HomeMẹo tìm việcĐịnh hướngNgành văn học là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Ngành văn học là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên ngành văn học?

Văn học là một trong những ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Với tầm quan trọng của văn hóa và ngôn ngữ trong xã hội, ngành Văn học mang đến nhiều cơ hội việc làm đa dạng và hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy cụ thể ngành Văn học là gì? Cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên ngành này như thế nào? Cùng Vieclam.net theo dõi trong trong bài viết dưới đây!

Ngành văn học là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên ngành văn học?
Ngành văn học là gì? Cơ hội nghề nghiệp nào cho sinh viên ngành văn học?

I. Tổng quan về ngành văn học

Với thời đại hiện nay, trong quá tình tìm việc làm, chọn lựa ngành nghề, nhiều bạn thường có xu hướng không đặt quá nhiều sự quan tâm đến nhóm ngành khoa học xã hội, bao gồm cả ngành Văn học. Vì chưa hiểu đúng về giá trị của ngành này. Theo dõi phần viết sau để có cái nhìn tổng qua hơn về ngành Văn học.

Tổng quan về ngành văn học
Tổng quan về ngành văn học

1. Ngành văn học là gì ?

Khi nhắc đến “văn học”, người ta thường nghĩ ngay đến việc học về các tác phẩm văn chương, truyện ngắn, tiểu thuyết… những thứ có vẻ không thực tế trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế, việc học văn học mang lại cho chúng ta cái nhìn tổng quan và chân thực hơn về mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này ảnh hưởng một cách vô thức đến tư duy và suy nghĩ của người học.

Văn học là ngành mang cho sinh viên kiến thức cơ bản về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ, cùng với việc trang bị kiến thức sâu rộng về văn học Việt Nam và các nền văn học nổi tiếng trên thế giới.

Văn học là ngành mang cho sinh viên kiến thức cơ bản về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ
Văn học là ngành mang cho sinh viên kiến thức cơ bản về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hóa và ngôn ngữ

Văn học không chỉ giới hạn ở việc học về văn chương mà nó là một ngành học tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, ngôn ngữ và kiến thức xã hội. Kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ gần gũi và cần thiết trong cuộc sống, giúp người học sử dụng tiếng Việt một cách chính xác hơn, từ đó tạo nên sự thành công trong công việc và giao tiếp hằng ngày.

Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường

2. Chuyên ngành đào tạo ngành Văn học

Vậy có những chuyên ngành nào đào tạo ngành Văn học hiện nay? Dưới đây là 3 chuyên ngành đạo tạo ngành Văn học chính:

  • Chuyên ngành Văn – Giảng dạy
  • Chuyên ngành Văn – Truyền thông
  • Chuyên ngành Văn – Quản trị văn phòng

Ngoài 3 chuyên ngành chính trên, bạn có thể học lên bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp ở một số chuyên ngành như: Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Văn hóa học Việt Nam học Hán Nôm,…

Chuyên ngành đào tạo ngành Văn học
Chuyên ngành đào tạo ngành Văn học

Xem thêm: Ngành cơ điện tử là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành cơ điện tử

II. Những tố chất cần có khi theo học ngành văn học

Trước khi xem xét có nên đăng ký vào ngành Văn học hay không, bạn không chỉ cần tìm hiểu về bản chất của ngành mà còn cần tìm hiểu thêm về những tố chất cần có khi theo đuổi ngành này. Cụ thể là những tố chất sau đây: 

1. Sự hiểu biết sâu rộng về đa dạng lĩnh vực

Đầu tiên, để theo đuổi ngành Văn học, bạn cần phải có kiến thức sâu rộng về đa dạng lĩnh vực như văn hoá, xã hội, lịch sử Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngành văn học tập trung chủ yếu vào các chủ đề này, vì vậy lời khuyên cho những ai muốn học ngành văn học là nên đọc thật nhiều sách và báo chuyên về văn học, lịch sử và xã hội.

2. Kỹ năng viết lách và cảm thụ văn học tốt

Kỹ năng viết lách và cảm thụ văn học rất quan trọng trong ngành Văn học. Sinh viên sẽ tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng và các môn học liên quan đến xuất bản, biên tập,… Do đó, bạn cần có khả năng viết tốt và cảm nhận văn học một cách nhạy bén để tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng viết lách và cảm thụ văn học tốt
Kỹ năng viết lách và cảm thụ văn học tốt

3. Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

Đây cũng là một trong những kỹ năng cần thiết, không chỉ trong ngành văn học mà còn trong hầu hết các ngành học khác, kể cả trong công việc sau này.

Trong ngành văn học, bạn sẽ cần thu thập thông tin và xử lý chúng thông qua việc viết báo, đăng tin hay làm việc trong các cơ quan truyền thông, toàn soạn. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tìm kiếm thông tin đáng tin cậy từ các nguồn đa dạng và sau đó xử lý chúng một cách cẩn thận và logic.

Xem thêm: Bật mí 12 ngành HOT trong tương lai 2025 – 2030 mà bạn phải biết

III. Học ngành văn học ra trường làm gì?

Nhiều học sinh chuẩn bị tốt nghiệp và sinh viên đang muốn thi vào hay theo học khối xã hội thường đặt câu hỏi về nghề nghiệp sau khi học xong ngành văn học. Đừng lo lắng, vì Văn học là ngành có nhiều hướng đi nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực cao trong tương lai. Do đó, việc ngành văn học ra trường làm gì không còn là trở ngại hay khó khăn đối với các thí sinh, sinh viên đang theo học nữa. Dưới đây là những ngành nghề bạn mà bạn có thể tham khảo:

1. Trở thành nhà văn

Nếu bạn thích viết và có đam mê văn chương thì dự định việc trở thành nhà văn là lựa chọn hoàn hảo. Ngày nay, đọc sách và tác phẩm văn học đang trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là với sự xuất hiện của nhiều tác giả trẻ. Việc viết có thể mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp, đặc biệt là nếu bạn đang theo học ngành Văn học. Sử dụng sự thông minh và hóm hỉnh trong ngôn từ, bạn có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo và lôi cuốn, thu hút độc giả.

Trở thành nhà văn
Trở thành nhà văn

2. Biên tập nội dung

Ngày nay, nhu cầu tìm kiếm người biên tập nội dung đang tăng lên, với yêu cầu về trình độ chuyên môn cao hơn so với tài năng văn chương của từng cá nhân.vTrong lĩnh vực người biên tập nội dung, bạn sẽ được huấn luyện chuyên sâu và tham gia vào môi trường làm việc năng động. Cơ hội nghề nghiệp mở ra nhiều và mức lương cũng hấp dẫn. Bạn có thể làm cộng tác viên cho tòa soạn, đài truyền hình, và nhiều vị trí khác tại đây.

Biên tập nội dung
Biên tập nội dung

3. Người hiệu đính sách

Hiệu đính sách là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với nhiều người, nhưng nó không còn xa lạ với những người theo ngành Văn học, vì đây là một công việc phổ biến mà nhiều người theo ngành này thường lựa chọn. Thực tế, tất cả các bản văn chương xuất hiện trên báo, các trang web và cả thông tin in trên sách đều phải trải qua quá trình kiểm tra lỗi cơ bản như chính tả và câu từ. Công việc kiểm tra này được thực hiện bởi người hiệu đính sách rất quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm.

Xem thêm: Top 8 ngành có cơ hội làm việc ở nước ngoài, dễ xin việc

4. Chuyên viên Copywriting

Là sinh viên khoa Văn ngụ ý rằng bạn có khả năng viết tốt mang đến cho bạn một cơ hội tuyệt vời để thử sức và trở thành một Copywriter. Công việc của bạn sẽ tập trung vào việc sáng tạo nội dung với mục tiêu chinh phục khách hàng hoặc tăng sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm. Bạn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho người đọc và tạo ra những nội dung độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chuyên viên Copywriting
Chuyên viên Copywriting

5. Làm giáo viên, giảng viên văn học

Thông thường, người học văn có tính cách nhẹ nhàng, mơ mộng và ưa thích sự ổn định. Do đó, công việc giáo viên hoặc giảng viên dạy văn sẽ là một lựa chọn phù hợp với những người theo ngành văn học. Với kiến thức văn học mà bạn đã học ở trường, bạn có thể ứng tuyển vào các trung tâm dạy văn hoặc tham gia kỳ thi tuyển vào các trường để trở thành một giáo viên dạy văn. 

Làm giáo viên, giảng viên văn học
Làm giáo viên, giảng viên văn học

6. Chuyên viên trong lĩnh vực báo chí, truyền hình

Ngày nay, doanh nghiệp đặt sự quan trọng lớn vào truyền thông và thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí và truyền hình. Qua đó đã làm tăng sức hút của ngành này đối với những người theo đuổi ngành văn. Phóng viên, biên tập viên, sáng tác kịch bản, và chuyên gia quan hệ công chúng là những vai trò mà họ có thể tham gia. Cơ hội nghề nghiệp đa dạng đang mở ra, và chuyên gia quan hệ công chúng với kỹ năng viết xuất sắc có thể nổi bật trong việc tương tác với giới truyền thông và xây dựng chiến lược truyền thông thành công.

Chuyên viên trong lĩnh vực báo chí, truyền hình
Chuyên viên trong lĩnh vực báo chí, truyền hình

Xem thêm:  Top 19+ công việc làm thêm cho sinh viên giúp tăng nhanh thu nhập

7. Làm hướng dẫn viên du lịch

Nếu bạn yêu thích sự tự do, thích đi đây đi đó và có vốn tiếng Anh, hướng dẫn viên du lịch có thể là một lựa chọn công việc thú vị cho bạn. Đây là một công việc năng động và yêu cầu sức khỏe tốt. Khi làm công việc này, bạn sẽ có cơ hội đi du lịch đến nhiều địa điểm khác nhau, trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa dân tộc, cũng như giao lưu và học hỏi từ nền kinh tế đa dạng trong nước và trên thế giới. Công việc này cũng mang lại một nguồn thu nhập vô cùng hấp dẫn.

8. Làm văn thư

Học ngành văn học liên quan chủ yếu đến sách vở, với những bạn thích làm việc tại mỗi trường công sở, văn phòng thì vị trí văn thư tại các thư viện và bảo tàng có thể là một lựa chọn phù hợp. Công việc văn thư nói chung mang tính nhẹ nhàng và không đòi hỏi áp lực cao. Làm việc trong môi trường văn phòng, công việc này thích hợp đặc biệt cho các bạn nữ. Yêu cầu công việc không quá cao, nên bất kỳ ai cũng có thể làm và ứng tuyển vào vị trí này. Tuy nhiên, mức lương khá ổn định và chỉ ở mức trung bình.

9. Tiếp tục học lên các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ

Nếu bạn muốn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển kiến thức văn học, việc tiếp tục học lên các bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ sẽ mang lại những cơ hội đáng giá. Bậc Thạc sĩ trong văn học sẽ cho phép bạn tiếp tục khám phá sâu hơn về các khía cạnh của văn học và thực hiện một luận văn thạc sĩ. Trong quá trình học, bạn sẽ nghiên cứu các vấn đề văn học cụ thể, phân tích các tác phẩm và đóng góp ý kiến mới vào lĩnh vực này.

Tiếp tục học lên các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ
Tiếp tục học lên các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ

Bậc Tiến sĩ là bậc cao nhất trong lĩnh vực văn học và đòi hỏi một quá trình nghiên cứu sâu sắc và viết luận án tiến sĩ. Với kiến thức và kỹ năng nghiên cứu sâu sắc, bạn có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu văn học, viết các bài báo khoa học hay thậm chí xuất bản sách về các chủ đề văn học. Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, hoặc tổ chức văn hóa để tiếp tục phát triển kiến thức văn học và chia sẻ với cộng đồng.

Xem thêm: Top 15 công việc không cần bằng cấp lương cao, dễ tìm việc

IV. Mức lương của ngành văn học sau khi ra trường

Hiện nay, ngành Văn học đang có cơ hội việc làm rộng mở và đa dạng và mức lương trong ngành này sẽ phụ thuộc vào năng lực và vị trí mà mỗi cá nhân. Với sinh viên mới ra trường ngành Văn học có mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, khi bạn trở nên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và am hiểu kiến thức chuyên ngành, thành thạo chuyên môn. Mức lương sẽ tăng lên từ 10 – 15 triệu đồng/tháng và không có giới hạn khi bạn phát triển và trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên sâu hơn. Điều này đánh giá là mức lương cao so với nhiều ngành nghề khác hiện nay.

Mức lương của ngành văn học sau khi ra trường
Mức lương của ngành văn học sau khi ra trường

V. Một số trường đào tạo ngành văn học tốt nhất

Khi chọn trường học ngành văn học, bạn nên xem xét một số yếu tố như khoảng cách di chuyển, học phí, chương trình đào tạo,… để có thể chọn được trường đại học tốt và phù hợp nhất cho mình. Dưới đây là danh sách các trường đại học đạo tạo ngành Văn học ở 3 miền Bắc, Trung, Nam và điểm chuẩn kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023 bạn có thể tham khảo:

Một số trường đào tạo ngành văn học tốt nhất
Một số trường đào tạo ngành văn học tốt nhất

1. Khu vực miền Bắc

Bảng điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Văn học tại khu vực miên Bắc năm 2023 dao động từ 18 – 26,5 điểm, cụ thể như sau:

Khu vực Trường đại học Điểm chuẩn
Miền Bắc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 24.5 – 25.75
Đại học Sư phạm Hà Nội 25.4 – 26.5
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 19
Đại học Hạ Long 18

2. Khu vực miền Nam

Bảng điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Văn học tại khu vực miên Nam năm 2023 dao động từ 18 đến 28,26 điểm như sau:

Khu vực Trường đại học Điểm chuẩn
Miền Nam Đại học Sư phạm TP.HCM 28,26
Đại học Văn Lang 18
Đại học Văn Hiến 16.3
Đại học An Giang 25.45
Đại học Cần Thơ 24.16
Đại học Tây Đô 16.5
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM 25.73 – 27

3. Khu vực miền Trung

Bảng điểm chuẩn các trường đào tạo ngành Văn học tại khu vực miên Trung năm 2023 dao động từ 15 đến 22,5 điểm như sau:

Khu vực Trường đại học Điểm chuẩn
Miền Trung Đại học Quy Nhơn 15
Đại học Duy Tân 14.5 
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 22.34
Đại học Khoa học – Đại học Huế 15.5
Đại học Khánh Hòa 20
Đại học Đà Lạt 15
Đại học Tây Nguyên 15

Lời kết

Như vậy, qua bài viết trên, Vieclam.net giải đáp được câu hỏi ngành Văn học là gì? Và tổng hợp những thông tin liên quan đến chủ đề này như những ngành nghề bạn có thể lựa chọn nếu đang đang có dự định theo học hặc sắp tốt nghiệp. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Theo dõi Vieclam.net thường xuyên để không bỏ lỡ những tin đăng tìm việc làm mới nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Học spa uy tín ở Hà Nội

Top 10 trung tâm học spa uy tín ở Hà Nội được nhiều người...

0
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Để phát triển trong ngành...
Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

Lương net là gì ? Cách tính lương net chính xác nhất 2025

0
Hiểu rõ khái niệm lương net là gì sẽ giúp người lao động tính toán thu nhập chính xác, đảm bảo quyền lợi về...
Demi Chef là gì?

Demi Chef là gì? Những thông tin bạn cần biết xoay quanh vị trí...

0
Demi Chef là một trong những vị trí quan trọng trong bộ phận bếp. Vậy Demi Chef là gì? Yêu cầu để trở thành...
Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất hiện nay

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản mới nhất hiện nay

0
Lương cơ bản là một khái niệm quan trọng mà người lao động cần nắm. Bởi nó ảnh hưởng đến quyền lợi của người...
Tìm hiểu khái niệm lương gross là gì

Lương gross là gì? Cách tính và một số lưu ý khi nhận lương...

0
Lương gross là một khái niệm quan trọng mà người lao động cần nắm rõ để đảm bảo sự minh bạch trong thỏa thuận...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất