HomeMẹo tìm việcOperation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Operation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi tiết

Để một doanh nghiệp vận hành thành công thì nhân sự là bộ phận đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp mọi hoạt động đều được đảm bảo. Và Operation Manager chính là yếu tố không thể thiếu của bộ phận nhân sự. Vậy bạn đã biết Operation Manager là gì chưa, cùng Vieclam.net tìm hiểu chi tiết về công việc và mức lương hiện tại ngay sau đây nhé!

Operation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi tiết
Operation Manager là gì? Mức lương và mô tả công việc chi tiết

 I. Operation Manager là gì?

Operation Manager (OM)  để chỉ người quản lý mọi hoạt động vận hành trong doanh nghiệp, hay còn được gọi với chức danh là Quản trị Vận hành hay Trưởng phòng Vận hành. Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cao hơn của Operation Manager có thể tiến tới vị trí Operation Director – Giám đốc vận hành. Trong kinh doanh, Operation Manager  là người sẽ chịu trách nhiệm quản trị nhân sự (bao gồm cả nhân sự cấp cao). Đồng thời sẽ theo sát mọi chính sách của doanh nghiệp dựa trên luật pháp hiện hành cũng như quản lý cơ sở và hoạt động của doanh nghiệp đó.

Operation Manager là gì?
Tìm hiểu chi tiết Operation Manager là gì?

Tham khảo thêm: Kế Toán Công Nợ Là Gì? Chi Tiết Công Việc Và Yêu Cầu Của Kế Toán Công Nợ

II. Mức lương của Operation Manager

Operations Manager đóng vai trò quan trọng trong bộ máy vận hành do đảm đường nhiều công việc cũng như phải đảm bảo cho các hoạt động vận hành của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Chính bởi vậy, vị trí này yêu cầu bạn phải có khả năng đa nhiệm mới có thể làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.

Theo đó, mức thu nhập cơ bản của một Operations Manager trong doanh nghiệp cũng sẽ khá cao. Mức lương trung bình sẽ giao động từ 20 – 50 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

III. Công việc, nhiệm vụ của một Operation Manager

Đối với mỗi ngành nghề cụ thể khác nhau thì vị trí Operation Manager phải thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên họ vẫn sẽ có những vai trò cơ bản như: quản lý về tài chính, quản lý nhân sự, quản lý xuất – nhập hàng, quản lý các hoạt động khác được diễn ra trong doanh nghiệp. 

1. Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự
Nhiệm vụ quản lý nhân sự của Operation Manager

Operation Manager chịu trách nhiệm quản trị nhân sự để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi và hiệu quả. Bao gồm các công việc như: tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân sự, tiếp nhận thông tin, ký kết hợp đồng lao động, lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp

Việc quản lý nhân sự vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới sự thành công của tổ chức cũng như những mục tiêu trong kinh doanh. Do đó, Operation Manager phải đảm bảo việc phân công công việc cho nhân viên đúng với năng lực và vai trò để đạt hiệu quả cao nhất. 

2. Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng

Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng
Nhiệm vụ Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng của Operation Manager

Operation Manager chịu trách nhiệm giám sát và đảm bảo cho nguồn cung ứng của doanh nghiệp vận hành với chi phí hợp lý. Nếu làm tốt việc này sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được cung cấp đúng thời gian, đúng chất lượng, số lượng với chi phí hợp lý. Việc kiểm soát số hàng tồn để có thể lên phương án phù hợp, nhanh chóng kịp thời.

3. Quản lý tài chính, ngân sách

Quản lý tài chính, ngân sách
Nhiệm vụ Quản lý tài chính, ngân sách của Operation Manager

Operation Manager phải lên kế hoạch tài chính, điều phối các hoạt động trong công tác quản lý ngân sách, tài chính của doanh nghiệp. Có như vậy mới  đảm bảo đủ nguồn lực trong quá trình vận hành, các khoản tiền xuất ra với mục đích hợp lý và tiết kiệm.

Ngoài ra, Operation Manager cũng phải quản lý các quy trình khác có liên quan như: hạch toán, kiểm soát chi phí, báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư cùng với nâng cao hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quản lý ngân sách và tài chính vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định và  phát triển bền vững của doanh nghiệp

4. Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp
Nhiệm vụ Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp

Operation Manager là người quản lý các hoạt động diễn ra trong tổ chức như: sản xuất, Marketing, chăm sóc khách hàng, cung ứng dịch vụ, đánh giá chiến lược… Tại một số tập đoàn lớn, Operation Manager thường sẽ chịu trách nhiệm trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Ví dụ như tại khâu phát triển sản phẩm, họ sẽ chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất, kiểm soát giám sát trong quá trình làm sản phẩm.

Tham khảo thêm: Kế toán mua hàng là gì? Công việc và thu nhập của kế toán mua hàng

III. Những kỹ năng cần có của một Operation Manager

1. Có chuyên môn, nghiệp vụ

Có chuyên môn, nghiệp vụ
Operation Manager cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ tốt

Operation Manager phải nắm vững kiến thức chuyên môn trong các hoạt động sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, tài chính, nhân sự cùng nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế, vấn đề bằng cấp có thể là không bắt buộc, tuy nhiên muốn thăng tiến lên vị trí cao hơn thì cần tố nghiệp cử nhân chuyên ngành liên quan đến quản trị. Ngoài ra, việc có kinh nghiệm quản lý lâu năm cũng là điểm cộng để bạn có thể lãnh đạo đội nhóm hiệu quả.

2. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm
Một Operation Manager cần có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

Operation Manager là cầu nối gắn kết các bộ phận, phòng ban và đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp với nhau nên họ phải có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Điều này giúp thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bộ phận, gắn kết tinh thần và tăng sự đồng thuận của các thành viên. Nhờ đó sẽ có môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện, lành mạnh, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp. 

3. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo
Một Operation Manager không thể thiếu Kỹ năng lãnh đạo

Operation Manager cũng là một vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp nên việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp về kỹ năng này là hết sức quan trọng. Họ cần phải biết lên kế hoạch và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp và phân công công việc phù hợp. Có như vậy mới tạo ra môi trường làm việc với năng lượng tích cực và giúp tăng hiệu suất công việc.

4. Kỹ năng xây dựng chiến lược

Kỹ năng xây dựng chiến lược
Kỹ năng xây dựng chiến lược rất quan trọng

Operation Manager là người trực tiếp xây dựng chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp nên không thể thiếu kỹ năng xây dựng chiến lược hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình vận hành, họ cũng phải thực hiện nhiệm vụ giám sát các bộ phận và  phòng ban khác. Kỹ năng xây dựng chiến lược tốt sẽ giúp đạt hiệu suất cao, mọi hoạt động được trơn tru và tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề, rủi ro

Kỹ năng giải quyết vấn đề, rủi ro
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ tránh được những rủi ro cho doanh nghiệp

Trên thực tế khi vận hành doanh nghiệp, không thể tránh được các xung đột giữa các nhân sự, phòng ban, các sự cố cùng các vấn đề rủi ro không mong muốn… Lúc này Operation Manager phải linh hoạt khi sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề mới có thể để xác định nguyên nhân, lên phương án giải quyết và khắc phục vấn đề.

Việc đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời khi xử lý các tình huống khẩn cấp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Đây là kỹ năng để một Operation Manager có thể đảm bảo mọi hoạt động diễn ra được an toàn và hiệu quả. Mặt khác, nó sẽ tạo ra giá trị cũng như sự tin tưởng của các bên liên quan dành cho Operation Manager và doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Delivery Manager là gì? Yêu cầu và thu nhập tại vị trí này

IV. Làm Operation Manager học ngành gì, ở đâu?

Làm Operation Manager học ngành gì, ở đâu?
Tham khảo thông tin ngành học phù hợp cho công việc Operation Manager

Để có thể trở thành một Operation Manager bạn cần có những bằng cấp sau:

  • Cử nhân Quản trị kinh doanh: Quá trình học tập này sẽ giúp bạn rèn luyện được sự nhạy bén trong công việc kinh doanh cũng như thu hút thêm những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn ở vị trí Operations Manager.
  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Để có thể tiến xa hơn thì việc học lên cao học về chuyên ngành Kinh doanh là điều bạn nên làm. Bởi đây là một cơ hội để bạn học tập, nghiên cứu sâu hơn về chiến lược kinh doanh, phân tích dữ liệu,  quản lý cũng như rất nhiều lĩnh vực liên quan khác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc công ty lớn có thể sẽ có yêu cao hơn về các bằng cấp và chứng chỉ ở các ngành sau: tài chính ngân hàng, kế toán, nhân sự, Marketing… Sau đây là danh sách một số trường tiêu biểu chuyên đào tạo các ngành học phù hợp với công việc Opration Manager để bạn đọc có thể tham khảo:  

Tên Trường Ngành Đào Tạo 
Đại Học FPT (FPTU) Quản Trị Kinh Doanh, Marketing
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) Quản Trị Kinh Doanh, Quản Trị Nhân Lực
Đại Học Kinh Tế – ĐH QG Hà Nội (UEB) Quản Trị Kinh Doanh
Đại Học Thương Mại (TMU) Quản Trị Kinh Doanh, Quản Trị Nhân Lực
Đại Học Ngân Hàng TP HCM (HUB) Tài Chính Ngân Hàng, Kế Toán
Đại Học Ngoại Thương (FTU) Quản Trị Kinh Doanh, Marketing
Đại Học Kinh Tế Tài Chính (UEF) Tài Chính Ngân Hàng, Kế Toán, 
Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng (DUE) Kế Toán, Quản Trị Nhân Lực

V. Ứng tuyển Operation Manager tại Vieclam.net

Ứng tuyển Operation Manager tại Vieclam.net
Tìm kiếm thông tin tuyển dụng Operation Manager tại website tuyển dụng Vieclam.net

Hiện nay các thông tin về tuyển dụng vị trí Operation Manager được đăng tải rất nhiều trên mạng xã hội, quản cáo tuyển dụng hoặc các trung tâm việc làm… Tuy nhiên, để tiếp cận được với những tin tuyển dụng uy tín thì bạn thử tham khảo mẹo tìm việc sau nhé:

  • Tìm việc trên Vieclam.net: Đây là webiste tuyển dụng uy tín giúp bạn tiếp cận miễn phí hàng ngàn công việc với thông tin rõ ràng, chất lượng được cập nhật mới thường xuyên
  • Tạo hồ sơ ứng tuyển trên Vieclam.net: Tạo cho mình hồ sơ ứng viên nổi bật trên Vieclam.net để quá trình tìm việc của bạn được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng liên hệ với bạn nếu bạn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu công việc. 

Bài viết trên đã gửi đến bạn mô tả chi tiết công việc Operation Manager là gì cùng với mức lương tham khảo ở thời điểm hiện tại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp và lộ trình công việc trong tương lai. Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác được cập nhật hàng ngày trên Vieclam.net nhé. 

Có thể bạn quan tâm: 

Nguyễn Trà My

 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cùng tìm hiểu chi tiết lương hưu là gì và cách tính lương hưu chính xác

Lương hưu là gì? Những điều cần biết về lương hưu

0
Bạn đã bao giờ tự hỏi khi về già, nguồn thu nhập của mình sẽ từ đâu khi không còn sức lao động, tài...
Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024

Hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2025

0
Bạn đang thắc mắc cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội mới năm 2024? Với những thay đổi quan trọng trong chính sách,...
Đơn xin nghỉ việc

Top 9 mẫu đơn xin nghỉ việc đầy đủ, chính xác nhất 2024

0
Đơn xin nghỉ việc là tài liệu cần thiết khi bạn quyết định kết thúc công việc hiện tại một cách chuyên nghiệp. Nếu...
Sa thải là gì?

Sa thải là gì? Các trường hợp sa thải nhân viên thường gặp

0
Việc nắm rõ các quy định pháp luật về việc sa thải nhân viên là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng...
lương khoán là gì

Lương khoán là gì? Cách tính và hình thức chi trả lương khoán

0
Mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn hình thức trả lương tùy vào nhu cầu và tính chất công việc. Thay vì hình...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất