Kế toán kho được mô tả chung là vị trí quan trọng trong việc xử lý chi phí hàng tồn kho, quản lý các tài liệu, giấy tờ liên quan đến kho. Vậy cụ thể kế toán kho là gì, cần làm những công việc nào, có những lưu ý ra sao? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- I. Kế toán kho là gì?
- II. Mô tả công việc của một kế toán kho
- III. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán kho là gì?
- IV. Mức lương của kế toán kho
- V. Những kỹ năng cần có đối với kế toán kho
- VI. Chứng từ sử dụng trong kế toán kho
- VII. Những lưu ý khi làm nhân viên kế toán kho
- VIII. 6 sai lầm thường gặp của kế toán kho
- IX. Tìm việc kế toán kho tại Vieclam.net
I. Kế toán kho là gì?
Kế toán kho là vị trí thực hiện theo dõi, kiểm tra các hoạt động xuất nhập hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý các loại chứng từ, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, và hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa.
II. Mô tả công việc của một kế toán kho
Công việc của một kế toán kho có phần khác biệt so với các vị trí kế toán khác trong bộ phận. Vậy để biết chi tiết công việc của kế toán kho, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu ngay dưới đây
1. Công việc chung
- Xây dựng và phân tích các báo cáo liên quan đến hàng tồn kho để tìm kiếm những sai sót có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ, vận chuyển,… đối với hàng tồn kho.
- Theo dõi nghiệp vụ hàng tồn kho phát sinh, cập nhật số liệu hàng tồn kho sử dụng và hàng hóa lưu trữ kho để sử dụng.
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu, định khoản, để lập các mục trong sổ cái. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm chuyển dữ liệu vào sổ cái hàng tồn kho cũng như xem xét thực tế số lượng hàng tồn kho.
- Sắp xếp hàng tồn kho hợp lý tránh gây lãng phí hay hỏng hóc dưới bất cú hình thức nào.
- Phân tích chi phí chung cùng chi phí biến đổi của công ty.
- Trực tiếp xử lý và chịu trách nhiệm về sổ sách, số liệu hàng hóa nếu có.
- Thực hiện các công việc liên quan khi được phân công hoặc trong trường hợp cần thiết.
2. Công việc hàng ngày
- Kiểm kê và điểm danh hàng hóa: Thống kê số lượng các loại vật tư, hàng hóa để cập nhật trữ lượng và chuẩn bị báo cáo cho cấp trên.
- Quản lý giấy tờ: Kiểm tra và lưu trữ đầy đủ các loại hóa đơn, phiếu xuất nhập kho để làm căn cư thanh toán và sau này có thể khắc phục kiểm tra.
- Đối chiếu sổ sách: Đối chiếu các số liệu trên sổ sách với thức tế tồn trữ để kịp thời phát hiện sai sót.
- Sắp xếp kho hàng: Sắp xếp kho cho hợp lý, thuận tiện cho việc kiểm kê.
3. Công việc hàng tháng
- Lập báo cáo cuối tháng, tổng hợp những số liệu thống kê mỗi ngày. Việc này sẽ giúp cho kế toán kho và sếp đều nắm được tình trạng của hàng hóa.
- Hạch toán và đối chiếu những chứng từ, hóa đơn trong tháng. Những số liệu và chi phí cần được tính toán một cách kỹ lưỡng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được thu chi.
- Hoàn thành các chứng từ ghi chép, sổ sách, thực hiện chứng nhận giấy tờ để báo cáo với cấp trên theo quy định.
Xem thêm: Kế toán doanh nghiệp là gì? Yêu cầu công việc và mức lương ra sao?
III. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán kho là gì?
Vai trò của kế toán kho sẽ là quản lý và báo cáo tài sản trong kho, họ là người đóng góp vào sự chính xác của thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vai trò của kế toán kho, bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:
- Ghi nhận và theo dõi hàng hóa: Ghi nhận và theo dõi số lượng, giá trị và vị trí của hàng hóa trong kho. Xác nhận các giao dịch xuất, nhập kho và điều chuyển hàng hóa.
- Đánh giá giá trị hàng hóa: Áp dụng phương pháp đánh giá giá trị hàng hóa theo FIFO, LIFO hoặc giá trung bình.
- Chuẩn bị báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin về hàng hóa trong kho vào báo cáo tài chính hằng quý, hằng năm.
- Kiểm soát kho hàng: Thực hiện kiểm kê định kỳ, nhằm xác nhận số lượng hàng hóa trong kho và tham gia vào việc xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ.
- Tuân thủ quy định kế toán: Áp dụng các quy định và nguyên tắc kế toán hiện hành trong việc ghi nhận, đánh giá và báo cáo tài sản trong kho.
Kế toán kho sẽ có trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động và ghi chép các số liệu, chứng từ hàng hóa sau đó báo cáo cho cấp trên. Sau đó, kế toán kho sẽ thống kê số liệu, kiểm tra và phân loại để biết hạn sử dụng của hàng hóa, để có phương án xử lý hàng tồn kho trước khi hết hạn. Những dữ liệu thống kế sẽ được gửi cho cấp trên và các phòng ban liên quan, để xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp.
IV. Mức lương của kế toán kho
Mức lương trung bình của kế toán kho sẽ giao động trong khoảng từ 8 – 12 triệu/ tháng. Tuy nhiên sẽ tùy vào năng lực cùng kỹ năng cùng thời gian bạn cống hiến cho công ty và thâm niên nghề mà sẽ có mức lương khác nhau. Ngoài ra thì với vị trí nhân viên kế toán kho bạn sẽ được hưởng những quyền lợi như được đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHLĐ,…
Xem thêm: Kế toán nội bộ là gì? Vai trò và các yêu cầu cần có của kế toán nội bộ
V. Những kỹ năng cần có đối với kế toán kho
Để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, thì kế toán kho cũng cần phải có những kỹ năng cần thiết cụ thể như:
1. Nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn
Để có thể trở thành kế toán kho, thì bạn phải nắm vững các kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn về kế toán. Bởi khi đảm nhận vị trí nhân viên kế toán kho bạn phải ghi chép chứng từ và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa, thu chi thường xuyên. Vì thế nếu muốn ứng tuyển vị trí này bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và chuyên môn cho mình.
2. Sử dụng phần mềm kế toán và văn phòng
Phần mềm kế toán (MISA, SmartPro, LinkQ,…) và văn phòng (Microsoft Office, Google Office,…) đóng vai trò quan trọng giúp cho các nhân viên kế toán kho có thể giải quyết công việc dễ dàng. Nếu không biết cách sử dụng các phần mềm này sẽ là một thiếu sót lớn đối với các ứng viên ứng tuyển vị trí kế toán kho.
3. Kỹ năng phân tích số liệu
Kỹ năng phân tích số liệu là vô cùng cần thiết cho vị trí nhân viên kế toán kho. Bởi vì bạn cần phải phân tích số liệu để xác định những thông tin quan trọng về hàng hóa, giá trị và xu hướng trong kho. Kỹ năng này sẽ giúp cho bạn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và tạo ra báo cáo chi tiết về tình trạng kho.
4. Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc
Đảm nhận vị trí nhân viên kế toán kho bạn cũng cần phải có khả năng quản lý thời gian và tổ chức công việc. Vì bạn có thể sẽ xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, nên việc biết cách sắp xếp công việc và tổ chức thời gian một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết.
5. Tính cẩn thận, tỉ mỉ
Đối với nhân viên kế toán kho thì việc tiếp xúc với nhiều số liệu, hàng hóa, chừng từ, giấy tờ,… đòi hỏi bạn cần phải có sự tập trung, cận thận, và chính xác cao. Bởi chỉ cần một sai xót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến những qúa trình phía sau.
VI. Chứng từ sử dụng trong kế toán kho
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính, thì trong kế toán kho sẽ có một số chứng từ quan trọng được sử dụng để ghi nhận cũng như kiểm soát các giao dịch liên quan đến hàng hóa, vật liệu và nguyên liệu. Dưới đây là mô tả một số chứng từ theo các thông tư trên:
- Phiếu nhập kho: Đây là chứng từ dử dụng khi hàng hóa, nguyên liệu và vật liệu được nhập vào kho. Chứng từ này sẽ ghi nhận thông tin về số lượng, đơn giá, giá trị và các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập kho.
- Phiếu xuất kho: Phiếu xuất kho được sử dụng khi hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu được xuất kho. Chứng từ này sẽ ghi nhận thông tin về số lượng, đơn giá, giá trí và các thông tin liên quan đến hàng hóa. Chứng từ này còn cung cấp căn cứ để ghi nhận giảm giá trị hàng hóa trong kho.
- Phiếu chuyển kho: Phiếu chuyển kho sẽ được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác. Chứng từ này giúp theo dõi sự di chuyển của hàng hóa giữa các kho.
- Phiếu kiểm kê kho: Chứng từ này sẽ được sử dụng trong quá trình kiểm kê hàng hóa, nguyên liệu và vật liệu trong kho để xác định số lượng và giá trị thật của chúng.
- Phiếu điều chỉnh kho: Phiếu điều chỉnh kho sẽ được sử dụng khi có sự sai sót, lỗi hay điều chỉnh về số lượng và giá trị hàng hóa. PĐC sẽ ghi nhận sự thay đổi về số lượng, giá trị và các thông tin khác liên quan đến điều chỉnh kho.
Xem thêm: Kế toán công là gì? Mức lương, nhiệm vụ và yêu cầu công việc
VII. Những lưu ý khi làm nhân viên kế toán kho
Công việc kế toán kho, có một số lưu ý quan trọng mà người kế toán cần để ý để quá trình làm việc của mình được tốt hơn, cùng tìm hiểu những lưu ý ngay dưới đây:
- Xác định hệ thống kế toán kho phù hợp: Khi bắt đầu làm kế toán kho, bạn cần xác định hệ thống kế toán kho phù hợp với quy trình của doanh nghiệp. Bạn cần thiết lập các tài khoản kế toán, áp dụng phương pháp định giá hàng hóa, thiết lập các hàng hóa chứng từ và quy trình kế toán liên quan.
- Xác định và áp dụng phương pháp định giá hàng hóa: Xác định và áp dụng phương pháp định giá hàng hóa như FIFO, LIFO và phương pháp trung bình trọng số. Phương pháp này sẽ ảnh hưởng đến giá trị tồn kho cùng kết quả kinh doanh.
- Kiểm soát hàng hóa và quản lý kho: Kế toán kho cần kiểm khê kho định kỳ, kiểm soát số lượng hàng hóa, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kho.
- Ghi nhận giao dịch kho đúng thời điểm: Cần ghi nhận chứng từ nhập kho, xuất kho, chuyển kho và điều chỉnh kho đầy đủ, chính xác để đảm bảo tính minh bạch và theo dõi chính xác tình hình kho.
- Đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát nội bộ: Lưu trữ chứng từ, cùng tài liệu liên quan, xác nhận các giao dịch kho theo quy trình nội bộ và thực hiện kiểm soát nội bộ giúp đảm bảo tính chính xác trong quá trình kế toán kho.
- Tuân thủ các quy định pháp lý và quy định về kế toán: Kế toán kho cần tuân thủ các quy định về kế toán theo thông tư, quy định của cơ quan thuế cùng các quy định về báo cáo tài chính.
VIII. 6 sai lầm thường gặp của kế toán kho
Ngoài những lưu ý trong công việc kế toán kho thì người kế toán còn cần phải tránh những sai lầm dưới đây:
1. Không thực hiện xác định mức tồn kho định kỳ
Sai lầm thường gặp của kế toán kho đó là không thực hiện xác định mức tồn kho định kỳ, việc này dẫn đến họ không biết chính xác số lượng và giá trị của hàng hóa đang có trong kho, gây ra sai sót trong báo cáo tài chính, và có thể làm mất cân đối giữa số liệu kế toán và thực tế.
2. Ghi nhận sai thông tin
Kế toán kho cũng có thể ghi nhận sai thông tin hàng hóa trong kho. Sự thiếu sót trong việc kiểm tra và xác nhận thông tin khi nhập kho, xuất kho, chuyển kho có thể dẫn đến sai sót trong khi nhận.
3. Không đối chiếu định kỳ
Việc kế toán kho không thực hiện đối chiếu định kỳ giữa dữ liệu trong hệ thống kế toán kho với thự tế, sẽ dẫn đến những sai sót không được phát hiện như hàng hóa bị hư hỏng, bị mất.
4. Sai sót trong việc xếp dỡ và sắp xếp hàng hóa
Khi không sắp xếp hàng hóa một cách khoa học và hợp lý sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra, đếm và tìm kiếm hàng hóa, làm tăng nguy cơ mất mát và có thể làm giảm hiệu suất trong quá trình quản lý kho.
5. Không kiểm tra hàng hóa và vật tư thường xuyên
Kế toán kho không thực hiện kiểm tra hàng hóa và vật tư định kì, hay kiểm tra một cách không đầy đủ và chính xác. Thì khi hàng hóa bị hỏng, hết hạn sử dụng, hay không đủ số lượng sẽ không kịp thời phát hiện được.
6. Thiếu sự chú trọng vào việc nâng cao nghiệp vụ
Khi không đầu tư đủ thời gian và công sức để nắm vững các quy định pháp lý, quy trình hay công nghệ mới nhất liên quan đến công việc kế toán kho thì có thể dẫn đến việc bạn không áp dụng đúng quy trình, gây ra sai sót và không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
IX. Tìm việc kế toán kho tại Vieclam.net
Vieclam.net là một trong những trang web tuyển dụng uy tín hàng đầu tại Việt Nam với lượng truy cập cao và nhiều vị trí việc làm đa dạng. Đây là một kênh hiệu quả để bạn tìm kiếm việc làm kế toán kho. Tại Vieclam.net, bạn có thể:
- Tìm kiếm việc làm theo nhiều tiêu chí như: ngành nghề, vị trí, khoảng lương…
- Xem chi tiết thông tin về các vị trí việc làm như: mô tả công việc, yêu cầu công việc, quyền lợi, mức lương…
- Nộp hồ sơ trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Lưu trữ hồ sơ xin việc và ứng tuyển nhiều vị trí cùng lúc.
- Nhận thông báo về các vị trí việc làm mới phù hợp với nhu cầu của bạn.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về kế toán kho là gì? Hy vọng bài viết trên của Vieclam.net đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập vào Vieclam.net để cập nhật thêm nhiều thông tin về việc làm kế toán kho hay tìm việc làm kế toán nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Shipper là gì? Mức lương và những điều cần biết về Shipper
- Làm freelancer là gì? Các nghề Freelancer có thu nhập cao năm 2024
- Xoay ca là gì? Những việc làm xoay ca phổ biến