HomePhát triển bản thânMẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất 2024

Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, khi người lao động vì một lý do nào đó muốn xin từ chức cần phải thực hiện một số thủ tục và đơn từ để xin các cơ quan xem xét và phê duyệt. Vậy, cách viết đơn xin từ chức, thôi việc như thế nào mới đạt chuẩn? Và thủ tục làm đơn từ chức có phức tạp không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Vieclam.net để giải đáp thắc mắc nhé!

Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất 2024
Mẫu đơn xin từ chức, xin thôi chức vụ chuẩn, mới nhất 2024

I. Mẫu đơn xin từ chức mới nhất 2024

Mẫu đơn xin từ chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

Kính gửi:

  • Ban Giám đốc Công ty …..
  • Phòng Nhân sự Công ty …..

Tên tôi là: ……

Ngày tháng năm sinh: …….

Chức vụ: ……… Mã số nhân viên: ……

Số thẻ căn cước công dân: …….. Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ……

Nơi ở hiện tại: ….

Số điện thoại: ……

Địa chỉ email: ……..

Tôi viết đơn này để xin thôi giữ chức vụ …. tại Công ty ……, kể từ ngày ….

Lý do tôi xin thôi giữ chức vụ là: ……………………………….

Trong thời gian công tác tại Quý Công ty, tôi đã được học hỏi, rèn luyện và trưởng thành rất nhiều. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Nhân sự và toàn thể các đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.

Kính mong Ban Giám đốc và Phòng Nhân sự tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình bàn giao công việc.

………., ngày…tháng…năm

Kính đơn         

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải mẫu đơn Tại đây

Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————– 

ĐƠN XIN THÔI GIỮ CHỨC VỤ

Kính gửi: ……………..

Tôi tên là:……..

Số CMND/CCCD:……… Ngày cấp:………. Nơi cấp:……

Chỗ ở hiện tại:……

Hiện tại tôi đang công tác tại ……….., với chức vụ …………

Nay tôi viết đơn này để trình bày với … về việc xem xét cho tôi thôi giữ chức vụ … kể từ ngày …. tháng …. năm …. vì lý do:…..

Tôi sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình đến hết ngày …..

Kính mong Ban lãnh đạo xem xét và phê duyệt giúp tôi.

Trân trọng,

………., ngày…tháng…năm…

Kính đơn        

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải mẫu đơn Tại đây

II. Hướng dẫn viết đơn xin từ chức chuẩn

Sau đây Vieclam.net sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn xin từ chức một cách khéo léo để được ban lãnh đạo đồng ý phê duyệt:

1. Thông tin cơ quan, đơn vị công tác

Bên cạnh các thông tin cá nhân cơ bản như họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, số CMND/CCCD, quê quán, địa chỉ nơi ở, số điện thoại,… Bạn cũng cần điền đầy đủ tên cơ quan, đơn vị, chức vụ và bộ phận mà bạn đang làm việc. Việc cung cấp các thông tin này một cách chính xác sẽ giúp quá trình xét duyệt được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.

Viết thông tin cơ quan, đơn vị công tác
Viết thông tin cơ quan, đơn vị công tác

2. Thông tin của người viết đơn xin từ chức

Bạn cần ghi chính xác và đầy đủ họ và tên, chức vụ của các bên nhận đơn xin nghỉ việc của mình, đó có thể là phòng nhân sự, Ban giám đốc hoặc Ban lãnh đạo điều hành bộ phận nơi bạn làm việc.

3. Nêu lý do muốn xin thôi giữ chức vụ

Tại phần này, bạn cần nêu rõ lý do bạn muốn xin thôi giữ chức vụ của mình. Lý do có thể là vì:

  • Bạn có nguyện vọng chuyển sang làm việc ở một công ty khác.
  • Bạn muốn nghỉ hưu.
  • Bạn muốn theo đuổi một công việc khác.
  • Bạn muốn dành thời gian cho gia đình.
  • Bạn có lý do sức khỏe không cho phép tiếp tục công việc hiện tại.

Ví dụ:

Nhận thấy bản thân không còn phù hợp với công việc hiện tại, tôi viết đơn này xin phép được thôi giữ chức vụ [Chức vụ hiện tại] tại [Tên cơ quan, đơn vị].

4. Kết thúc bằng lời cảm ơn và chữ ký

Tại phần này, bạn cần bày tỏ lời cảm ơn của mình đến Ban lãnh đạo và tập thể công ty, doanh nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc vừa qua.

Kết thúc bằng lời cảm ơn và chữ ký
Kết thúc bằng lời cảm ơn và chữ ký

Ví dụ:

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể [Tên cơ quan, đơn vị] đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm việc vừa qua.

Tôi xin cam kết hoàn thành tốt công việc của mình đến hết ngày [Ngày kết thúc].

Mong Ban lãnh đạo xem xét và chấp nhận nguyện vọng của tôi.

Trân trọng,

[Họ và tên] [Chức vụ]

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp, ghi điểm 2024

III. Trình tự thủ tục xin từ chức chi tiết nhất

Thủ tục xin từ chức công việc được thực hiện theo các bước sau:

Trình tự thủ tục xin từ chức chi tiết nhất
Trình tự thủ tục xin từ chức chi tiết nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin từ chức gồm các giấy tờ: Đơn xin từ chức, giấy trình gửi cơ quan tham mưu, cơ quan Đảng.

Bước 2: Gửi đơn xin thôi việc cho phòng nhân sự hoặc Ban lãnh đạo có thẩm quyền.

Bước 3: Gửi hồ sơ cho cơ quan tham mưu và trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt.

Bước 4: Cơ quan xem xét hồ sơ về đưa ra quyết định.

IV. Lưu ý khi viết và gửi đơn từ chức

Trong quá trình viết và gửi đơn từ chức bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để gia tăng cơ hội được phê duyệt đơn.

  • Cân nhắc quyết định từ chức: Trước khi viết đơn xin từ chức, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng quyết định của mình. Hãy suy nghĩ xem lý do bạn muốn nghỉ việc là gì, liệu có những cách khác để giải quyết vấn đề hay không. Nếu bạn đã chắc chắn về quyết định của mình, hãy bắt đầu viết đơn xin từ chức.
  • Viết đúng thông tin người gửi & người nhận: Trong đơn xin từ chức, bạn cần ghi đầy đủ, chính xác thông tin của người gửi và người nhận. Thông tin người gửi bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ hiện tại, đơn vị công tác. Thông tin người nhận bao gồm tên cơ quan, đơn vị, chức vụ của người có thẩm quyền ký đơn.
Lưu ý khi viết và gửi đơn từ chức
Lưu ý khi viết và gửi đơn từ chức
  • Gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo & đồng nghiệp: Dù vì lý do gì, bạn cũng nên gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho bạn trong thời gian công tác tại công ty. Lời cảm ơn chân thành sẽ thể hiện sự trân trọng của bạn đối với công ty và những người đã giúp đỡ bạn.
  • Nhanh chóng gửi đơn sau khi quyết định: Sau khi quyết định từ chức, bạn nên gửi đơn xin từ chức càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp công ty có thời gian chuẩn bị nhân sự thay thế bạn.
  • Đảm bảo văn phong: Đơn xin từ chức nên được viết bằng văn phong trang trọng, lịch sự để thể hiện sự chân thành của bạn khi trình bày nguyện vọng với người nhận đơn.  
  • Trực tiếp nộp đơn: Để thể hiện sự tôn trọng đối với công ty, bạn nên trực tiếp nộp đơn xin từ chức cho người có thẩm quyền ký đơn. Không nên nhắn tin hoặc gọi điện vì điều này sẽ khiến bạn không chuyên nghiệp, gây mất thiện cảm.

Hi vọng thông qua bài viết trên của Vieclam.net, bạn đã biết cách viết đơn xin từ chức và nắm được một số lưu ý quan trọng trong quá trình viết và gửi đơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm việc làm phù hợp với bản thân thì đừng quên truy cập ngay vào website Vieclam.net để cập nhật những tin đăng tuyển dụng mới nhất và những kiến thức hữu ích về mẹo tìm việc, tuyển dụng, phát triển bản thân,… nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cùng tìm hiểu chi tiết lương hưu là gì và cách tính lương hưu chính xác

Lương hưu là gì? Những điều cần biết về lương hưu

0
Bạn đã bao giờ tự hỏi khi về già, nguồn thu nhập của mình sẽ từ đâu khi không còn sức lao động, tài...
Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024

Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2025

0
Bạn đang thắc mắc cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024? Với những thay đổi quan trọng trong chính sách,...
Đơn xin nghỉ việc

Top 9 mẫu đơn xin nghỉ việc đầy đủ, chính xác nhất 2024

0
Đơn xin nghỉ việc là tài liệu cần thiết khi bạn quyết định kết thúc công việc hiện tại một cách chuyên nghiệp. Nếu...
Sa thải là gì?

Sa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường gặp

0
Việc nắm rõ các quy định pháp luật về việc sa thải nhân viên là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng...
lương khoán là gì

Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức chi trả lương khoán

0
Mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn hình thức trả lương tùy vào nhu cầu và tính chất công việc. Thay vì hình...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất