HomeChuyện đi làmTiền lương tăng ca có tính thuế TNCN không? Cách tính và...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Tiền lương tăng ca có tính thuế TNCN không? Cách tính và lưu ý

Câu hỏi “Lương tăng ca có tính thuế TNCN không?” luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ người lao động. Qua bài viết sau, hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu kỹ về lương tăng ca cũng như cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tăng ca, tiền làm thêm giờ để không bỏ lỡ quyền lợi và nắm rõ về trách nhiệm của mình theo Luật Lao Động nhé!

I. Lương tăng ca có tính thuế TNCN không?

Căn cứ theo nội dung tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định: 

Các khoản thu nhập của Người lao động (NLĐ) được miễn thuế:

  1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
  2. i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

i.2) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.

nếu bạn thắc mắc lương tăng ca có tính thuế TNCN không thì câu trả lời là Có.
nếu bạn thắc mắc lương tăng ca có tính thuế TNCN không thì câu trả lời là Có.

Do đó, nếu bạn thắc mắc lương tăng ca có tính thuế TNCN không thì câu trả lời là Có. Tiền làm thêm giờ (tăng ca) được miễn thuế TNCN nhưng sẽ không được miễn toàn bộ mà chỉ miễn thuế đối với phần thu nhập được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc trong giờ theo quy định của luật Lao động, cụ thể như sau:

Phần tiền lương, tiền công mà NLĐ được trả cao hơn bình thường do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế TNCN sẽ được căn cứ dựa trên tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi khoản tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường. 

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường là 40.000 đồng/giờ. 

  • Nếu chị Nguyễn Thị A làm thêm giờ vào ngày thường, được trả lương là 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế của chị A là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
  • Nếu chị Nguyễn Thị A làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ, được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế của chị A là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ.

Khi đơn vị sử dụng lao động chi trả thu nhập cho NLĐ thì phải lập bảng kê ghi rõ: Thời gian làm thêm giờ, tiền lương đã trả thêm do làm thêm giờ cho NLĐ. Bên cạnh việc lưu hành nội bộ doanh nghiệp thì bảng kê này cũng sẽ phải xuất trình nếu Cơ quan thuế yêu cầu.

Theo quy định của luật Lao động hiện hành thì người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.

Người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc trong ngày

Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày, không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định thì sẽ áp dụng làm thêm giờ nhiều hơn, tuy nhiên không quá 300 giờ/năm.

Xem thêm: Top 10 trường dạy nghề cắt tóc ở Hà Nội uy tín nhất hiện nay

II. Cách tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca

Căn cứ khoản 2,3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì công thức tính thuế TNCN với tiền tăng ca của NLĐ như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó, thuế suất được tính theo biểu thức lũy tiến từng phần gồm 7 bậc thuế. Nếu như bậc thuế càng cao thì thuế suất càng lớn, cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/tháng
(đơn vị: triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/năm
(đơn vị: triệu đồng)

Thuế suất
(%)

1

Đến 5

Đến 60

5

2

Trên 5 đến 10

Trên 60 đến 120

10

3

Trên 10 đến 18

Trên 120 đến 216

15

4

Trên 18 đến 32

Trên 216 đến 384

20

5

Trên 32 đến 52

Trên 384 đến 624

25

6

Trên 52 đến 80

Trên 624 đến 960

30

7

Trên 80

Trên 960

35

Các bước tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca:

  • Bước 1: Công thức tính thu nhập phải đóng thuế:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công – Các khoản miễn thuế

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công - Các khoản miễn thuế
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công – Các khoản miễn thuế

Tức là: Lấy tổng thu nhập nhận được (bao gồm lương và các khoản khác ngoài lương) – trừ đi tiền được trả cao hơn do phải làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ.

  • Bước 2: Tính các khoản được giảm trừ
  • Bước 3: Công thức tính thu nhập phải đóng thuế:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

  • Bước 4: Tính số thuế phải nộp theo công thức:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Lương làm thêm giờ được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

Lương làm thêm giờ được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.
Lương làm thêm giờ được tính làm chi phí hợp lý cho doanh nghiệp

Tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian tăng ca được giới hạn tùy vào thời giờ làm việc của NLĐ. Cụ thể như sau:

  • Tổng số giờ tăng ca không được phép quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày làm việc bình thường, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
  • Trường hợp áp dụng quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ tăng ca không được phép vượt quá 12 giờ trong 01 ngày.
  • Điều 32 của Bộ luật Lao động cũng quy định trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Xem thêm: Bật mí 12 ngành HOT trong tương lai 2025 – 2030 mà bạn phải biết

III. Những lưu ý khi tính thuế TNCN đối với tiền tăng ca 

Như đã chia sẻ bên trên, thu nhập từ việc tăng ca cũng được xem như một phần thu nhập từ tiền lương, tiền công và phải chịu thuế TNCN theo quy định của luật Lao động hiện hành. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì tiền lương, tiền công trả cao hơn do làm việc ban đêm, tăng ca sẽ được miễn thuế TNCN. Điều này căn cứ vào sự chênh lệch giữa tiền lương, tiền công thực trả trong ca làm thêm giờ và tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường. 

Tiền công trả cao hơn do làm việc ban đêm, tăng ca sẽ được miễn thuế TNCN
Tiền công trả cao hơn do làm việc ban đêm, tăng ca sẽ được miễn thuế TNCN

Dưới đây là một vài lưu ý khi tính thuế TNCN phải nộp khi có thêm tiền tăng ca, làm thêm giờ:

  • Thu nhập từ việc tăng ca được xem là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công và thuộc đối tượng chịu thuế TNCN.
  • Tiền lương, tiền công trả cao hơn do NLĐ phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế TNCN căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ – tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
  • Tiền lương tăng ca còn lại thuộc đối tượng tính thuế TNCN và được tính thuế như bình thường theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Tiền lương tăng ca còn lại được tính thuế như bình thường theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Tiền lương tăng ca còn lại được tính thuế như bình thường theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Cụ thể, để tính số thuế TNCN phải nộp khi có tiền tăng ca, chúng ta cần thực hiện theo các bước đó là:

  • Tính tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng, bao gồm cả tiền lương tăng ca.
  • Tính phần tiền lương tăng ca được miễn thuế TNCN.
  • Tính phần tiền lương tăng ca còn lại thuộc đối tượng tính thuế TNCN.
  • Tính số thuế TNCN phải nộp áp dụng cho phần tiền lương tăng ca còn lại bằng cách nhân phần tiền lương tăng ca còn lại với thuế suất của bậc thuế mà thu nhập từ tiền lương, tiền công của NLĐ.

Ví dụ: NLĐ làm việc theo hợp đồng, có mức lương cơ bản là 5.000.000 đồng/tháng. Trong tháng 10/2024, NLĐ làm thêm 10 giờ, mỗi giờ được trả 100.000 đồng.

Thì phần tiền lương làm thêm giờ của NLĐ này sẽ được tính như sau:

  • Tiền lương làm thêm giờ theo giờ = 100.000 đồng/giờ * 10 giờ = 1.000.000 đồng.
  • Tiền lương làm thêm giờ tính theo ngày làm việc bình thường = 5.000.000 đồng/tháng/22 ngày/tháng * 10 giờ/ngày = 238.095 đồng.
  • Phần tiền lương làm thêm giờ được miễn thuế TNCN = 1.000.000 đồng – 238.095 đồng = 761.905 đồng.
  • Phần tiền lương làm thêm giờ còn lại thuộc đối tượng tính thuế TNCN = 1.000.000 đồng – 761.905 đồng = 238.095 đồng.
  • Do đó, tiền thuế TNCN mà NLĐ này sẽ phải nộp = 238.095 đồng * 20% = 47.619 đồng.

IV. Giải đáp một số câu hỏi liên quan

1. Tiền làm thêm vượt 200 giờ một năm có được miễn thuế TNCN không?

Theo cơ quan Thuế thì tính tiền lương làm thêm giờ, cần tuân thủ quy định về số giờ làm thêm theo luật Lao động tại Điều 106 của Bộ Luật Lao động năm 2012: Tối đa không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm. Nếu người sử dụng lao động vi phạm quy định này được coi là vi phạm pháp luật. Do đó, phần thu nhập của NLĐ từ tiền lương tăng ca, làm việc ban đêm sẽ được miễn thuế TNCN nếu số giờ làm thêm không vượt quá mức 200 giờ/năm theo quy định.

Số giờ làm thêm không được vượt quá mức 200 giờ/năm theo quy định
Số giờ làm thêm không được vượt quá mức 200 giờ/năm theo quy định

2. Phụ cấp ca đêm có tính thuế TNCN không?

Tiền phụ cấp ca đêm của NLĐ cũng được xem xét là một phần của thu nhập từ tiền lương, tiền công và cũng sẽ phải chịu thuế TNCN. Nhưng việc áp dụng thuế TNCN cho phụ cấp ca đêm còn phụ thuộc vào quy định cụ thể của luật thuế và tùy vào từng cơ quan thuế địa phương.

Tiền phụ cấp ca đêm cũng được xem là một phần của thu nhập từ tiền lương, tiền công và cũng sẽ phải chịu thuế TNCN
Tiền phụ cấp ca đêm cũng cũng sẽ phải chịu thuế TNCN, tùy theo quy định của cơ quan thuế địa phương

Lời kết

Bên trên là chia sẻ của Vieclam.net nhằm giải đáp thắc mắc lương tăng ca có tính thuế TNCN không của rất nhiều người lao động. Hy vọng bài viết đã gửi đến độc giả những thông tin hữu ích. Đừng quên truy cập Vieclam.net để tìm hiểu thêm những kiến thức về luật Lao động và những việc làm hot nhất, lương hấp dẫn trên khắp các tỉnh thành toàn quốc nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bị sa thải có khó xin việc lại không

Bị sa thải có khó xin việc lại không? Làm sao để tìm được...

0
Khi phải đối mặt với tình huống bị sa thải, không ít người cảm thấy lo lắng về khả năng tìm việc mới. Vậy...
Lương theo thời gian là gì? Cách tính đơn giản và chính xác

Lương theo thời gian là gì? Cách tính như thế nào?

Hiện nay, hình thức trả lương theo thời gian cho nhân sự đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức....
Hair stylist là gì? Công việc và mức lương của công việc này

Hair stylist là gì? Công việc và mức lương của công việc này

0
Hair stylist - hay còn được biết đến là nhà tạo mẫu tóc - là những người cung cấp dịch vụ tạo hình kiểu tóc cho nam lẫn nữ.
Market leader là gì

Market Leader là gì? Làm thế nào để trở thành Market Leader?

0
Market Leader thường được biết đến là người có sức ảnh hưởng và khả năng thống trị thị trường. Vậy Market Leader là gì?...
Lương thử việc hiện nay là bao nhiêu? Quy định và thời gian

Lương thử việc hiện nay là bao nhiêu? Quy định và thời gian

0
Mức lương thử việc là một trong những mối quan tâm của mỗi ứng viên tìm kiếm việc làm. Nắm rõ quy định về...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất