HomeMẹo tìm việcPhục vụ là gì? Yêu cầu cần có để trở thành một...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Phục vụ là gì? Yêu cầu cần có để trở thành một nhân viên phục vụ

Một trong những vị trí không thể thiếu đối với ngành nhà hàng – khách sạn đó là nhân viên phục vụ. Vậy phục vụ là gì? Làm thế nào để trở thành một nhân viên phục vụ tốt và cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu thông qua bài viết sau đây bạn nhé!

Phục vụ là gì?
Phục vụ là gì?

I. Nhân viên phục vụ là gì?

Nhân viên phục vụ là những người làm việc trong nhóm ngành dịch vụ như: nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, quán bar, … Công việc chính của nhân viên phục vụ là tiếp đón và phục vụ khách hàng; tiếp nhận thông tin đặt hàng; mang thức ăn và đồ uống đến bàn, cuối cùng là vệ sinh khu vực làm việc sau khi khách hàng ra về.

Nhân viên phục vụ là gì?
Nhân viên phục vụ là gì?

II. Công việc của nhân viên phục vụ

Để biết thêm chi tiết về công việc phục vụ là gì, cùng tìm hiểu quy trình làm việc hằng ngày của một nhân viên phục vụ thông qua các mục bên dưới:

1. Thực hiện công việc đầu ca

Trước tiên, nhân viên phục vụ sẽ là người tiếp đón khách hàng trước khi nơi làm việc của mình mở cửa như nhà hàng, khách sạn,… Các công việc đầu ca cần được thực hiện như sau:

  • Lau dọn và sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết như: đĩa, đũa, chén, ly, thìa, giấy ăn, nến, hoa,…
  • Kiểm tra và làm đầy những gia vị có sẵn trên bàn ăn và quầy phục vụ.
  • Cập nhật những thay đổi về thực đơn hoặc các chương trình khuyến mãi để thông báo đến khách hàng.
Công việc đầu ca của một nhân viên phục vụ
Công việc đầu ca của một nhân viên phục vụ

2. Phục vụ khách hàng  

Phục vụ khách hàng là công việc chính của một nhân viên phục vụ, và đây cũng là nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian nhất trong giai đoạn làm việc. Để thực hiện quy trình phục vụ khách hàng, nhân viên phục vụ cần:

  • Chào đón khách hàng một cách thân thiện và niềm nở khi khách đến. Điều này giúp tạo một ấn tượng tích cực và khiến cho khách hàng cảm thấy mình được chào đón và tôn trọng.
  • Hướng dẫn khách hàng đến bàn ăn hoặc khu vực mà khách đã đặt trước.
  • Giới thiệu thực đơn, đề xuất một vài món ăn bán chạy và phổ biến tại nhà hàng đến khách hàng, giải đáp mọi thắc mắc về menu đồ ăn và thức uống để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
  • Tiếp nhận order, ghi chú cẩn thận các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng một cách chính xác để đảm bảo bếp thực hiện đúng món ăn và đồ uống.
  • Sau khi bếp hoàn thành đơn hàng, nhân viên phục vụ sẽ mang thức ăn và đồ uống đến tận bàn, và được đặt đúng vị trí với đầy đủ dụng cụ cần thiết cho khách hàng.
  • Trong quá trình dùng bữa, nhân viên phục vụ cần liên tục chú ý xem khách hàng có cần sự hỗ trợ nào không để có thể phục vụ một cách trọn vẹn nhất.
Phục vụ khách hàng là công việc chính của nhân viên
Phục vụ khách hàng là công việc chính của nhân viên

Xem thêm: Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin tổng quan xoay quanh vị trí nhân viên kinh doanh

3. Giữ cho nơi làm việc gọn gàng  

Đảm bảo quán gọn gàng là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, giúp họ cảm thấy thoải mái và muốn quay trở lại. Chính vì thế, ngoài những công việc chính phía trên, nhân viên phục vụ cũng cần phải giữ cho nơi làm việc gọn gàng, chuẩn bị và bảo quản các dụng cụ sạch sẽ cho nhà hàng như: ly, chén đĩa, bàn ghế,…  Ngoài ra, việc sắp xếp các dụng cụ vào đúng nơi quy định cũng giúp dễ dàng và tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

Giữ cho khu vực phục vụ gọn gàng, sạch sẽ
Giữ cho khu vực phục vụ gọn gàng, sạch sẽ

Đồng thời, môi trường sạch sẽ và ngăn nắp không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên mà còn đảm bảo an toàn lao động, giảm nguy cơ tai nạn như trượt ngã, đổ vỡ. Công việc lau dọn quán nên được thực hiện định kỳ vào các thời gian như: đầu ca làm việc, sau khi khách dùng xong, khi xảy ra sơ suất đổ bể và cuối giờ làm việc để đảm bảo tránh tai nạn và giữ vệ sinh cho quán luôn sạch sẽ, sẵn sàng tiếp đón khách mới.

4. Hỗ trợ bộ phận khác  

Trong một cơ sở dịch vụ, đặc biệt là trong ngành F&B (Food & Beverage), sẽ có nhiều bộ phận khác nhau cùng hoạt động như quản lý, bếp, và phục vụ. Nhân viên phục vụ cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận này để đảm bảo dịch vụ suôn sẻ và hiệu quả. Theo đó, nhiệm vụ này sẽ bao gồm:

  • Hỗ trợ nhân viên khác trong khâu phục vụ khách hàng, chuẩn bị đồ ăn – thức uống, vệ sinh khu vực và không gian làm việc,…
  • Liên lạc với bộ phận bếp để đảm bảo rằng các món ăn sẽ được chuẩn bị và phục vụ đúng thời điểm theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thông báo cho ban quản lý về các vấn đề khách hàng gặp phải và những yêu cầu khác từ khách, hoặc để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ.
  • Tham gia vào các buổi họp và đào tạo nhân viên để cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi kỹ năng mới; qua đó cải thiện và tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Hỗ trợ các bộ phận khác
Hỗ trợ các bộ phận khác

5. Xử lý tình huống 

Trong ngành dịch vụ, nhân viên phục vụ cần đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Điều này đòi hỏi khả năng xử lý tình huống khéo léo và tinh tế, đặc biệt là khi gặp khách hàng khó tính hoặc không hài lòng. Do đó, nhân viên phục vụ cần phải giữ được bình tĩnh, lắng nghe kỹ lưỡng các phàn nàn của khách hàng và có phản xạ xử lý tình huống tốt. 

Việc đòi hỏi nhân viên phục vụ phải biết xử lý tình huống không chỉ giúp giải quyết được vấn đề mà còn có thể biến những trải nghiệm tiêu cực thành tích cực, tránh những mâu thuẫn không đáng có và giữ được uy tín cho nhà hàng, khách sạn hay các cơ sở khác.

Xử lý tình huống tốt
Xử lý tình huống tốt

Tham khảo: Thợ sửa ống nước là gì? Có nên theo nghề thợ sửa ống nước không?

III. Yêu cầu để trở thành nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ là người sẽ đại diện cho hình ảnh của thương hiệu và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu công việc này, nhân viên phục vụ cần có những yếu tố sau đây:

1. Trang phục & tác phong 

Nhân viên phục vụ là người sẽ đại diện cho hình ảnh của thương hiệu và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu đối với khách hàng. Nếu như nhân viên phục vụ có trang phục và tác phong thiếu chuyên nghiệp sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm nhận của khách hàng đối với nhà hàng. Chính vì thế, nhân viên phục vụ là bộ phận luôn được yêu cầu có một tác phong chuẩn chỉnh, văn minh, lịch sự và trang phục gọn gàng, sạch sẽ.

Một trong những yêu cầu để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp là tác phong và trang phục
Một trong những yêu cầu để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp là tác phong và trang phục

2. Kỹ năng giao tiếp 

Một kỹ năng không thể thiếu để trở thành một người phục vụ chuyên nghiệp đó chính là kỹ năng giao tiếp. Nhân viên phục vụ sẽ cần giao tiếp với khách hàng một cách rõ ràng và khéo léo. Do đó, kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết để bạn thể hiện sự tự tin đối với thế mạnh và chuyên môn của mình.

Ngoài ra, người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo cho khách hàng sự thoải mái, tin tưởng khi trải nghiệm dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn, nơi làm việc của bạn. Có thể nói, kỹ năng giao tiếp ngoài việc giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng mà chúng còn giúp bạn phát triển hơn trong công việc.

Cần có kỹ năng giao tiếp để kết nối với khách hàng
Cần có kỹ năng giao tiếp để kết nối với khách hàng

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Nhân viên phục vụ là người chắc chắn sẽ có lúc làm việc với cường độ cao và áp lực đối với công việc chính của họ. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng để hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất. Kỹ năng này sẽ bao gồm quản lý tốt quỹ thời gian và quản lý công việc của mình, cụ thể:

  • Về quản lý thời gian: Nhân viên phục vụ thường làm theo ca nên bạn cần sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng đến các công việc thường ngày như học hành, cân bằng cuộc sống và công việc của nhà hàng hay nơi làm việc của bạn.
  • Về quản lý công việc: Nhân viên phục vụ có nhiều nhiệm vụ khác nhau trong ca làm việc, do đó việc quản lý tốt các công việc được giao sẽ đảm bảo được thời gian hoàn thành và chất lượng công việc đầy đủ. 
Kỹ năng quản lý thời gian là cần thiết đối với người phục vụ
Kỹ năng quản lý thời gian là cần thiết đối với người phục vụ

4. Kỹ năng quan sát, ghi nhớ

Để tiếp nhận chính xác và đầy đủ yêu cầu của khách hàng sau đó chuyển order đến cho bộ phận bếp, nhân viên phục vụ cần có một khả năng ghi nhớ tốt. Bạn sẽ phải ghi nhớ những món ăn mà khách hàng đã gọi, đồ uống hoặc một số yêu cầu đặc biệt, từ đó bộ phận bếp sẽ chuẩn bị những món ăn phù hợp.

Ngoài ra, một nhân viên phục vụ chuyên nghiệp cần có kỹ năng quan sát tốt để quan sát quanh khu vực phục vụ của mình và khách hàng để kịp thời hỗ trợ mà không cần họ phải chủ động mở lời. Điều này giúp bạn mang lại ấn tượng tốt đối với khách hàng và quản lý.

Kỹ năng quan sát và ghi nhớ
Kỹ năng quan sát và ghi nhớ

Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn khi xin việc – Mẹo giúp bạn tự tin trả lời phỏng vấn

IV.  Những thuận lợi và khó khăn của nghề phục vụ

Bất kể ngành nghề nào cũng sẽ có những thuận lợi, hạn chế và ngành nghề phục vụ cũng vậy. Do đó, trước khi tìm việc làm trong ngành phục vụ, bạn nên tìm hiểu thêm về những yếu tố sau đây để chuẩn bị trước tâm lý và có kế hoạch phát triển với ngành nghề sao cho phù hợp.

1. Thuận lợi

Phục vụ là một trong những vị trí quan trọng, giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Làm nhân viên phục vụ sẽ mang đến cho bạn những thuận lợi nhất định, cụ thể như:

  • Không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức: Đối với công việc phục vụ, bạn chỉ cần bạn tốt nghiệp THPT trở lên và đa số những nơi tuyển dụng đều không yêu cầu kinh nghiệm. Sự trung thực, nhanh nhẹn và có trách nhiệm là những yếu tố cần có đối với công việc này cũng như sẽ giúp bạn mở rộng được con đường thăng tiến. Đây cũng là điều kiện chung đối với ngành nghề phục vụ. Bên cạnh đó, việc có ngoại hình ưa nhìn sẽ giúp bạn tạo thêm thiện cảm khi gặp mặt lần đầu với khách hàng.

  • Cải thiện khả năng giao tiếp và xử lí tình huống: Nhiều người có thể nghĩ rằng nghề phục vụ chỉ là công việc tay chân và không mang lại nhiều cơ hội phát triển bản thân. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Mỗi công việc đều có giá trị riêng và mang lại những bài học quý báu. Điển hình, làm phục vụ không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khi ứng xử với khách hàng, mà còn giúp bạn học cách quản lý thời gian hiệu quả và trau dồi tiếng Anh nhanh chóng.

  • Có thể làm nghề tay trái kiếm thêm thu nhập: Nhân viên phục vụ cũng là một nghề tay trái phổ biến cho những bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập. Với sinh viên thì ngoại trừ giờ học trên trường, bạn có thể tham khảo những ca của nhân viên phục vụ, sau đó lựa chọn ca làm sao cho phù hợp với thời gian biểu. Ngoài ra, phục vụ là vị trí không chỉ được nhận tiền lương cứng mà còn nhận thêm được tiền tip từ phía khách hàng hoặc tiền thưởng nếu bạn làm tốt công việc được giao.
Thuận lợi và khó khăn của nghề phục vụ
Thuận lợi và khó khăn của nghề phục vụ

2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì công việc phục vụ vẫn tồn tại một số hạn chế và khó khăn như:

  • Áp lực từ khách hàng, nơi làm việc: Đối với ngành dịch vụ, tôn chỉ “Khách hàng là thượng đế” đã được áp dụng trong hầu hết các tổ chức. Nhưng không phải vị khách nào cũng hòa nhã và dễ tính. Có những vị khách thiếu sự tôn trọng dành cho nhân viên phục vụ, điều này gây áp lực lớn cho nhân viên. Ngoài ra, trong khoảng thời gian cao điểm, nhân lực của nhà hàng không đủ để phục vụ khách hàng thì nhân viên phục vụ phải làm việc hết công suất. Điều này đôi khi sẽ khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức.
  • Bị đảo lộn giờ giấc sinh hoạt: Tuy là một công việc làm theo ca nhưng chuyện nhân viên phục vụ bị thay đổi ca làm là điều rất thường xuyên được diễn ra. Do đó, yêu cầu bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian linh hoạt vì đôi khi nhà hàng sẽ không quan tâm đến thời gian biểu của từng nhân viên phục vụ là gì mà họ có thể sẽ chủ động yêu cầu bạn đổi giờ làm.

Xem thêm: Shipper là gì? Mức lương và những điều cần biết về Shipper

V. Mức thu nhập của nhân viên phục vụ hiện nay

Ngoài việc tìm hiểu ngành nghề phục vụ là gì thì bạn không thể bỏ qua mức thu nhập hấp dẫn của nhân viên phục vụ hiện nay. Mức lương của nhân viên phục vụ cũng phụ thuộc vào thời gian, hình thức làm việc, quy mô của nhà hàng và khách sạn mà bạn lựa chọn. Từ mặt bằng chung, có thể tham khảo mức lương trung bình của nhân viên phục vụ như sau: 

  • Nhân viên phục vụ part-time: Từ 3 – 5.000.000 đồng/tháng.
  • Nhân viên phục vụ full-time: Từ 7 – 9.000.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, thu nhập của ngành nghề này không chỉ giới hạn bởi lương cứng mà bạn có thể nhận thêm các khoản tiền khác như: tiền tip từ khách hàng, tiền thưởng các ngày lễ, tiền thưởng thêm,…

Mức lương trung bình của nhân viên phục vụ là gì
Mức lương trung bình của nhân viên phục vụ là bao nhiêu?

VI. Hướng dẫn tìm công việc phục vụ uy tín, lương cao tại Vieclam.net

Vieclam.net là một trong những website tìm việc làm có thông tin uy tín với hàng nghìn tin đăng tuyển vị trí nhân viên phục vụ cũng như các tin đăng tuyển dụng khác. Là nền tảng đăng tin tuyển dụng lớn, Vieclam.net không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm việc mà còn là nơi quy tụ của nhiều nhà tuyển dụng tiềm năng trong ngành dịch vụ, cơ hội việc làm mở rộng với mức thu nhập hấp dẫn cho ứng viên.

Ngoài ra, ứng viên còn có thể tạo hồ sơ xin việc online chuyên nghiệp tại Vieclam.net để tăng cơ hội tiếp cận với nhà tuyển dụng đồng thời tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân. Một số điểm nổi bật khi tìm việc tại Vieclam.net như: 

  • Giao diện dễ nhìn, có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm trực tiếp trên website hoặc thao tác nhanh chóng trên điện thoại thông minh. 
  • Thông tin tuyển dụng việc làm luôn được làm mới và cập nhật thường xuyên, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội tìm việc phù hợp. 
  • Có bộ lọc thông minh, có thể lọc theo địa điểm, ngành nghề, mức lương, kinh nghiệm, công ty,… hỗ trợ bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm, nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với bản thân.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chi tiết về phục vụ là gì và những yêu cầu để trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp mà Vieclam.net muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thể giải đáp được câu hỏi cũng như có cái nhìn khách quan hơn về công việc này. Từ đó nhận thức được tiềm năng, cơ hội và thách thức khi lựa chọn ngành nghề. Ngoài ra, cũng đừng quên truy cập Vieclam.net để xem thêm nhiều cơ hội việc làm về lĩnh vực dịch vụ và những ngành nghề khác bạn nhé. 

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

Marketing Manager là gì? Kỹ năng cần có của một Marketing Manager tài năng

0
Marketing Manager là vị trí quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, đảm nhiệm vai trò định hướng chiến lược và quản lý...
Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần có

Kế toán quản trị là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng cần...

0
Kế toán quản trị là một trong những cơ hội việc làm tiềm năng nhất hiện nay do nhu cầu nhân lực có trình...
Account Manager là gì

Account Manager là gì? Mức lương, vai trò và nhiệm vụ

0
Account Manager là một trong những vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp Agency, bởi họ là những người đóng vai trò...
CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

CIO là gì?Mức lương, vai trò và trách nhiệm của một CIO

0
Với sự chuyển mình của công nghệ thông tin thế giới, nhu cầu việc làm tại các vị trí liên quan đang ngày càng...
Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

Founder là gì? Vai trò của Founder trong doanh nghiệp

0
Trong kinh doanh, chúng ta thường nghe đến thuật ngữ "Founder". Vậy Founder là gì và họ đóng vai trò quan trọng như thế...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất