HomePhát triển bản thânNghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ cơ bản của một số ngành...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề

Chắc hẳn không ít lần bạn đã nghe đến các khái niệm như “nghiệp vụ an ninh”, “nghiệp vụ cảnh sát”. Bên cạnh việc trau dồi những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng là yếu tố quyết định con đường sự nghiệp của mỗi người. Vậy nghiệp vụ là gì? Làm sao để nâng cao nghiệp vụ công việc hiệu quả? hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm "nghiệp vụ là gì"
Tìm hiểu thuật ngữ “nghiệp vụ là gì”

I. Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ thường được hiểu là những kiến thức kỹ năng, trình độ nhất định của nhân sự ở một vị trí nào đó cần phải có để đảm nhận công việc, nhiệm vụ được giao.

Người có nghiệp vụ tốt thường hoàn thành công việc với năng suất và chất lượng cao hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn. Vậy nên ở nhiều tổ chức, nghiệp vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá năng lực, làm cơ sở xét duyệt tăng lương, thăng tiến và khen thưởng.

Nghiệp vụ được hiểu là những kiến thức giúp hoàn thành công việc
Nghiệp vụ là những kiến thức kỹ năng hỗ trợ công việc

Vậy nghiệp vụ tiếng Anh là gì? Khái niệm nghiệp vụ trong tiếng Anh được biết đến với từ Professional knowledge. Một số từ đồng nghĩa có thể được sử dụng tương đương chính là Specialist skill, Professional competence,…

Ngoài ra, thuật ngữ “chuyên môn nghiệp vụ là gì” cũng thường xuyên được nhắc đến song song với nghiệp vụ là gì. Về cơ bản, chuyên môn nghiệp vụ sẽ mang nghĩa bao hàm hơn, gồm cả quy trình, công cụ, kỹ thuật, phương tiện mà nhân sự cần dùng để hoàn thành yêu cầu công việc.

Xem thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp, ghi điểm 2024

I. Phân loại nghiệp vụ

Nghiệp vụ thường được chia thành hai nhóm chính, cụ thể:

1. Theo trình độ chuyên môn

Đây là những kiến thức, kỹ năng mà mỗi cá nhân tích lũy được trong quá trình học tập sau đó vận dụng, sáng tạo vào công việc của mình để hoàn thành một cách tốt nhất. 

2. Theo tính chất công việc

Đây thường là những yêu cầu cụ thể ở mỗi vị trí công việc. Chẳng hạn như, nếu ứng tuyển vào vị trí lễ tân khách sạn, bạn cần đáp ứng được những tiêu chí nghiệp vụ được đề ra từ nhà tuyển dụng. Vậy nên với mỗi công việc khác nhau sẽ có những yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn riêng biệt.

Phân loại nghiệp vụ
Nghiệp vụ được chia thành 2 loại chính

III. Sự khác biệt giữa nghiệp vụ và trình độ chuyên môn

Sau khi hiểu rõ nghiệp vụ là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc khái niệm này có gì khác biệt so với thuật ngữ “trình độ chuyên môn”. Về cơ bản, đây đều là những định nghĩa liên quan đến kỹ năng, kiến thức trong một lĩnh vực nào đó nhưng vẫn tồn tại một số điểm khác nhau.

Cụ thể, trình độ chuyên môn đề cập đến năng lực học vấn hay những kiến thức mà bạn sở hữu được thông qua học tập chuyên ngành. Để được nhìn nhận về mặt trình độ chuyên môn, bạn cần đạt được những bằng cấp, chứng chỉ trong lĩnh vực đó. Đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp bạn bắt đầu tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Trong khi đó, nghiệp vụ lại là những kỹ năng mà bạn tích lũy được thông qua việc thực hành những công việc nhất định theo thời gian, dựa trên trình độ chuyên môn trước đó.

Sự khác biệt giữa nghiệp vụ và trình độ chuyên môn
Điểm khác biệt giữa trình độ chuyên môn và nghiệp vụ là gì?

Ví dụ, bạn đã có được bằng cử nhân trong lĩnh vực kế toán sau quá trình học tập. Điều này chứng tỏ bạn là một người có chuyên môn về kế toán. Nhưng để trở thành một kế toán trưởng hay những chức vị cao hơn, bạn cần phải phát triển nghiệp vụ bằng cách làm việc thực tế, giải quyết những vấn đề phát sinh và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Nhìn chung, trình độ chuyên môn là những học vấn cơ bản sẵn có, trong khi nghiệp vụ đánh giá khả năng thực hành áp dụng những học vấn đó trong môi trường làm việc cụ thể. Trình độ chuyên môn chính là cơ sở để bắt đầu một nghiệp vụ nhưng để thành công thì cần phải biết cách phối hợp cả hai khía cạnh này với nhau.

Xem thêm: Top 16 công việc lương cao cho nữ ở Việt Nam nhất định phải biết

IV. Cách để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Nghiệp vụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng không chỉ với nhân viên cấp dưới mà cả các vị lãnh đạo cũng cần tạo ra nhiều cơ hội hơn giúp nhân viên của mình phát triển.

Với người lao động, cách tốt nhất để nâng cao nghiệp vụ chính là chủ động trau dồi thật nhiều các kỹ năng xử lý vấn đề trong công việc để tối ưu hiệu suất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần liên tục bổ sung, cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến ngành nghề. Việc không ngừng mở rộng mối quan hệ với những người đi trước, những chuyên gia trong ngành để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cũng là điều vô cùng quan trọng.

Cách để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
Những cách giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

Còn đối với các ban lãnh đạo, việc tổ chức thêm các buổi đào tạo, chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin có thể giúp đội ngũ nhân sự của mình có cơ hội phát triển nghiệp vụ tốt hơn. Các hoạt động này sẽ góp phần xây dựng một đội ngũ vững mạnh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, chính người lãnh đạo cũng cần học hỏi không ngừng để xứng tầm với vị thế của mình.

V. Nghiệp vụ cơ bản của các ngành nghề

Sau đây là các yếu tố nghiệp vụ cơ bản của một số ngành nghề thường xuyên được đề cập trong quá trình tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo.

1. Nghiệp vụ sư phạm

Những ai theo con đường giáo dục cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, đây là điều cơ bản nhất. Theo như các chương trình đào tạo của ngành học này, bạn cần đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ như quản lý lớp học, thiết kế bài giảng, soạn giáo án,…

Nghiệp vụ sư phạm
Các nghiệp vụ cơ bản của ngành sư phạm

2. Nghiệp vụ kế toán

Kế toán có nghiệp vụ là gì? Những kế toán viên cần trang bị cho mình những kỹ năng chủ yếu liên quan đến việc quản lý và ghi chép các giao dịch tài chính cho doanh nghiệp:

  • Kế toán thuế: Ghi nhận và phân loại các khoản thuế phát sinh trong ngày, thực hiện báo cáo thuế định kỳ, nộp và hoàn thuế vào đầu năm và cuối năm.
  • Kế toán tiền lương: Quản lý và ghi chép khoản tiền trích theo lương của nhân viên.
  • Kế toán bán hàng, mua hàng và kế toán công nợ: Ghi chép các giao dịch liên quan đến quá trình bán hàng và mua hàng, quản lý và theo dõi công nợ của doanh nghiệp.
  • Kế toán tổng hợp: Thực hiện hạch toán cuối kỳ để kiểm soát và đối chiếu số liệu, tổng hợp các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Nghiệp vụ kế toán
Một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán

3. Nghiệp vụ lễ tân khách sạn

Lễ tân khách sạn có nghiệp vụ là gì? Nhìn chung, những nhân sự tại vị trí này cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, chào đón khách hàng check in, check out.
  • Kỹ năng tư vấn, giới thiệu dịch vụ, giải đáp những thắc mắc liên quan.
  • Kỹ năng tiếp nhận cuộc gọi, giao tiếp qua điện thoại với khách hàng.
  • Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin, giao phó nhiệm vụ cho các bộ phận có liên quan.
  • Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp nếu khách hàng cần trợ giúp hoặc phàn nàn về thái độ nhân viên và dịch vụ.
Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
Những nghiệp vụ cơ bản của lễ tân

4. Nghiệp vụ ngân hàng

Với những ứng viên có nguyện vọng theo đuổi chuyên ngành ngân hàng, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt những nghiệp vụ cơ bản như:

  • Các hoạt động mở tài khoản, nhận tiền gửi từ khách, khuyến khích khách hàng mở tài khoản tiết kiệm,…
  • Tín dụng ngân hàng bao gồm các hoạt động như vay mua tài sản cố định, vay thế chấp,…
  • Nghiệp vụ đầu tư bao gồm mua bán trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, mua bán cổ phiếu, đầu tư chứng khoán,…
  • Kinh doanh đối ngoại: mua bán ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu thương mại, thanh toán quốc tế,…
  • Một số nghiệp vụ khác cần thiết hỗ trợ trong công việc, chẳng hạn như quản lý đầu tư, ủy thác,…
Nghiệp vụ ngân hàng
Các nghiệp vụ của ngành ngân hàng

5. Nghiệp vụ buồng phòng

Các nhân sự đảm nhận vị trí dọn dẹp buồng phòng cần đáp ứng một số yêu cầu về nghiệp vụ sau đây:

  • Kiểm tra tình trạng buồng phòng trước và sau khi khách hàng đến, tiếp nhận và kiểm tra thông tin khách hàng từ bộ phận lễ tân. Liên hệ với lễ tân và các bộ phận khác nếu phát hiện hỏng hóc về nội thất sau khi kiểm tra.
  • Sử dụng các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc như máy hút bụi, máy giặt sấy…
  • Dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc kỹ càng sau khi khách hàng rời đi.
  • Hỗ trợ các bộ phận khác xử lý các vấn đề trong quá trình làm việc nếu khách phàn nàn về dịch vụ hoặc đổi phòng.
Nghiệp vụ buồng phòng
Một số nghiệp vụ buồng phòng cơ bản nhất

Xem thêm: Top 18 công việc freelancer có thu nhập đáng mơ ước

VI. Làm sao để thực hiện tốt nghiệp vụ trong công việc?

Ngoài việc hiểu được nghiệp vụ là gì, các ứng viên cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc phát triển kỹ năng, cụ thể như sau:

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn: Để có thể làm tốt nghiệp vụ, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn. Cần đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành xong quá trình học tập cần thiết để đáp ứng đủ yêu cầu.
  • Sắp xếp thời gian hợp lý: Việc quản lý thời gian, cụ thể là biết nên ưu tiên công việc nào trước công việc nào sau, sau đó lên lịch và tuân thủ kế hoạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
  • Thành thạo công cụ và công nghệ: Bạn cần tìm hiểu và biết cách ứng dụng các công cụ và công nghệ cần thiết trong công việc của mình để làm việc hiệu quả hơn.
  • Luôn học hỏi và tìm cách cải thiện: Không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết ở mỗi người. Bạn có thể tham khảo các tài liệu sách vở, tham gia các khóa học hoặc tìm hiểu cách sử dụng những công nghệ kỹ thuật mới trong ngành.
Làm sao để thực hiện tốt nghiệp vụ trong công việc?
Phương pháp thực hiện tốt nghiệp vụ trong công việc
  • Hiểu rõ quy trình công việc: Quy trình làm việc là chuỗi các nhiệm vụ được liên kết với nhau để mang lại kết quả tốt nhất. Đây là một tổ hợp các hoạt động lặp đi lặp lại như được lập trình sẵn. Bạn cần nắm vững các bước thực hiện để công việc có thể hoàn thành đúng kỳ vọng.
  • Tập trung vào những chi tiết: Hãy đặc biệt chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt, đây là điều rất cần thiết khi thực hiện nghiệp vụ. Bởi một lỗi lầm nhỏ có thể để lại hậu quả rất lớn, vậy nên hãy kiểm tra và xác nhận thông tin một cách cẩn thận.
  • Phối hợp với đồng nghiệp: Khả năng làm việc nhóm, hợp tác với những phòng ban khác trong tổ chức sẽ giúp tăng thêm năng suất và hiệu quả khi thực hiện nghiệp vụ. Đây cũng là một trong những kỹ năng nghiệp vụ quan trọng nhất, hầu như đều được yêu cầu ở tất cả các ngành nghề.
  • Chăm chỉ và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp: Cần thực hiện nghiệp vụ một cách có đạo đức và trung thực, bao gồm cả việc giữ bí mật cho những thông tin quan trọng và tuân thủ những chuẩn mực của ngành nghề.

Lời kết

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm nghiệp vụ là gì cũng như cách giúp nâng cao nghiệp vụ của bản thân. Hãy truy cập Vieclam.net thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về phát triển bản thânmẹo tìm việc mới nhất hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chỉ số năng lực bản thân

Chỉ số năng lực tự nhiên tiết lộ điều gì về bạn – Công...

0
Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu bản thân bạn có năng khiếu bẩm sinh hay không? Năng khiếu bẩm sinh của bạn là...
Chỉ số sứ mệnh

Cách tính và ý nghĩa chỉ số sứ mệnh mà bạn chưa biết

0
Chỉ số sứ mệnh là gì? Những con số này có ý nghĩa như thế nào với chúng ta? Làm thế nào để biết...
Chỉ số thái độ

Chỉ số thái độ – Hé lộ cách tính và ý nghĩa

0
Theo Thần số học, mỗi con số trong Chỉ số thái độ đều ẩn chứa một cách phản ứng đặc trưng. Từ sự độc...
Giải đáp thắc mắc CMO là gì

CMO là gì? Mô tả công việc và mức lương của CMO

0
Marketing là hoạt động thường không thể thiếu trong chiếc lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy trong bộ phận Marketing, bạn đã...
Chỉ số linh hồn

Chỉ số linh hồn nói lên điều gì? Cách tính chỉ số linh hồn

0
Chỉ số linh hồn là một trong những chỉ số quan trọng tiết lộ các đặc điểm ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người....

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất