Được biết đến là một trong những lĩnh vực bồi dưỡng, phát triển tư duy cho học sinh sinh viên, quản lý giáo dục từ lâu đã trở thành ngành có vị trí không thể thiếu trong xã hội. Vậy ngành quản lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của ngành này ra sao? Vieclam.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thắc mắc này qua bài viết sau.
Mục lục
- I. Giới thiệu về ngành quản lý giáo dục
- II. Vai trò và nhu cầu tuyển dụng ngành quản lý giáo dục
- III. Những công việc phù hợp cho sinh viên khi ra trường
- IV. Mức lương ngành quản lý giáo dục có cao không?
- V. Ngành quản lý giáo dục thi khối nào? Nên học trường nào?
- VI. Tố chất cần có để trở thành một người quản lý giáo dục giỏi
I. Giới thiệu về ngành quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một trong những chuyên ngành cung cấp kỹ năng, kiến thức về công tác giám sát, quản lý, tổ chức hệ thống giáo dục. Mục tiêu chính của các hoạt động này là đảm bảo hệ thống giáo dục có thể vận hành xuyên suốt và phát triển hiệu quả.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng ưu tiên phát triển giáo dục thì ngành này càng nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều người. Ngoài ra, đây cũng là ngành có khả năng đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Ngoài những môn học đại cương thuộc nhóm khoa học xã hội, sinh viên ngành này cũng được trang bị thêm những kiến thức về phương pháp quản lý giáo dục. Ngành này chủ yếu tập trung vào việc quản lý những tổ chức như cơ sở giáo dục công và tư nhân, hệ thống giáo dục đại học, trường học, cơ quan giáo dục,…
Vậy ngành quản lý giáo dục có dễ xin việc không? Ngành quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và đảm bảo chất lượng chung của hệ thống giáo dục. Nhờ vậy mà cơ hội việc làm trong ngành luôn rất rộng mở với sinh viên vừa ra trường.
Xem thêm: Bí quyết trả lời câu hỏi Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?
II. Vai trò và nhu cầu tuyển dụng ngành quản lý giáo dục
Sau khi hiểu rõ khái niệm ngành quản lý giáo dục là gì, bạn cũng cần biết vị trí này đảm nhận vai trò gì trong các tổ chức.
Ngành quản lý giáo dục thường đảm nhận trách nhiệm tổ chức, giám sát và nhận xét những hoạt động giáo dục. Mục đích là để đóng góp những cải tiến, giúp môi trường giáo dục tạo ra những chính sách phù hợp nhất.
Các nhà quản lý giáo dục luôn phải nỗ lực đưa ra những kế hoạch đổi mới và những phương pháp giúp nâng cao chất lượng chương trình. Nếu giáo dục thiếu đi bộ phận quản lý thì việc cải tiến sẽ rất khó thực hiện và mục tiêu được đề ra cũng không đạt được kết quả như ý muốn. Chính vì thế mà nhân sự quản lý giáo dục luôn phải là người sắp xếp mọi việc một cách chỉn chu nhất.
Vì tính cấp thiết của ngành nên sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn cho mình việc làm tại nhiều cơ quan khác nhau, từ nhà nước đến các đơn vị tư nhân. Ngành học này cũng mang lại nhiều kiến thức và kỹ năng đa dạng giúp bạn dễ dàng đáp ứng các vị trí công việc khác nhau.
Xem thêm: Ngành thiết kế đồ họa là gì? Những tố chất cần có khi theo học ngành này
III. Những công việc phù hợp cho sinh viên khi ra trường
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành quản lý giáo dục Việt Nam hiện nay có sự gia tăng đáng kể do khả năng phát triển của hệ thống giáo dục. Vị trí này cực kỳ quan trọng để có thể đảm bảo rằng giáo viên và cán bộ nhân viên có đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết tại môi trường sư phạm.
Vậy học ngành quản lý giáo dục ra làm gì? Đây chính là câu hỏi được những bạn trẻ có nhu cầu theo học ngành này quan tâm nhiều nhất. Dưới đây là một số vị trí triển vọng cho ngành học này trong tương lai.
- Các vị trí chuyên viên: Bạn có thể đảm nhận vị trí chuyên viên ở những lĩnh vực liên quan như chuyên viên quản lý học sinh, chuyên viên văn phòng, chuyên viên phòng đào tạo,… hoặc làm việc tại các tổ chức cán bộ, phòng thanh tra giáo dục,…
- Quản lý hành chính giáo dục: Vị trí này sẽ làm việc tại những cơ quan quản lý như Sở giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo hay những cơ sở giáo dục thường xuyên cấp quận, huyện.
- Chuyên viên tư vấn giáo dục: Với vị trí này, bạn sẽ hỗ trợ cơ quan hoặc nhà trường quản lý, đề xuất và triển khai những chương trình học, sau đó đánh giá hiệu quả và cung cấp giải pháp nhằm nâng cao chất lượng.
- Đào tạo và phát triển nhân lực: Bạn cũng có thể làm việc trong lĩnh vực đào tạo, tổ chức các khóa học, buổi tập huấn giúp nâng cao kỹ năng quản lý, năng lực chuyên môn cho giảng viên và nhà quản lý.
- Nghiên cứu và phát triển giáo dục: Bạn có thể làm việc trong những tổ chức nghiên cứu, trường đại học để tham gia vào những dự án nghiên cứu về giáo dục.
- Cán bộ nghiên cứu: Vị trí này thường có mặt tại những cơ quan hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục như trung tâm nghiên cứu tại các trường đại học, cao học, cao đẳng, viện nghiên cứu,…
- Giảng viên chuyên ngành: Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần những giảng viên đứng lớp truyền dạy kiến thức cho cán bộ trong trường hoặc các học viên tại đó.
Ngành quản lý giáo dục cũng mang đến nhiều cơ hội thăng tiến cho những ai có kỹ năng quản lý xuất sắc, kiến thức sâu rộng về giáo dục và khả năng làm việc nhóm tốt. Nhìn chung, nhân sự ngành này có thể trải qua lộ trình thăng tiến như sau:
- Chuyên viên quản lý: Vị trí đầu tiên của mỗi nhân sự tại tổ chức, có nhiệm vụ phát triển và thực hiện những chương trình giáo dục cho giảng viên, cán bộ.
- Chuyên viên quản lý đào tạo và phát triển: Nhiệm vụ chính của họ vẫn là quản lý và phát triển những chương trình giáo dục nhưng đảm nhiệm thêm công việc đào tạo chuyên môn.
- Trưởng phòng tổ chức: Quản lý những vấn đề về nhân sự, từ tuyển dụng đến phát triển sự nghiệp và quản lý hiệu suất làm việc.
- Chuyên gia chính sách giáo dục: Nghiên cứu, phân tích chính sách giáo dục và đề xuất những cải tiến là vai trò chính ở vị trí này.
- Tư vấn tuyển sinh: Đây cũng là một vị trí công việc được yêu thích trong ngành quản lý giáo dục. Bạn có thể hỗ trợ học sinh và phụ huynh suốt quá trình tìm hiểu về trường, chương trình học và đưa ra lời khuyên phù hợp.
- Trưởng phòng hoặc giám đốc: Đây là cấp cao nhất ở hệ thống quản lý giáo dục nên sẽ có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ tổ chức.
- Quản lý chương trình giáo dục: Bạn có thể tham gia vào việc phát triển, quản lý các kế hoạch giảng dạy tại trường học, giúp đảm bảo tính logic và phù hợp với mục tiêu giáo dục, đồng thời đáp ứng nhu cầu học hỏi của các bạn học sinh.
- Quản lý trường học: Việc bạn trở thành hiệu trưởng hoặc nhà quản lý trường học có thể sẽ được đề bạt sau quá trình làm việc cống hiến và tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường
IV. Mức lương ngành quản lý giáo dục có cao không?
Thu nhập cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm khi tìm việc làm. Lương ngành quản lý giáo dục tại thị trường Việt Nam được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Đó có thể là cấp bậc công việc, địa điểm làm việc, quy mô tổ chức hoặc kinh nghiệm làm việc. Thông thường vị trí quản lý giáo dục bậc đại học thì mức lương sẽ tương đối cao hơn so với cấp quản lý khác trong ngành.
- Mức lương khởi điểm từ vị trí học việc đến nhân viên có thu nhập từ 5 triệu – 7 triệu đồng/ tháng.
- Thu nhập cán bộ ở cấp bậc mầm non sẽ rơi vào khoảng 8 triệu – 15 triệu đồng/ tháng.
- Giám đốc trường trung học cơ sở có thể có thu nhập từ 15 triệu – 30 triệu đồng/ tháng.
- Mức lương của giám đốc trường trung học phổ thông có thể lên đến 40 triệu đồng/ tháng.
- Các vị trí tại trường đại học như trưởng khoa, phó khoa, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lại thường có mức lương khá cao, dao động từ 20 triệu đến 100 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Khi đi phỏng vấn nên mang theo gì để có sự chuẩn bị tốt nhất?
V. Ngành quản lý giáo dục thi khối nào? Nên học trường nào?
Việc nắm rõ thông tin tuyển sinh về ngành quản lý giáo dục là gì có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc ôn tập và đăng ký nguyện vọng. Hiện tại ngành quản lý giáo dục tại các trường đại học có mã ngành là 7140114. Hãy tham khảo thêm điểm chuẩn 2023 của các đơn vị đào tạo ngành để có lựa chọn phù hợp nhất.
Tên trường | Điểm chuẩn 2023 | Khối thi | Phương thức xét tuyển |
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng | 15 | A00, A01, D01, C00 | Điểm thi THPTQG |
Đại học Quy Nhơn | 18 | A00, A01, D01, C00, XDHB | Học bạ |
Đại học Vinh | 22 | A00, A01, D01, C00, XDHB | Học bạ |
Đại học Sài Gòn | 22.39 | D01 | Điểm thi THPTQG |
Đại học Sư phạm TP.HCM | 23.1 | A00, A01, D01, C14 | |
Đại học Vinh | 23.25 | A00, A01, D01, C00 | |
Đại học Sài Gòn | 23.39 | C04 | |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM | 23.5 | A01, D01, D14 | |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM | 24.5 | C00 |
Xem thêm: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi? 15 câu trả lời “thông minh”
VI. Tố chất cần có để trở thành một người quản lý giáo dục giỏi
Bên cạnh việc tìm hiểu học ngành quản lý giáo dục ra trường làm gì, bạn cũng cần biết thêm về những kỹ năng quan trọng được đề cập bên dưới đây để trở thành một nhân sự xuất sắc.
- Kỹ năng lãnh đạo: Bạn cần có khả năng xác định mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược cho tổ chức. Ngoài ra, bạn phải biết cách tạo động lực, hướng dẫn cấp dưới làm việc để đảm bảo hiệu suất.
- Kỹ năng quản lý: Để làm tốt công việc, bạn cần phải biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, bao gồm cả lập kế hoạch, quản lý thời gian, quản lý tài nguyên và phân công nhiệm vụ.
- Kỹ năng giao tiếp: Bạn cần có khả năng giao tiếp để liên kết nội bộ, biết lắng nghe, hiểu rõ quan điểm và nhu cầu của nhân viên. Bên cạnh đó là khả năng truyền đạt thông điệp rõ ràng cụ thể giúp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác. Hơn hết, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh và học sinh.
- Kỹ năng đào tạo và phát triển nhân lực: Một người quản lý giáo dục xuất sắc cần có kỹ năng đào tạo và phát triển nhân viên, bao gồm cả việc xây dựng chương trình, triển khai các khóa học,… Đồng thời, bạn cũng cần có khả năng định hình rõ mục tiêu dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: Nếu muốn thăng tiến với ngành này, bạn cần trau dồi thêm khả năng phân tích và giải quyết những tình huống phức tạp trong lĩnh vực giáo dục, chẳng hạn như sự chậm tiến bộ trong học tập, thiếu hụt nguồn lực,…
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành quản lý giáo dục là gì và có được những định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Đừng bỏ lỡ những phương pháp phát triển bản thân và mẹo tìm việc bổ ích tại Vieclam.net nhé!
Có thể bạn quan tâm: