HomeMẹo tìm việcCó nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội nghề nghiệp của...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Có nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội nghề nghiệp của ngành

Có nên học kinh doanh thương mại? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đang đặt ra khi chọn ngành học. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, kinh doanh thương mại trở thành một lựa chọn hấp dẫn, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng và tiềm năng. Cùng Vieclam.net tìm hiểu kỹ hơn về ngành kinh doanh thương mại qua bài viết dưới đây nhé!

Có nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội nghề nghiệp của ngành
Có nên học kinh doanh thương mại? Cơ hội nghề nghiệp của ngành

Kinh doanh thương mại (Commercial Business) là một lĩnh vực đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đến hoạt động thương mại cả trong nước và quốc tế. Chương trình đào tạo này bao gồm các khía cạnh quan trọng như Marketing, phân tích tài chính, quản lý bán hàng và nghiên cứu thị trường.

Chương trình học của ngành này bao gồm các môn học nền tảng và chuyên sâu như quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm. Những môn học này giúp sinh viên hiểu rõ và ứng dụng được các kiến thức vào thực tiễn công việc.

Tổng quan về ngành kinh doanh thương mại
Tổng quan về ngành kinh doanh thương mại

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Thương mại có khả năng làm việc hiệu quả và thành công trong các vị trí quản lý và hoạt động tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, công ty đa quốc gia, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm và ngân hàng. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi còn có cơ hội được tuyển chọn để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng.

II. Học kinh doanh thương mại ra làm gì?

Học kinh doanh thương mại mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Sinh viên tốt nghiệp ngành này không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn phát triển được các kỹ năng thực tiễn và khả năng ngoại ngữ tốt, từ đó mở ra nhiều con đường sự nghiệp phong phú. Dưới đây là một số vị trí công việc mà cử nhân ngành kinh doanh thương mại có thể đảm nhiệm:

  • Nhân viên kinh doanh: Lên ý tưởng và đặt ra mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp giúp hoạt động kinh doanh bán hàng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
  • Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu: Quản lý quá trình xuất nhập kho và sản phẩm trong kho. Đảm bảo hàng hóa được lưu trữ và phân phối đúng cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng: Xúc tiến dịch vụ khách hàng và sales. Tạo nên sự hài lòng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Marketing, PR: Phân tích thị trường và nắm bắt xu hướng tiêu dùng. Thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm và thương hiệu. 
  • Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Đánh giá và cải thiện các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả.
  • Nhân viên logistics hoặc kinh doanh forwarder: Quản lý quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đúng thời hạn với chi phí tối ưu.
Học kinh doanh thương mại mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn
Học kinh doanh thương mại mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn

Ngành kinh doanh thương mại đang nằm trong top các ngành hot nhất hiện nay, với cơ hội việc làm ổn định và tương lai tươi sáng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tự tin với sự nghiệp của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế hiện đại.

III. Có nên học kinh doanh thương mại không?

Có nên học kinh doanh thương mại không? Câu trả lời có, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào sở thích, mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của mỗi cá nhân. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, ngành kinh doanh thương mại mang lại nhiều lợi ích và cơ hội hấp dẫn. Để giúp bạn đưa ra quyết định, hãy xem xét các ưu và nhược điểm dưới đây.

1. Ưu điểm

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở cửa kinh tế, nhu cầu về nhân lực trong ngành kinh doanh thương mại luôn ở mức cao, đảm bảo khả năng tìm việc dễ dàng sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như nhân viên kinh doanh, chuyên viên marketing, quản lý kho, xuất nhập khẩu, logistics, và nhiều lĩnh vực khác.

Do tính chất công việc đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao, mức lương cho các vị trí trong ngành kinh doanh thương mại thường rất hấp dẫn, đặc biệt là ở các công ty lớn và đa quốc gia.

Học kinh doanh thương mại giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề, những kỹ năng này rất hữu ích trong bất kỳ ngành nghề nào.

Ưu điểm khi học ngành Kinh doanh thương mại
Ưu điểm khi học ngành Kinh doanh thương mại

Xem thêm: Học truyền thông đa phương tiện ra làm gì? Xu hướng năm 2024

2. Nhược điểm

Ngành kinh doanh thương mại đòi hỏi sinh viên phải học nhiều môn học khác nhau từ quản trị kinh doanh, marketing, tài chính đến logistics, khiến chương trình học trở nên khá nặng nề.

Do tính hấp dẫn và cơ hội việc làm phong phú, ngành kinh doanh thương mại thu hút nhiều sinh viên theo học, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình tìm việc làm.

Công việc trong ngành kinh doanh thương mại thường đi kèm với áp lực cao về doanh số và hiệu quả công việc, đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu áp lực tốt và linh hoạt trong xử lý tình huống.

Thị trường và công nghệ luôn thay đổi, vì vậy, nhân viên trong ngành kinh doanh thương mại phải liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức để không bị tụt hậu.

Nhược điểm khi học ngành Kinh doanh thương mại
Nhược điểm khi học ngành Kinh doanh thương mại

IV. Mức lương ngành kinh doanh thương mại

Mức lương trong ngành kinh doanh thương mại có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực của từng cá nhân. Cùng tham khảo mức lương cho một vài vị trí sau:

Kinh nghiệm Mức lương
Mới ra trường (<1 năm) 6 – 8 triệu đồng/tháng
Junior (1-2 năm) 9 – 14 triệu đồng/tháng
Senior (3-5 năm) 15 – 20 triệu đồng/tháng
Quản lý (8-10 năm) 30 – 50 triệu đồng/tháng

Ngoài trừ mức lương cơ bản, bạn còn có thể nhận được các chi phí phụ cấp khác như: Tiền cơm trưa, BHYT, BHXH, tiền xăng, thưởng KPI, thưởng doanh số,… Tuỳ thuộc vào chế độ đãi ngộ của từng công ty.

Mức lương ngành kinh doanh thương mại
Mức lương ngành kinh doanh thương mại

Xem thêm: Học khoa học máy tính ra làm gì? Bật mí mức lương mới nhất

V. Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại tốt trong nước

Nhiều bạn trẻ đang phân vân không biết nên chọn trường nào để học ngành kinh doanh thương mại. Hiện nay, ngành kinh doanh thương mại tuyển sinh với nhiều khối thi khác nhau như A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C04 (Toán, Văn, Địa). Dưới đây là một số trường đại học ở từng khu vực các bạn có thể tham khảo:

Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
  • Đại học Tài chính Ngân hàng
  • Đại học Thương mại

Miền Trung

  • Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Huế
Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại tốt trong nước
Các trường đào tạo ngành kinh doanh thương mại tốt trong nước

Miền Nam

  • Đại học Kinh tế 
  • Đại học Kinh tế – Luật
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Kinh tế – Tài chính 
  • Đại học Quốc tế 
  • Đại học Công nghệ 
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Cần Thơ

Dù lựa chọn trường đào tạo nào đi nữa, việc tập trung học tập, rèn luyện và trau dồi các kỹ năng cá nhân vẫn rất cần thiết và quan trọng nhất cho mỗi sinh viên.

Hy vọng qua bài viết trên Vieclam.net đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Có nên học kinh doanh thương mại không?” và hiểu thêm về ngành học này. Đừng quên truy cập ngay vào Vieclam.net để xem thêm các bài đăng chia sẻ các kinh nghiệm bổ ích khác. Chúc bạn chọn được ngành học yêu thích và phù hợp với bản thân!

Có thể bạn quan tâm:

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

fashion stylist là gì

Fashion Stylist là gì? Yêu cầu cần có của một Fashion Stylist

0
Bạn yêu thích thời trang và muốn biến đam mê thành nghề nghiệp? Fashion Stylist là một nghề sáng tạo đang phát triển và...
Head chef là gì

Head chef là gì? Vai trò và công việc của Head chef trong bếp

0
Head chef (còn được gọi là bếp trưởng) là người đứng đầu trong căn bếp, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nấu nướng,...
Quy định về lương OT là gì?

Lương OT là gì? Quy định về cách tính lương tăng ca mới nhất...

0
OT là một thuật ngữ phổ biến ở nơi làm việc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lương OT và cách tính...
chef de partie là gì

Chef de Partie là gì? Công việc và mức lương của Chef de Partie

0
Chef de Partie là một trong những vị trí quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí này chịu trách...
review lương

Review lương là gì? Những NÊN và KHÔNG NÊN khi review lương

0
Review lương là quá trình người lao động được đánh giá lại mức thu nhập và đóng góp của mình tại doanh nghiệp. Tuy...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất