Đánh giá KPI cho nhân viên hành chính là một phần quan trọng trong việc quản lý hiệu suất lao động của đội ngũ hành chính. Mẫu đánh giá KPI chuyên nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đo lường năng suất, tiến độ công việc và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên hành chính chính xác nhất. Bạn hãy tham khảo các mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính qua bài viết này của Vieclam.net nhé!

Mục lục
I. Tại sao cần xây dựng mẫu đánh giá KPI cho nhân viên?
Xem thêm: Bảng mô tả công việc nhân sự và góc khuất hiếm người biết
II. Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính nhân sự chi tiết
Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính là công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi năng suất, đánh giá hiệu quả công việc và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên một cách khoa học. Bạn có thể tham khảo các mẫu sau đây:
Mẫu 1:

Tải Mẫu 1: Tại đây
Mẫu 2:

Tải Mẫu 2: Tại đây
Mẫu 3:

Tải Mẫu 3: Tại đây
III. Các chỉ số quan trọng trong mẫu đánh giá KPI cho nhân viên
Để đánh giá đúng năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên hành chính, không thể thiếu những chỉ số cụ thể và quan trọng như:
1. Chỉ số KPI về tuyển dụng
Trong doanh nghiệp, nhân viên hành chính có thể kiêm nhiệm vai trò tuyển dụng. Hiệu quả công việc này có thể được đo lường thông qua các chỉ số KPI cụ thể như sau:
- Số lượng vị trí tuyển dụng được hoàn thành thành công
- Thời gian trung bình các vị trí bị để trống trước khi tuyển được ứng viên
- Mức cải thiện hiệu suất tuyển dụng so với các giai đoạn trước
- Ảnh hưởng của hoạt động tuyển dụng đến chi phí và ngân sách doanh nghiệp

2. Chỉ số về đào tạo nhận sự
Các hoạt động đào tạo dành cho nhân sự mới và hiện tại đều cần được đưa vào hệ thống đánh giá KPI. Một số chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả đào tạo bao gồm:
- Số lượng nhân sự tham gia các chương trình đào tạo
- Tỷ lệ nhân viên hoàn thành và vượt qua quá trình đào tạo
- Mức độ hài lòng và đánh giá tích cực từ nhân sự mới sau đào tạo
- Mức độ đầy đủ và phù hợp của các nội dung đào tạo như văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng chuyên môn, quy trình nội bộ…

3. Chỉ số nhân viên thôi việc
Quản lý và kiểm soát tỷ lệ nhân sự nghỉ việc là một phần quan trọng trong nhiệm vụ của nhân viên hành chính. Bạn hãy dựa vào các chỉ số quan trọng sau để theo dõi và cải thiện sự ổn định nguồn nhân lực:
- Tổng chi phí phát sinh do nhân viên thôi việc trong một tháng (bao gồm tuyển dụng, đào tạo, chuyển giao công việc…)
- Tỷ lệ thôi việc trong kỳ, bao gồm các trường hợp nghỉ việc tự nguyện, bị chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác
- Thời gian trung bình để tuyển mới và thay thế vị trí bị bỏ trống do thôi việc

Xem thêm: Hành chính nhân sự là gì? Mức lương, nhiệm vụ và kỹ năng cần có
4. Các chỉ số liên quan khác
Ngoài các chỉ số chính như tuyển dụng, đào tạo và thôi việc, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm một số KPI phụ để đánh giá toàn diện hiệu quả công việc của nhân viên hành chính.
- Tiến độ hoàn tất bảng lương cho nhân sự mới gia nhập
- Hiệu quả trong việc đặt mua và quản lý các thiết bị công nghệ phục vụ công việc
- Mức độ hài lòng và phản hồi về thái độ làm việc của nhân viên trong nội bộ
- Quản lý hồ sơ, sổ sách và tài liệu theo đúng quy trình chuyên môn
- Theo dõi và bảo quản tài sản chung của văn phòng
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ lễ tân và hỗ trợ khách đến công ty

Xem thêm: Mô tả công việc hành chính nhân sự đầy đủ và chính xác nhất
IV. Cách xây dựng KPI đánh giá nhân viên hành chính
Để đo lường hiệu quả công việc của nhân viên hành chính, bạn cần xây dựng KPI một cách khách quan, phù hợp và rõ ràng. Sau đây là các bước giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống đánh giá hiệu quả cho vị trí nhân viên hành chính.
1. Xác định cá nhân, bộ phận cần xây dựng
Để xây dựng KPI hiệu quả cho nhân viên hành chính, doanh nghiệp cần xác định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm xây dựng KPI. Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo một trong hai hướng:
- Trưởng phòng xây dựng KPI cho bộ phận: Trưởng phòng sẽ tự đề ra KPI phù hợp với công việc. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến mục tiêu không đồng nhất và có sự chênh lệch công việc giữa các phòng ban.
- Bộ phận nhân sự xây dựng KPI cho tất cả phòng ban: KPI được xây dựng chung cho toàn doanh nghiệp, giúp đảm bảo sự thống nhất. Tuy nhiên, nhân sự có thể không hiểu hết công việc của các bộ phận, dẫn đến mục tiêu thiếu thực tế. Cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi triển khai.

2. Xác định vị trí, mục tiêu công việc cụ thể
3. Xác định các chỉ số đánh giá KPI cần thiết
Để xây dựng KPI hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số phù hợp với từng bộ phận và cá nhân, dựa trên quy mô và cơ chế hoạt động của mình.
- KPI cho bộ phận: Chỉ số cần mang tính tổng quát, phản ánh mục tiêu lớn hơn của cả phòng ban. Mục tiêu không thể chỉ dựa vào năng lực của một cá nhân mà phải nhìn nhận ở góc độ toàn bộ bộ phận.
- KPI cho cá nhân: Mỗi cá nhân cần có mục tiêu riêng nhưng vẫn phải phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Kết quả công việc cần được đo lường một cách rõ ràng, minh bạch để đảm bảo sự công bằng trong đánh giá.

Xem thêm: Mẫu thư giới thiệu xin việc giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
V. Những lưu ý khi thiết lập KPI cho nhân viên hành chính
Khi thiết lập KPI cho nhân viên hành chính, bạn cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Liên kết KPI và mục tiêu doanh nghiệp: KPI cần phản ánh đúng mục tiêu của công ty để đảm bảo sự phù hợp và định hướng rõ ràng cho nhân viên hành chính.
- Cân nhắc số lượng và chỉ số KPI: Xác định số lượng KPI hợp lý để không làm quá tải nhân viên nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Các chỉ số phải cụ thể và dễ đo lường.
- Đảm bảo tính nhất quán cho KPI: KPI cần được thiết lập một cách nhất quán và công bằng giữa các bộ phận để có thể so sánh và đánh giá chính xác.
- KPI phải thực tế, thực hiện được: Các chỉ số cần khả thi, phản ánh đúng khả năng của nhân viên hành chính và không đặt ra mục tiêu quá xa vời so với thực tế.
- Quan tâm đến lợi ích của nhân viên: Thiết lập KPI không chỉ nhằm đánh giá hiệu quả công việc mà còn cần đảm bảo quyền lợi và sự phát triển của nhân viên.
- Chọn công nghệ quản lý KPI phù hợp: Sử dụng các công cụ quản lý KPI hiệu quả giúp theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên một cách dễ dàng và chính xác.

Lời kết
Với các mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính trên, bạn có thể xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả, từ đó nâng cao năng suất làm việc của nhân viên hành chính. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Vieclam.net để xem thêm các thông tin hữu ích cho nhân sự hành chính, cũng như tuyển dụng nhân sự chất lượng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp Internet
Xem thêm: