Lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực của bản thân luôn là một vấn đề quan trọng với các sĩ tử. Khối B là một trong những khối học luôn được nhiều thí sinh quan tâm lựa chọn. Câu hỏi học khối B làm nghề gì và xu hướng nghề nghiệp hiện nay của khối này thu hút sự chú ý của nhiều sĩ tử. Cùng Vieclam.net tìm hiểu các thông tin trên trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Khối B gồm những môn gì?
Trước khi tìm hiểu về câu hỏi học khối B làm nghề gì, bạn cần thông tin tổng quan về khối B gồm những môn gì. Tổ hợp khối B truyền thống gồm ba môn chính là Toán, Hóa học và Sinh học. Hiện nay đã được bổ sung thêm các môn học khác nhau tạo thành 7 tổ hợp khác nhau. Mời bạn theo dõi bảng các tổ hợp khối B được Vieclam.net tổng hợp dưới đây.
Tổ hợp |
Môn học |
Khối B00 |
Toán – Sinh – Hóa |
Khối B01 |
Toán – Sinh – Lịch sử |
Khối B02 |
Toán – Sinh – Địa |
Khối B03 |
Toán – Sinh – Ngữ văn |
Khối B04 |
Toán – Sinh – Giáo dục công dân |
Khối B05 |
Toán – Sinh – Khoa học xã hội |
Khối B06 |
Toán – Sinh – Anh |
II. Các ngành nghề khi học khối B
Khi nhắc đến khối B, nhiều người thường nghĩ rằng học khối này chỉ làm các ngành liên quan đến y – dược. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều ngành nghề khác nhau nếu bạn có đam mê và muốn theo đuổi khối này. Mời bạn tham khảo một số ngành nghề của khối B để giải đáp thắc mắc học khối B làm nghề gì ngay bây giờ.
1. Nhóm ngành Y – Dược
Y – Dược là một trong những nhóm ngành nghề phổ biến nhất cho các bạn học khối B. Ngành học với nhiều cơ hội nghề nghiệp và mức lương hấp dẫn khi ra trường. Tuy nhiên, học Y – Dược cũng yêu cầu điểm đầu vào cao và thời gian học kéo dài, thông thường từ 5 – 7 năm. Dưới đây là bảng tổng hợp các ngành học thuộc nhóm ngành Y – Dược.
Ngành |
Mô tả |
Y khoa |
Đào tạo bác sĩ y khoa, chuyên về khám và điều trị bệnh. |
Răng – Hàm – Mặt |
Đào tạo bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, chăm sóc sức khỏe răng miệng. |
Dược học |
Đào tạo dược sĩ, chuyên về sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối dược phẩm. |
Điều dưỡng |
Đào tạo điều dưỡng viên, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân. |
Y tế công cộng |
Nghiên cứu và phát triển các chính sách y tế công cộng. |
Kỹ thuật xét nghiệm y học |
Đào tạo về kỹ thuật kiểm tra, giám sát các quy trình sử dụng hóa chất, sinh phẩm chuyên dụng. |
Kỹ thuật hình ảnh y học |
Đào tạo ghi lại hình ảnh từ ngoài vào trong cơ thể con người. |
Quản lý bệnh viện |
Quản lý danh sách các bệnh nhân, quản lý các thiết bị y tế, giường bệnh,… |
Y Đa khoa |
Bác sĩ tại các cơ sở y tế, giảng viên của các trường đại học, cao đẳng. |
Y học cổ truyền |
Nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ. |
Kỹ thuật hồi phục chức năng |
Đào tạo biện pháp kỹ thuật nhằm hồi phục và cải thiện khả năng hoạt động bình thường của bệnh nhân. |
Xem thêm: Dự đoán xu hướng ngành nghề HOT tại Việt Nam trong tương lai
2. Nhóm ngành Thú y
Thú y cũng là một trong những nhóm ngành được lựa chọn khá nhiều khi học khối B. Đây là ngành học liên quan đến xử lý các bệnh, chấn thương mà động vật mắc phải. Công việc này thường xuyên phải tiếp xúc với động vật bao gồm các loại gia cầm, gia súc, thú cưng và động vật trong sở thú…
Ngành |
Mô tả |
Thú y |
Đào tạo bác sĩ thú y, chuyên khám và chữa bệnh cho động vật. |
Chăn nuôi |
Nghiên cứu và quản lý các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. |
Dinh dưỡng động vật |
Nghiên cứu về dinh dưỡng và chế độ ăn cho động vật. |
3. Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Nhóm ngành này liên quan đến nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Là một ngành học phù hợp với những bạn có năng khiếu, sở thích về chăn nuôi và nghiên cứu về động, thực vật.
Ngành |
Mô tả |
Nông học |
Nghiên cứu về canh tác và sản xuất cây trồng. |
Nông nghiệp |
Ngành nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm và nguyên liệu thông qua trồng trọt và chăn nuôi. |
Lâm nghiệp |
Quản lý, bảo tồn và khai thác rừng, bảo vệ môi trường và duy trì đa dạng sinh học. |
Lâm học |
Nghiên cứu về các loại rừng và cây gỗ, bao gồm cả quản lý, bảo vệ, và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. |
Nuôi trồng thủy sản |
Phát triển các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. |
Khoa học cây trồng |
Nghiên cứu về sinh lý học, bệnh học và cải tạo cây trồng. |
Phát triển nông thôn |
Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hoá, đời sống con người… ở nông thôn |
Bảo vệ thực vật |
Bảo vệ thực vật là lĩnh vực phòng ngừa và kiểm soát sinh vật gây hại để bảo vệ cây trồng. |
Khai thác thủy sản |
Hoạt động khai thác và nuôi trồng các loài động vật và thực vật sống dưới nước. |
Quản lý tài nguyên rừng |
Quản lý tài nguyên rừng là việc bảo vệ và sử dụng các tài nguyên rừng một cách bền vững. |
Quản lý thủy sản |
Quản lý thủy sản là quá trình điều tiết và tổ chức hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản. |
Lâm nghiệp đô thị |
Quản lý và phát triển các khu cây trồng lớn trong thành phố. |
4. Nhóm ngành Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật
Trong nhóm ngành Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật, các ngành học tập trung vào việc đào tạo và phát triển năng lực giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Đây là những ngành học mang tính ứng dụng cao, nhằm chuẩn bị kiến thức cho sinh viên trở thành những giáo viên có chuyên môn trong quá trình giảng dạy sau này.
Ngành |
Mô tả |
Sư phạm Hóa học |
Lĩnh vực giáo dục chuyên sâu về phương pháp dạy và học môn hóa học, bao gồm cả nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả trong lĩnh vực này. |
Sư phạm Sinh học |
Lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiệu quả trong môn học sinh học. |
Sư phạm Khoa học tự nhiên |
Lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp giảng dạy trong các môn học như khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học và sinh học. |
Công nghệ kỹ thuật môi trường |
Áp dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề môi trường và bảo vệ tài nguyên tự nhiên. |
Công nghệ thực phẩm |
Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ để sản xuất, chế biến, bảo quản và đảm bảo an toàn cho các sản phẩm thực phẩm. |
Khoa học môi trường |
Nghiên cứu các tác động của con người và tự nhiên lên môi trường, bao gồm cả các yếu tố sinh học, hóa học và vật lý |
Quản lý tài nguyên và môi trường |
Đảm bảo bền vững và bảo vệ môi trường khi sử dụng các tài nguyên tự nhiên. |
5. Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng
Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng là một trong những nhóm ngành hấp dẫn và mang tính ứng dụng cao. Cùng với sự phát triển của đô thị hóa và nhu cầu về hạ tầng giao thông, ngành Kiến trúc – Xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở và cơ sở hạ tầng của xã hội.
Ngành |
Mô tả |
Kiến trúc |
Đào tạo kiến trúc sư thiết kế các công trình xây dựng. |
Kỹ thuật xây dựng |
Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp xây dựng công trình. |
Quản lý xây dựng |
Quản lý dự án và điều hành các hoạt động xây dựng. |
6. Nhóm ngành Kỹ thuật
Đối với khối B, các ngành học trong nhóm này tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và ứng dụng các công nghệ, quy trình và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực về y tế, môi trường, hóa học,… Đây là một trong những nhóm ngành có tính ứng dụng cao và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội.
Ngành |
Mô tả |
Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước |
Nghiên cứu và áp dụng công nghệ để quản lý và bảo vệ tài nguyên nước một cách hiệu quả và bền vững. |
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ |
Áp dụng các công nghệ để thu thập dữ liệu địa lý, xử lý thông tin địa lý và tạo ra các bản đồ địa lý chính xác. |
Công nghệ kỹ thuật hóa học |
Sản xuất và xử lý các sản phẩm từ nguyên liệu hóa học. |
7. Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng tập trung vào nghiên cứu về các hoạt động kinh tế, tài chính và ngân hàng, đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để hiểu và tham gia vào các quy trình quản lý tài chính. Đây là những ngành học rất phổ biến và được nhiều người quan tâm. Sau đây là bảng tổng hợp các ngành thuộc nhóm ngành này.
Ngành |
Mô tả |
Quản lý dự án |
Lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của một dự án để đạt được mục tiêu. |
Kinh tế đầu tư |
Nghiên cứu và quản lý các quyết định đầu tư vốn và tài nguyên để đạt được lợi ích kinh tế và tăng trưởng. |
Kinh tế tài nguyên thiên nhiên |
Nghiên cứu và quản lý việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo sự bền vững và tối đa hóa lợi ích kinh tế. |
Kinh tế nông nghiệp |
Quản lý các hoạt động kinh tế liên quan đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. |
8. Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ trong khối B bao gồm các ngành học có liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên và công nghệ vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống và công nghiệp.
Ngành |
Mô tả |
Hải dương học |
Nghiên cứu các đặc điểm vật lý, hóa học, sinh học và địa chất của đại dương. |
Khoa học môi trường |
Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến môi trường, nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống. |
Công nghệ Sinh học |
Ứng dụng các quá trình sinh học và vi sinh vật để phát triển các sản phẩm và công nghệ cải thiện cuộc sống và môi trường. |
Kỹ thuật y sinh |
Ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật và công nghệ vào y học để phát triển các thiết bị, hệ thống và quy trình chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. |
Công nghệ vật liệu |
Nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý các loại vật liệu |
Khoa học Dinh dưỡng và Ẩm thực |
Chế biến thực phẩm, thiết kế khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng |
Đảm bảo chất lượng và ATTP |
Công nghệ thực phẩm nghiên cứu bảo quản, xử lý, chế biến và lưu trữ thực phẩm. |
Công nghệ chế biến Thủy hải sản |
Sản xuất sản phẩm thủy sản và nghiên cứu các phương pháp chế biến tối ưu. |
Địa chất học |
Nghiên cứu về cấu trúc, thành phần và các quá trình hình thành, biến đổi của Trái Đất. |
9. Nhóm ngành Tâm lý học
Nhóm ngành Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý tâm lý học để hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi, cảm xúc và tâm trí con người. Ngành học có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, tổ chức và công nghiệp.
Ngành |
Mô tả |
Tâm lý học lâm sàng |
Nghiên cứu và điều trị các rối loạn tâm lý. |
Tâm lý học giáo dục |
Nghiên cứu về tâm lý học trong giáo dục và phát triển trẻ em. |
Tâm lý học tổ chức – công nghiệp |
Áp dụng tâm lý học vào quản lý và phát triển tổ chức. |
Xem thêm: Top 8 ngành có cơ hội làm việc ở nước ngoài, dễ xin việc
III. TOP 5 ngành nghề khối B hot, dễ xin việc nhất 2024
Hiện nay, những ngành nghề thuộc khối B đang được đánh giá là có nhu cầu tuyển dụng cao và tạo ra không ít cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy sinh viên khi lựa chọn học khối B làm nghề gì, ngành nào khi ra trường có những cơ hội việc làm hấp dẫn? Sau đây hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu top 5 ngành nghề tốt nhất dành cho khối B ở thời điểm hiện tại.
1. Y học
Ngành Y học là một trong những lĩnh vực quan trọng trong đời sống, luôn có nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí như: Bác sĩ chuyên khoa, y tá, dược sĩ,… Với sự phát triển về dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao, đặc biệt từ sau dịch Covid-19 nhận thức về sức khỏe của người dân đã tăng cao đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành nghề này.
Chương trình đào tạo dành cho ngành Y học thường kéo dài từ 4 – 7 năm tùy vào vị trí công việc. Đây là một quy trình đào tạo dài với các kiến thức chuyên môn cao về cơ thể động vật và con người. Y học là một trong những ngành đảm bảo được sự ổn định nghề nghiệp và cơ hội việc làm với mức lương cao.
Mức lương khởi điểm của ngành Y cho sinh viên mới ra trường: Hệ số lương x Mức lương cơ sở.
2. Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một trong những ngành nghề tiên phong trong việc ứng dụng khoa học vào thực tiễn và giải quyết các vấn đề môi trường và sức khỏe con người. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và những tiến bộ trong lĩnh vực sinh học, y tế, nông nghiệp và môi trường, ngành công nghệ sinh học đang là trọng tâm của nhiều nghiên cứu và đầu tư phát triển.
Sinh viên học trong lĩnh vực này không chỉ được tiếp cận với những kiến thức và công nghệ mới nhất, mà còn có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu quan trọng. Từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm trong các công ty công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hay các tổ chức quốc tế.
Mức lương khởi điểm của ngành Công nghệ sinh học cho sinh viên mới ra trường: 8 – 12 triệu.
3. Bác sĩ thú y
Bác sĩ thú y là nhóm nghề có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe động vật như thú cưng, động vật trong sở thú,… Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho thú cưng và các động vật hoang dã, quý hiếm đang tăng cao do các hộ gia đình đang ưa chuộng việc nuôi một số loài động vật trong nhà. Công việc bác sĩ thú y không chỉ đào tạo cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về y tế động vật mà còn mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn tại các trung tâm thú y với mức lương cao.
Mức lương khởi điểm của ngành bác sĩ thú y cho sinh viên mới ra trường: 9 – 13 triệu.
4. Tâm lý học
Ngành Tâm lý học là một lĩnh vực nghiên cứu sâu sắc về tâm lý và hành vi con người, có ứng dụng rộng rãi trong giáo dục, sức khỏe, công nghiệp. Trong đời sống hiện nay, nhu cầu về cải thiện các vấn đề tâm lý, sức khỏe tinh thần đang được đề cao, đặc biệt đối với thế hệ trẻ gen Z. Điều đó giúp cho nhu cầu về các chuyên gia tâm lý để hỗ trợ cá nhân và tổ chức trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống ngày càng tăng. Sinh viên học tâm lý học ngoài việc được trang bị kiến thức về các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu còn được phát triển kỹ năng tư vấn, giải quyết vấn đề và phát triển cá nhân. Đây là một việc làm hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Mức lương khởi điểm của ngành tâm lý học cho sinh viên mới ra trường: 7 – 12 triệu.
5. Răng – Hàm – Mặt
Ngành Răng – Hàm – Mặt là một trong những ngành y tế chuyên sâu, đào tạo cho các chuyên gia trong việc chẩn đoán, điều trị và phục hình răng. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và đặc biệt làm đẹp răng miệng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành học ngày càng phát triển.
Sinh viên học ngành này sẽ được đào tạo các kỹ năng cơ bản về y học và chuyên ngành về răng – hàm – mặt. Thêm vào đó là những kiến thức về phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý răng miệng, kỹ năng sử dụng các công cụ và vật liệu y tế…
Mức lương khởi điểm của ngành Răng – Hàm – Mặt cho sinh viên mới ra trường: 9 – 15 triệu.
IV. Một số trường đào tạo khối B tốt nhất hiện nay
Bên cạnh việc lựa chọn ngành học phù hợp, bạn còn cần phải tìm được cơ sở đào tạo uy tín để theo học. Nhằm tạo sự thuận lợi cho thí sinh trong việc tìm kiếm các trường đào tạo khối B, mời bạn tham khảo danh sách được Vieclam.net sau đây.
- Khu vực phía Bắc:
Tên trường |
Điểm chuẩn 2023 |
Học viện Quân Y – Hệ Quân Sự |
22.65 – 27.1 |
Đại học Y Hà Nội |
19 – 27.73 |
Đại học Bách Khoa Hà Nội |
21 – 29.42 |
Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự |
22.65 – 27.17 |
Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam |
21.5 – 25.05 |
Đại học Y Dược Thái Bình |
15 – 25.8 |
Đại học Y Tế Công Cộng |
16 -21.8 |
Đại học Thái Bình |
15 – 25.8 |
Đại học Kiến Trúc Hà Nội |
20.01 – 28.8 |
Đại học Y Thái Nguyên – ĐH Thái Nguyên |
19 – 26.25 |
- Khu vực miền Trung:
Tên trường |
Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Y Dược – ĐH Huế |
16 – 26 |
Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng |
19 – 25 |
Đại học Vinh |
15 – 25 |
Đại học Y Khoa Vinh |
19 – 24 |
Đại học Tây Nguyên |
18 -27.7 |
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh |
16 – 24 |
Đại học Sư Phạm – ĐH Huế |
15 – 27.35 |
Đại học Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng |
19 – 28.1 |
Đại học Quy Nhơn |
15 – 25.75 |
Đại học Kỹ thuật y dược Đà Nẵng |
19 – 25 |
- Khu vực phía Nam:
Tên trường |
Điểm chuẩn 2023 |
Đại học Quốc Tế – ĐHQG TPHCM |
18 – 25.25 |
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng |
15 – 22.5 |
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch |
18.35 – 26.31 |
Đại học Văn Hiến |
15.15 – 24.03 |
Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu |
15 – 20 |
Đại học Y Dược Cần Thơ |
20 – 25.52 |
Đại học Bình Dương |
15 -21 |
Khoa Y – ĐHQG TPHCM |
19.65 – 26.15 |
Đại học Bạc Liêu |
15 – 18 |
Đại học Y Dược TPHCM |
19 – 27.34 |
V. Cách lựa chọn ngành nghề phù hợp cho người khối B
Nhiều bạn trẻ hiện nay thường gặp khó khăn trong việc xác định ngành học và công việc tương lai mà mình muốn theo đuổi. Để hiểu rõ hơn về bản thân và định hướng nghề nghiệp sau này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.
1. Xác định mong muốn
Đầu tiên, bạn cần xác định được mong muốn và sở thích cá nhân của bạn. Hãy tự hỏi bạn thích làm gì, đam mê lĩnh vực nào, và mong muốn đạt được điều gì trong tương lai. Điều này giúp bạn định hình được hướng đi phù hợp và tạo động lực trong quá trình học tập và làm việc. Nếu lựa chọn theo đuổi ngành Y, bạn cần tìm hiểu các thông tin về ngành học này, các môn sẽ học. Đồng thời bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các công việc sẽ làm khi ra trường, môi trường làm việc bạn có thật sự yêu thích hay không… Đây là những vấn đề rất quan trọng, đảm bảo bạn có thể gắn bó và theo đuổi ngành lâu dài.
2. Đánh giá năng lực bản thân
Bạn hãy xem xét các môn học mà bạn học tốt, những kỹ năng bạn có và khả năng phát triển của chúng. Điều này giúp bạn chọn ngành học phù hợp với khả năng và thế mạnh của bản thân. Đánh giá năng lực bản thân thông qua điểm số hoặc sở thích đặc biệt của bạn với môn học nào đó, ví dụ như môn sinh học, hóa học… Ngoài ra, bạn có thể làm các bài trắc nghiệm tính cách như MBTI, DISC, Holland,… để xác định điểm mạnh, điểm yếu và tính cách của mình. Từ đó lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực của bản thân mình.
3. Tìm hiểu về tiềm năng phát triển của ngành nghề
Tiềm năng phát triển của ngành nghề cũng là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin về xu hướng tuyển dụng hiện tại và tương lai, mức lương của ngành nghề bạn dự định học, cơ hội thăng tiến trong nghề… Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn ngành nghề có triển vọng, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Lời kết
Trên đây là những thông tin mà Vieclam.net muốn gửi đến bạn đọc về chủ đề học khối B làm nghề gì. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã có được những kiến thức cần thiết để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Ngoài ra, bạn có thể truy cập trang Vieclam.net để tìm kiếm các thông tin việc làm đang tuyển dụng. Tại Vieclam.net, các tin đăng được cập nhật liên tục và làm mới mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hồ sơ xin việc để ứng tuyển trực tiếp một cách dễ dàng. Chúc bạn có được công việc ưng ý tại Vieclam.net.
Xem thêm: