Học cơ điện tử ra làm gì, học cơ điện tử ra làm ở đâu, lương bao nhiêu… là những câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu khi theo học ngành này. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu học ngành kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì, hãy cùng Việc Làm tham khảo ngay những cơ hội việc làm, mức lương mới nhất được chia sẻ dưới đây.
Mục lục
I. Ngành cơ điện tử là gì?
Muốn biết học chuyên ngành cơ điện tử ra làm gì, bạn cần biết ngành cơ điện tử là gì? Cơ điện tử là ngành học rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như hiện nay. Đây là ngành học kết hợp giữa kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật cơ khí.
Cơ điện tử là sự liên kết giữa nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm phát triển được sự tuy duy trong thiết kế – chế tạo, vận hành máy móc và các thiết bị thông minh. Các kỹ sư điện tử sẽ vận dụng các kiến thức về cơ khí, tin học, điện tử cũng như các công nghệ hiện đại để vận hành hệ thống điều khiển linh hoạt vào các sản phẩm cơ khí khác nhau. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được kết nối với các hệ thống xử lý thông tin nhằm tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh nhất.
Tìm hiểu thêm: Ngành cơ điện tử là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành cơ điện tử
II. Sinh viên học cơ điện tử ra làm gì?
Sinh viên sau khi được học kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì? Nếu chưa biết học cơ điện tử ra làm gì, bạn có thể tham khảo một số các vị trí liên quan đến cơ điện tử sau khi ra trường dưới đây:
2.1 Kỹ sư/kỹ thuật viên người máy
Nếu bạn chưa biết học cơ điện tử ra làm gì thì có thể làm các kỹ sư hoặc kỹ thuật viên người máy. Công việc chuyên tư vấn thiết kế, thiết kế và triển khai công nghệ, quản lý sản xuất cũng như phát triển các sản phẩm cơ điện tử. Bạn có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực robot, cơ điện tử; hoặc làm tại các công ty có liên quan đến yếu tố kỹ thuật tự động hóa, kỹ thuật cơ khí ô tô…
2.2 Kỹ sư tự động hóa
Kỹ sư tự động hóa học cơ điện tử ra làm gì? Công việc của họ là là nghiên cứu và vận hành, theo dõi các hệ thống tự động hoặc các dây chuyền sản xuất để phát hiện, sửa chữa và khắc phục kịp thời những lỗi sai sót của hệ thống. Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc tại các viện ứng dụng công nghệ, trong các khu công nghệ cao, các dây chuyền sản xuất lắp ráp hiện đại, các viện nghiên cứu hoặc các doanh nghiệp…
2.3 Kỹ sư thiết kế/xử lý sự cố hệ thống điều khiển
Công việc của các kỹ sư thiết kế là thiết kế, tính toán để vẽ ra các nguyên lý chi tiết các cơ cấu của phần mềm, máy móc, công trình… Kỹ sư thiết xử lý sự cố hệ thống điều khiển là lên kế hoạch để đảm bảo cho các máy móc luôn được hoạt động ổn định. Học cơ điện tử ra làm gì sinh viên có thể làm việc tại các dây chuyền sản xuất tự động trong các doanh nghiệp, nhà máy, các công ty tự động hóa.
2.4 Kỹ sư thiết kế điện tử
Có khả năng áp dụng các nguyên tắc vật lý – kỹ thuật – khoa học vật liệu để phân tích và thiết kế, lắp đặt, bảo trì hệ thống điện. Kỹ sư thiết kế điện có thể làm việc trong các giai đoạn của hệ thống, từ lúc nghiên cứu đến khi lắp đặt cũng như vận hành thử nghiệm sản phẩm. Sau khi học cơ điện tử, các kỹ sư thiết kế điện tử có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, nhà máy lắp ráp trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực cơ điện tử.
2.5 Kỹ sư thiết kế cơ khí
Công việc của kỹ sư cơ khí sẽ tham gia gia công, lắp đặt, thiết kế các loại máy móc cơ khí trong ngành. Các kỹ sư thiết kế cơ khí cần nắm chắc kiến thức về các vật lý kỹ thuật, ứng dụng lập trình cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm dùng để thiết kế.
Kỹ sư thiết kế cơ khí sau khi học ngành cơ điện tử ra làm gì? Kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí. Họ tham gia đảm nhiệm vai trò quản lý, điều hành về kỹ thuật trong các doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh – sản xuất cũng như các dịch vụ về cơ khí.
Tìm hiểu thêm: Ngành cơ khí là gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao?
2.6 Nhà khoa học dữ liệu/nhà phân tích dữ liệu lớn
Yêu cầu của công việc là tiến hành thực hiện quá trình phân tích thống kê và khai thác, truy xuất dữ liệu từ một lượng dữ liệu lớn hơn. Sau đó các nhà khoa học dữ liệu/nhà phân tích dữ liệu lớn sẽ tiến hành xác định rõ các xu hướng và xác định các thông tin quan trọng khác. Với các vị trí này, bạn có thể ứng tuyển tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu hoặc làm việc tại các trường Cao đẳng – Đại học có đào tạo chuyên ngành cơ điện tử.
2.7 Kỹ sư thiết bị
Nếu bạn chưa biết học ngành cơ điện tử ra trường làm gì thì có thể tham khảo công việc của kỹ sư thiết bị. Kỹ sư thiết bị sẽ nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan đến thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, kỹ sư thiết bị còn tiến hành tham gia thiết kế cũng như sản xuất ra các thiết bị máy móc, mạch tích hợp điện tử, bộ vi xử lý… để phục vụ cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Kỹ sư thiết bị sau khi học cơ điện tử ra làm gì? Bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, các xưởng sản xuất, các trung tâm khoa học ứng dụng… hoặc bất kỳ đơn vị nào có liên quan đến cơ điện tử.
2.8 Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là một nhánh nhỏ của ngành khoa học máy tính. Các kỹ sư phần mềm sẽ áp dụng kiến thức phân tích toán học cũng như các nguyên tắc khoa học máy tính để thiết kế, phát triển ra các phần mềm phục vụ cho cơ điện tử. Bạn cần phải có các kiến thức về hệ điều hành máy tính, phát triển phần mềm, ngôn ngữ phần mềm và sử dụng thành thạo chúng. Bạn có thể làm việc tại các trường học, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty sản xuất…
Tìm hiểu thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm: Xu hướng tuyển dụng trong tương lai
III. Mức thu nhập của ngành cơ điện tử
Sau khi tìm hiểu học cơ điện tử ra làm gì xong, bạn có thể tham khảo mức lương của ngành cơ điện tử dưới bảng sau:
Số năm kinh nghiệm |
Mức lương tham khảo (VND/tháng) |
Sinh viên mới ra trường |
6.000.000 – 7 .000.000 |
Sinh viên mới ra trường làm việc ở doanh nghiệp lớn |
Từ 12.000.000 |
Có kinh nghiệm 1 năm – 3 năm |
15.000.000 – 18.000.000 |
Leader/Quản lý |
20.000.000 – 30.000.000 |
Qua bảng tham khảo trên thì mức lương của ngành cơ điện tử hiện nay khá cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động. Tuy nhiên, mức lương của cơ điện tử còn tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm cũng như quy mô doanh nghiệp mà bạn làm. Bên cạnh đó, để nâng cao thu nhập thì bạn có thể học thêm kiến thức và nên trau dồi các kỹ năng liên quan đến công việc.
Tìm hiểu thêm:Hướng dẫn: Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm
IV. Lời khuyên giúp nâng cao cơ hội tìm việc làm cơ điện tử
Để nâng cao cơ hội tìm việc làm sau khi học xong cơ điện tử, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên như:
- Hãy lựa chọn các trường, cơ sở đào tạo chất lượng để trang bị kiến thức cũng như kỹ năng tốt nhất
- Tăng cường tham gia các nhóm, hoạt động kiến thức về ngành cơ điện tử để cập nhật và trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành
- Nâng cao các kỹ năng mềm như kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, kỹ năng xử lý vấn đề…
- Thực hành và trân trọng những công việc nhỏ nhất của ngành cơ điện tử để tạo kinh nghiệm và tích góp kiến thức thực tế để thuận lợi hơn sau khi ra trường.
- Nâng cao sức khỏe để tạo được tinh thần thoải mái, hoạt bát, chịu được áp lực cao trong công việc…
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong việc học cơ điện tử ra làm gì cũng như các cơ hội việc làm, mức lương của ngành. Những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm việc làm thuận lợi hơn khi tham khảo thông tin tuyển dụng trên website Vieclam.net. Bên cạnh đó, bạn nhớ tạo hồ sơ xin việc trên website để tìm việc được nhanh chóng hơn. Theo dõi ngay website để không bỏ lỡ các thông tin tuyển dụng chất lượng với mức lương hấp dẫn nhất được cập nhật mỗi ngày nhé!
Xem thêm: