Trong bối cảnh xã hội phát triển không ngừng, kỹ năng lắng nghe được xem như một “chìa khóa” vàng giúp mở ra cánh cửa giao tiếp và kết nối hiệu quả. Nó không chỉ là một kỹ năng mềm quan trọng mà còn là yếu tố then chốt giúp bạn thành công trong cả giao tiếp và công việc. Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu rõ hơn về kỹ năng này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
I. Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu và tiếp nhận thông tin mà người nói đang muốn truyền đạt. Không chỉ ở nội dung được truyền tải mà còn bao gồm suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến cá nhân của người nói.
Lắng nghe có hiệu quả hay không được thể hiện qua việc dành sự chú ý, tập trung đến người nói, tránh sự xao nhãng trong quá trình giao tiếp. Bên cạnh đó còn cần đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu rõ hơn về quan điểm cũng như cảm xúc của họ. Kỹ năng này bao gồm cả việc phản hồi lại người nói thông qua ngôn ngữ, cử chỉ cơ thể hay là cách đặt câu hỏi, tóm tắt lại những gì nghe được. Điều này giúp đảm bảo nội dung và thông điệp truyền tải đã được hiểu đúng.
II. Vai trò của kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và công việc. Không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ thông tin, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp mà còn góp phần tạo nên sự thành công trong nhiều lĩnh vực.
- Trong cuộc sống: Kỹ năng lắng nghe được coi như chất xúc tác để kết nối mọi người gần gũi với nhau hơn. Đồng thời, còn giúp bạn xây dựng được mối quan hệ bền chặt, bởi khi bạn lắng nghe sẽ giúp người đối diện cảm thấy tôn trọng. Việc thấu hiểu, lắng nghe và đưa ra lời khuyên, sự khích lệ sẽ tạo được sự tin tưởng.
- Trong công việc: Lắng nghe một cách đa chiều và có chọn lọc cũng chính là cách để bạn nắm bắt thông tin đầy đủ, toàn diện và thấu hiểu người đối diện. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc bạn hiểu đúng, hiểu đủ về những vấn đề để từ đó đưa ra giải pháp nhanh chóng, kịp thời.
Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, thúc đẩy thành công
III. Tại sao kỹ năng lắng nghe là quan trọng nhất?
Kỹ năng lắng nghe là nền tảng cơ bản giúp cho việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Vậy tầm quan trọng của kỹ năng này trong giao tiếp được thể hiện như thế nào?
1. Tạo ra mối quan hệ tốt
Trong giao tiếp khi bạn lắng nghe đối phương một cách chân thành đồng thời tôn trọng ý kiến, quan điểm, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chia sẻ. Từ đó xây dựng được mối quan hệ gắn kết và tin tưởng lẫn nhau.
2. Hiểu sâu sắc vấn đề
Việc lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn dễ dàng hiểu những vấn đề khó khăn mà người khác đang gặp phải. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được ra hướng giải quyết.
3. Tăng cường hiệu suất làm việc
Lắng nghe tốt là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình thu thập thông tin được chính xác, hiệu quả hơn, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Từ đây giúp hạn chế được những sai sót không đáng có, đồng thời là cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn.
4. Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lắng nghe không chỉ là một kỹ năng mềm, mà còn là nền tảng cốt lõi giúp nhà lãnh đạo tạo dựng uy tín và khẳng định vị thế của mình. Khả năng thấu hiểu thông điệp từ nhân viên không chỉ giúp họ thu thập thông tin chính xác, giải quyết vấn đề hiệu quả, mà còn tạo dựng lòng tin và gắn kết trong tập thể.
Xem thêm: Top 10 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn dẫn dắt đội nhóm tốt
IV. Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Có thể thấy, lắng nghe trong giao tiếp là một kỹ năng quan trọng giúp bạn tạo ra được môi trường làm việc tích cực. Vậy làm thế nào để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe?
1. Tập trung
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong giao tiếp đó chính là sự tập trung lắng nghe những gì người khác nói. Sự xao nhãng, mất tập trung của người nghe trong quá trình giao tiếp sẽ khiến người nói cảm thấy khó chịu và không được tôn trọng. Sự tập trung không chỉ thể hiện qua ánh mắt mà còn là ngôn ngữ, cử chỉ, cảm xúc khi giao tiếp.
2. Lắng nghe một cách tích cực
Trong quá trình giao tiếp chỉ lắng nghe thôi thì chưa đủ mà còn cần phải tiếp nhận và phân tích thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Bởi không phải lúc nào người nói cũng thể hiện suy nghĩ cũng như quan điểm của mình một cách rõ ràng. Vì vậy, bạn cần phải tập trung lắng nghe để tìm ra ý mà đối phương muốn truyền đạt để có thể đưa ra những phản hồi phù hợp tạo cảm giác thoải mái khi giao tiếp và hiệu quả hơn.
3. Giao tiếp bằng ánh mắt
Giao tiếp bằng mắt có vai trò đặc biệt quan trọng, điều đó cho thấy bạn đang tập trung lắng nghe và quan tâm đến những gì đối phương đang chia sẻ. Sẽ thật bất lịch sự nếu bạn cứ nhìn vào đồng hồ hay điện thoại trong khi đang trò chuyện với người khác. Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng và làm giảm hiệu quả của cuộc giao tiếp.
4. Đặt câu hỏi mở
Những câu trả lời cụt ngủn như “có hoặc không” sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên bí bách. Điều này không hữu ích trong kỹ năng lắng nghe, gây khó khăn cho việc thấu hiểu đối phương vì không thể khám phá được nhiều từ câu trả lời ngắn và không mang tính mô tả.
Bạn có thể hỏi những câu hỏi mở để thể hiện bản thân mình đang quan tâm đến những gì đối phương nói, ví dụ như:
- Bạn nghĩ thế nào về chuyện đó?
- Bạn có thể cho tôi biết thêm thông tin về điều đó không?
- Còn những khía cạnh nào của vấn đề mà chúng ta chưa đề cập đến?
Xem thêm: Kỹ năng đặt câu hỏi: Vai trò và nguyên tắc đặt câu hỏi
V. Những lỗi khi lắng nghe mà bạn không biết
1. Ngắt lời người nói
Việc ngắt lời khi đối phương khi đang nói chuyện dù bạn muốn chia sẻ quan điểm của mình sẽ khiến người nói cảm thấy không được tôn trọng và cũng mất đi sự hứng thú để tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình. Thay vào đó, hãy dành cho họ thời gian để được chia sẻ đồng thời đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu dễ đồng cảm.
2. Phán xét, áp đặt
Một nguyên tắc vô cùng quan trọng để thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là không phán xét hay áp đặt tư tưởng của mình lên người khác. Trong cuộc sống cũng như công việc mỗi người đều có quan điểm, suy nghĩ và cách nhìn khác nhau. Vì vậy, bạn cần hiểu và chấp nhận sự đa dạng về lối sống của từng cá nhân.
3. Làm việc riêng, phân tâm
Nếu người nghe thường xuyên không giữ được sự tập trung cần thiết thì quá trình lắng nghe sẽ không hiệu quả. Sự phân tâm có thể đến từ suy nghĩ cá nhân, sự lo lắng bồn chồn hay yếu tố ngoại cảnh tác động như máy tính, điện thoại, tiếng ồn xung quanh,… Điều này có thể khiến người nghe bỏ lỡ những thông tin quan trọng, chi tiết trong quá trình diễn ra cuộc trò chuyện.
4. Thái độ làm việc không hứng thú, tiêu cực
Trong quá trình giao tiếp nếu không nhận được phản hồi và tương tác tích cực từ người nghe, người nói sẽ cảm thấy không được tôn trọng và mất hứng thú chia sẻ. Phần lớn, không ai muốn trò chuyện với một có thái độ thờ ơ và thiếu tập trung, đặc biệt là khi đang trao đổi những thông tin quan trọng.
Xem thêm: Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình | Cách để thuyết trình hiệu quả
VI. Các ví dụ về kỹ năng lắng nghe
Các ví dụ về kỹ năng lắng nghe mà chúng ta có thể gặp trong cuộc sống thường ngày như:
Trong giao tiếp hằng ngày
- Khi bạn bè chia sẻ về vấn đề cá nhân, bạn chú ý lắng nghe, thể hiện sự quan tâm và đồng cảm.
- Khi trò chuyện với người lớn tuổi, bạn kiên nhẫn lắng nghe họ kể chuyện và chia sẻ kinh nghiệm sống.
- Khi nói chuyện với con trẻ, bạn cúi xuống ngang tầm mắt, tập trung lắng nghe và khuyến khích con chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.
Trong công việc
- Trong cuộc họp, bạn chú ý lắng nghe ý kiến của các thành viên, ghi chép cẩn thận và đặt câu hỏi để làm rõ thông tin.
- Khi gặp gỡ khách hàng, bạn lắng nghe kỹ lưỡng nhu cầu của họ và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Khi phỏng vấn ứng viên, bạn chú ý lắng nghe câu trả lời của họ để đánh giá khả năng và phẩm chất của ứng viên.
Trong các tình huống khác
- Khi tham gia hội thảo, bạn chú ý lắng nghe bài giảng và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về nội dung.
- Khi xem phim hoặc nghe nhạc, bạn tập trung vào nội dung và cảm nhận những thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải.
- Khi đọc sách, bạn tập trung vào nội dung và suy ngẫm về những ý tưởng được trình bày.
Xem thêm: Kỹ năng thuyết phục hiệu quả, chinh phục mọi người nghe
VII. Gợi ý một số trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Dưới đây là các trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe bạn có thể tham khảo qua nhé.
Trò chơi “Tam sao thất bản”
Cách chơi:
- Chia thành các nhóm nhỏ.
- Xác định một người bắt đầu trò chơi.
- Người bắt đầu sẽ thì thầm một câu chuyện vào tai người bên cạnh.
- Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi câu chuyện truyền đến người cuối cùng.
- Người cuối cùng sẽ nói to câu chuyện mà họ nghe được.
- So sánh câu chuyện ban đầu với câu chuyện cuối cùng để xem có bị sai lệch hay không.
Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
Cách chơi:
- Bịt mắt một người chơi và yêu cầu họ bắt những người chơi khác.
- Những người chơi khác chỉ được phép di chuyển và nói chuyện.
- Người chơi bịt mắt phải lắng nghe tiếng động để xác định vị trí của những người chơi khác.
Trò chơi “Đoán tên bài hát”
Cách chơi:
- Bật một đoạn nhạc ngắn.
- Người chơi phải lắng nghe và đoán tên bài hát.
- Ai đoán đúng trước sẽ là người chiến thắng.
VIII. Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì cũng như giải thích cho câu hỏi tại sao kỹ năng lắng nghe lại quan trọng? Lắng nghe là chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết và tôn trọng trong các mối quan hệ. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện mình để tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực cả trong công việc và cuộc sống. Hãy theo dõi Vieclam.net nhiều hơn để cập thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé.
Xem thêm: