãy viết một cách chi tiết và liệt kê về những thành tựu đã đạt được trong quá trình làm việc tại công ty cũ để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, chứng minh năng lực của bản thân. Ngoài ra, bạn nên trình bày đi kèm số liệu cụ thể, trực quan để nhà tuyển dụng dễ hình dung về hiệu suất công việc trước đó.
- Còn nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể liệt kê các hoạt động xã hội, các hội nhóm mà bạn đã từng tham gia trong quá trình học tập.
Lưu ý rằng, để trình bày kinh nghiệm trong CV xin việc ngành kỹ thuật điện ấn tượng, bạn chỉ cần liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển và sắp xếp chúng theo thứ tự từ mới nhất cho đến cũ nhất.
Ví dụ:
Kỹ sư điện lạnh
Công ty Cơ điện lạnh GREEN (10/2022 – Nay)
- Đảm bảo hệ thống và thiết bị điện lạnh vận hành ổn định
- Phụ trách kiểm tra chi tiết, thay mới thiết bị hư hỏng
Thành tựu:
Tái thiết kế một phần hệ thống điện công nghiệp cũ để tăng hiệu suất làm việc, nâng sản lượng lên 20% so với các hệ thống trước đây.
4. Kỹ năng
Kỹ năng là phần không thể thiếu trong CV ngành kỹ thuật điện. Kỹ năng của một kỹ thuật viên điện thường sẽ bao gồm:
- Kỹ năng chuyên môn
- Các kỹ năng mềm.
Thực tế thì trong CV xin việc kỹ thuật viên điện ngoại ngữ hay tin học không phải điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất, thay vào đó kỹ năng đảm bảo an toàn lao động, điều khiển lập trình PLC, thiết kế mạch, kỹ năng hợp tác tốt,… sẽ cần thiết và ý nghĩa hơn.
Xem thêm: Top 20 kỹ năng cần có trong CV dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng
5. Dự án cá nhân
Nếu bạn đã hoàn thành hoặc hiện đang tham gia bất kỳ dự án độc lập nào có liên quan đến ngành kỹ thuật điện thì đừng bỏ quên những điểm cộng này cho CV kỹ thuật điện của mình nhé! Hãy nêu cụ thể trong CV kỹ sư điện tử của mình về: Tên dự án, thời gian tham gia và vai trò của mình trong dự án đó.
Ví dụ:
Tham gia dự án “Tư vấn lưới điện” của Công ty GREEN (2022)
Chịu trách nhiệm thẩm định và kiểm tra hồ sơ thiết kế trạm biến áp truyền tải, phân phối cấp điện áp.
II. Gợi ý các mẫu CV ngành kỹ thuật điện
Sau khi đã nắm rõ cách viết CV ngành kỹ thuật điện, tiếp theo đây Vieclam.net sẽ gợi ý đến bạn những mẫu CV độc đáo, mới nhất:
III. Lưu ý khi viết CV ngành kỹ thuật điện
Dưới đây là những lưu ý khi viết CV ngành kỹ thuật điện giúp bản CV của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn:
1. Đánh giá đúng khả năng bản thân
Cho dù bản thân của ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng bạn cần hạn chế khoe quá mức về năng lực bản thân mình. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người quá đề cao bản thân, thay vào đó hãy trình bày một cách khiêm tốn và lịch sự, đánh giá đúng khả năng bản thân.
Hoặc bạn là sinh viên mới ra trường và chưa từng trải qua dự án, việc làm nào, hãy thật lòng với nhà tuyển dụng về điều này. Dù bạn có thể phóng đại về khả năng của mình trong CV, nhưng khi phỏng vấn trực tiếp, người phỏng vấn bạn có thể dễ dàng nhận ra và cho rằng bạn là người không thật thà, đây là điểm trừ rất lớn.
2. Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành điện
Một trong những cách viết CV ngành kỹ thuật điện, giúp bạn có thể ghi đểm với nhà tuyển dụng đó là sử dụng các từ chỉ hành động và các từ khóa có liên quan để CV của mình trở nên chuyên nghiệp hơn.
3. Trình bày ngắn gọn, logic
CV ngành kỹ thuật điện tốt nhất nên được trình bày trong khoảng 1 trang giấy, chính vì thế các nội dung bạn đưa ra cần trình bày một cách ngắn gọn và logic.
Bạn chỉ cần liệt kê những phần nào quan trọng nhất, chứng minh được năng lực bản thân, hạn chế viết những phần không liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển vào CV.
Xem thêm: Mẫu CV dành cho người chưa có kinh nghiệm đúng chuẩn
IV. Những sai lầm thường gặp trong CV ngành kỹ thuật điện
Những sai lầm thường xuất hiện khi viết CV ngành kỹ thuật điện là gì? Xem ngay bên dưới:
- Đưa nhiều kinh nghiệm không liên quan: Một trong những sai lầm đó là ứng viên đưa quá nhiều kinh nghiệm không liên quan vào CV ngành kỹ thuật điện. Các kinh nghiệm như làm việc trong ngành bán hàng, phục vụ nhà hàng… thường sẽ không đóng góp gì cho sự nghiệp của bạn ở lĩnh vực kỹ sư điện.
- Lỗi sai chính tả: Dù chỉ là lỗi nhỏ, nhưng đây cũng là một điểm trừ mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá bạn. Tính chất công việc kỹ sư điện, độ chính xác là một yếu tố quan trọng, chính vì thế một bản CV sai chính tả sẽ gây ấn tượng không tốt và cho thấy ứng viên là người thiếu cẩn trọng.
- Trình bày CV quá 1 trang giấy: Như đã nhắc ở trên, một CV hiệu quả thương nên trình bày một cách tinh gọn, nằm trong 1 trang giấy. Viết CV quá dài, dẫn đến việc người đọc sẽ không nắm bắt được thông tin quan trọng.
- Chọn tempalte không phù hợp: Ngoài ra, việc chọn template không phù hợp cũng có thể là yếu tố làm CV bạn không được lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng. Dù chỉ là yếu tố phụ, nhưng bạn nên sử dụng mẫu CV phù hợp với ngành nghề mình, giúp dễ đọc và chuyên nghiệp hơn.
V. Tạo hồ sơ xin việc ngành kỹ thuật điện đơn giản tại Vieclam.net
Bạn đang tìm kiếm một website chất lượng, để có thể tạo hồ sơ xin việc ngành kỹ thuật điện. Vậy hãy truy cập ngay Vieclam.net, trang web được biết đến là một trong những nền tảng cung cấp hàng nghìn công việc uy tín từ các doanh nghiệp trên khắp cả nước trong ngành mọi lĩnh vực.
Tại đây, ứng viên có thể dễ dàng tạo hồ sơ xin việc và tìm kiếm những việc làm kỹ thuật điện với mức lương mình mong muốn, địa điểm làm việc thích hợp…giao diện dễ nhìn, thân thiện với người dùng.
Bên cạnh đó, website Vieclam.net còn cung cấp các thông tin và mẹo viết CV xin việc, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và phát triển sự nghiệp trong ngành kỹ thuật điện cũng như những ngành nghề khác.
Trên đây Vieclam.net đã chia sẻ đến bạn đọc cách viết CV ngành kỹ thuật điện cùng những thông tin liên quan một cách chi tiết. Hy vọng qua đây, bạn đọc có thể tìm việc làm ngành kỹ thuật điện phù hợp với mình và mức lương tốt nhất nhé!
Xem thêm: Top 16 công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam nhất định phải biết