Quốc tế học là ngành học được khá nhiều các bạn lựa chọn để theo đuổi và phát triển khi bước chân vào môi trường đại học. Vậy cụ thể ngành quốc tế học là gì? Mức lương ngành quốc tế học và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của ngành này ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của Vieclam.net nhé!
Mục lục
I. Tổng quan về ngành quốc tế học
1. Ngành quốc tế học là gì ?
Ngành quốc tế học tên tiếng Anh là International/Global Studies, hiểu một cách đơn giản nhất đây là ngành học chuyên nghiên cứu những vấn đề mang tính toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó tác động đến các tổ chức, quốc gia, khu vực trên thế giới.
Trong đó, đối tượng nghiên cứu của ngành quốc tế học không chỉ tập trung vào các khía cạnh chính trị, mà còn bao gồm các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ…Hoặc các vấn đề liên quan đến hòa bình, xung đột và so sánh sự tổ chức giữa các quốc gia,…Do đó, đây là ngành học phù hợp với những bạn có niềm đam mê, thích làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài và tìm hiểu nền văn hoá của họ.
2. Những chuyên ngành thuộc ngành quốc tế học
Vậy những chuyên thuộc ngành quốc tế học là gì? Khi theo đuổi ngành học này sinh viên sẽ được học những chuyên ngành nào? Nhìn chung sẽ bao gồm như sau:
- Văn học: Đầu tiên bạn sẽ được tìm hiểu văn hóa và nền văn học của các quốc gia khác nhau, giúp bạn hiểu sâu hơn về nhận thức và giá trị riêng biệt của mỗi quốc gia.
- Nhân chủng học: Đối với chuyên ngành nhân chung học, sinh viên sẽ có có cơ hội khám phá về đa dạng tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và thể chế xã hội tại các quốc gia, giúp bạn hiểu rõ hơn và tôn trọng sự đa dạng trong quan hệ quốc tế.
- Ngoại ngữ: Khi học ngành quan hệ quốc tế bạn cũng cần học về một hoặc nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Hy Lạp, tiếng Ý, tiếng Indonesia, tiếng Nhật hay tiếng Tây Ban Nha, nhằm giúp bạn giao tiếp hiệu quả và tự tin trong môi trường đa văn hóa.
- Lịch sử Quan hệ Quốc tế: Tìm hiểu lịch sử các sự kiện, thỏa thuận và xung đột quốc tế, từ đó giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về nền tảng lịch sử của các quan hệ quốc tế hiện đại.
- Kinh tế: Với chuyên ngành kinh tế, bạn học về thương mại quốc tế, cơ cấu kinh tế của các quốc gia, tài chính quốc tế và những tác động, ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu lên quan hệ quốc tế.
- Ngoại giao và đàm phán: Khám phá về quá trình ngoại giao, đàm phán và sự tác động của chúng đối với quan hệ quốc tế.
- Điều kiện chính trị: Cuối cùng đó là nắm vững kiến thức về hệ thống chính trị, cơ cấu chính trị cũng như các vấn đề chính trị, cụ thể là trong quan hệ quốc tế.
Ngoài những môn học hay học phần bắt buộc như trên, sinh viên còn được đào tạo những học phần cơ sở và kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục hay kỹ năng quản lý thời gian…
Với chương trình học của ngành quốc tế học như vậy, các cơ sở giáo dục nhằm hướng đến mở rộng sự hiểu biết của bạn về các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời tạo sự linh hoạt cho sinh viên trong việc phải đối mặt với các thách thức toàn cầu. Bạn có thể tập trung vào một ngôn ngữ hay một khu vực cụ thể trên thế giới và phân tích các vấn đề toàn cầu phức tạp.
Xem thêm: Top 11 Việc làm không cần bằng Đại học lương cao hiện nay
II. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương khi theo học ngành quốc tế học
Sau khi nắm bắt được định nghĩa ngành quốc tế học là gì? Bạn có đang thắc mắc học ngành quốc tế học ra trường làm gì?
Với bối cảnh quốc tế hiện nay không ngừng biến động, cùng với đó nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao. Tại các công ty, doanh nghiệp hàng ngày vẫn đang tìm kiếm những ứng viên có học thức, hiểu biết về các nền văn hóa, những cá nhân có khả năng giải quyết các vấn đề nhạy cảm và diễn giải các thách thức hiện tại bằng cách sử dụng góc nhìn linh hoạt và sự thông cảm. Từ đó, có thể thấy đây là cơ hội tốt để các bạn sinh viên tìm kiếm việc làm với mức lương hấp dẫn với các vị trí như:
Nhà báo, Biên tập viên, biên dịch viên: Việc theo học chuyên ngành quốc tế học thường mang lại ưu thế đặc biệt khi bạn thành thạo ít nhất một hoặc hai ngoại ngữ. Điều này mở ra cơ hội rộng lớn, để bạn tìm kiếm các công việc liên quan đến viết lách và biên dịch trong lĩnh vực truyền thông và báo chí. Đối với nhiều sinh viên, lựa chọn trở thành phóng viên hoặc nhà báo là một hướng nghề nghiệp hấp dẫn. Mức lương cho vị trí này vị trí này thường dao động 10 – 20 triệu/tháng.
Nhân viên biên phiên dịch: Nếu bạn muốn theo đuổi trở thành biên phiên dịch chuyên nghiệp, thì yêu cầu ngoài bằng cử nhân quốc tế học, bạn sẽ phải sở hữu thêm chứng chỉ chứng năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Nhật, Pháp)…Mức lương của nhân viên biên phiên dịch trong khoảng từ 10 – 25 triệu/tháng, cao hơn có thể đạt tới 40 – 50 triệu/tháng ( nếu có trình độ xuất sắ làm tự do và công tác phí tính theo ngày, theo giờ).
Chuyên viên tuyển dụng/nhân sự (HR): Nếu bạn có đam mê với loại hình công việc tương tác, để tìm kiếm những tài năng phù hợp với môi trường làm việc của công ty. Ngoài ngoại ngữ và kỹ năng văn phòng, quan trọng là bạn cũng cần có kinh nghiệm từ sớm trong các vị trí liên quan, có mạng lưới quan hệ rộng lớn và kiến thức về luật lao động và bảo hiểm. Thu nhập cho công việc này có thể từ 8 đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
Nghiên cứu, giảng dạy: Bạn có thể tham gia nghiên cứu tại các tổ chức như Chính trị thế giới và Viện Kinh tế, Viện Nghiên cứu châu Mỹ hoặc chọn con đường trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng và đại học. Các vị trí này thường đòi hỏi trình độ cao hơn so với bằng cử nhân, có thể là bằng thạc sĩ, nghiên cứu sinh…Theo đó nhu nhập dao động khoảng 25 – 30 triệu VNĐ/tháng.
Nhân viên, trợ lý hành chính, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận: Bạn sẽ có trách nhiệm hỗ trợ trong các công việc văn phòng, điều phối và tư vấn cho các dự án… Mức lương sẽ phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm và vị trí cụ thể, có thể nằm trong khoảng từ 7 đến 20 triệu đồng mỗi tháng và còn cao hơn nếu bạn đảm nhận các vị trí quản lý như trợ lý giám đốc, tổng giám đốc…
Công nhân, viên chức nhà nước: Bạn có thể thi công chức và làm việc trong các phòng ban, sở ngoại vụ, thực hiện nhiệm vụ liên quan đến ngoại giao và đối ngoại. Tuy nhiên, lựa chọn này không phổ biến do yêu cầu trình độ chuyên sâu và thẩm tra lý lịch,… Mức lương khi bạn mới bắt đầu công việc cũng không cao, được xác định theo bậc lương của nhà nước.
Ngoài ra đối với ngành học quốc tế học, sinh viên sau khi ra trường cũng có cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở khi đi rẽ hướng để làm tại các vị trí trái ngành như: quan hệ công chúng, chuyên/ nhân viên marketing, nghiên cứu thị trường…
Xem thêm: Top 15+ công việc làm tại nhà lương cao dành cho các mẹ bỉm sữa
III. Ngành quốc tế học học những gì?
Chương trình ngành quốc tế học cung cấp cho sinh viên có cơ hội phát triển kiến thức và hiểu biết về những kỹ năng, khả năng liên quan đến hệ thống quốc tế và quá trình toàn cầu hóa. Cụ thể, sinh viên sẽ được học những kiến thức về:
- Tổng quan về mối liên hệ giữa các vấn đề xã hội trong cộng đồng địa phương và ngữ cảnh quốc gia cũng như toàn cầu rộng lớn hơn đối với những thách thức đó.
- Thể hiện hiểu biết kiến thức về những khía cạnh chính của toàn cầu hóa như: toàn cầu hóa kinh tế, chính trị và văn hóa.
- Mô tả các chức năng chính của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Nắm bắt được vấn đề phức tạp của thế giới đương đại, từ đó thể hiện sự quen thuộc với sự đa dạng và tính tương đối của các nền văn hóa trong một khu vực lớn trên thế giới.
- Thể hiện hiểu biết kiến thức về các phương pháp khoa học xã hội phù hợp để có thể tổng hợp và phấn tích dữ liệu trong các dự án hoặc bài báo nghiên cứu được giao.
- Phân tích và đánh giá các khía cạnh chủ yếu của quan hệ quốc tế, bao gồm các khía cạnh của chính sách đối ngoại, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa dân tộc.
IV. Danh sách các trường đào tạo tốt hiện nay
Ngành quốc tế học học ở trường nào? Hiểu rõ khái niệm ngành quốc tế học là gì cũng những thông tin liên quan, chắc hẳn bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một môi trường đào tạo tốt khi bước chân lên đại học. Xem ngay danh sách các trường đại học sau đây:
Tên trường | Điểm chuẩn |
Đại học Hà Nội | D01 |
Đại học Ngoại ngữ Huế | D01, D14, D15 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội | A01, C00, D01, DD2, D78 |
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng | D01; D09; D96; D78 |
Đại học Sài Gòn | D01 |
Đại học Đà Lạt | C00; C20; D01; D78 |
Đại học Sư phạm TPHCM | D01; D14; D78 |
Xem thêm: Ngành tự động hóa là gì? Sinh viên sau khi ra trường làm gì?
V. Những tố chất cần có khi theo học ngành quốc tế học
Ngành quốc tế học sau khi ra trường, sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công y, doanh nghiệp nước ngoài, có cơ hội tiếp xúc với môi trường và văn hoá quốc tế. Vậy những tố chất cần có khi theo đuổi ngành quốc tế học là gì?
- Kỹ làm việc độc lập và khả năng chịu được áp lực công việc
- Kỹ giao tiếp, đàm phán và thuyết phục lôi cuốn
- Tính linh hoạt và nhạy bén, chủ động trong công việc
- Sự tinh tế, tự tin và năng động
- Khả năng ngoại ngữ
- Tinh thần trách nhiệm cao, sự bản lĩnh
- Tinh thần yêu nước
Để biết được rằng mình có phù hợp với ngành học này hay không, bên cạnh tìm hiểu về nó bạn cần phải xem xét tính cách của bản thân, có phù hợp với những yêu cầu trên. Một khi đã quyết theo học ngành này, bạn cần có niềm đam mê, thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau. Sở hữu khả năng ngoại ngữ sẽ hữu ích cho bằng cấp này, vì tại một số chương trình học có thể giảng dạy bằng ngôn ngữ thứ hai.
Đặc biệt, những sinh viên có sự thích thú với các vấn đề mang tính phức tạp và giải quyết chúng một cách sáng tạo, cũng nên xem xét khả năng theo đuổi chuyên ngành này.
Trên đây Vieclam.net đã giải đáp thắc mắc cho bạn với câu hỏi Ngành quốc tế học là gì? Hy vọng rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm ngành nghề thích hợp với mình. Ngoài ra, đừng quên truy cập Vieclam.net để không bỏ lỡ những tin đăng mới nhất và hãy nhanh chóng tạo hồ sơ xin việc để tìm việc làm với mức lương hấp dẫn nhé!
Có thể bạn quan tâm: