HomeMẹo tìm việcSous Chef là gì? Nhiệm vụ và các yếu tố cần có...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Sous Chef là gì? Nhiệm vụ và các yếu tố cần có cho vị trí Bếp phó

Sous Chef là gì? Người nắm giữ vị trí này có vai trò như thế nào trong khu vực bếp? Liệu Sous Chef có phải là người trực tiếp nấu nướng, bày biện trang trí các món ăn để phục vụ cho thực khách hay không? Hãy cùng Vieclam.net theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc về chức vụ “Sous Chef” này nhé!

Khám phá chi tiết công việc Sous Chef là gì - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Khám phá chi tiết công việc Sous Chef là gì 

I. Sous Chef là gì?

Sous Chef có nghĩa là Bếp phó, người chịu trách nhiệm theo dõi và xử lý chi tiết từng mảng công việc do Bếp trưởng điều phối. Một nhà hàng/khách sạn có thể có một hoặc nhiều Bếp phó tùy thuộc vào quy mô kinh doanh lẫn tình hình thực tế, nhưng tuyệt đối không được thiếu Bếp phó bởi vì đây là “cánh tay đắc lực” của Bếp trưởng. 

Sous Chef là Bếp phó - "Cánh tay đắc lực" của Bếp trưởng - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef là Bếp phó – “Cánh tay đắc lực” của Bếp trưởng – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bên cạnh nấu nướng, nếu như Bếp trưởng là người quản lý và điều hành toàn bộ khu vực bếp thì Sous Chef hay Bếp phó sẽ trực tiếp giám sát các hoạt động được đề ra. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó có thể thay quyền, đứng ra tiếp tục vận hành bếp, duy trì khu vực bếp hoạt động hiệu quả.  

Xem thêm: Bếp trưởng là gì? Mô tả công việc và mức lương của bếp trưởng

II. Công việc của Sous Chef trong nhà hàng, khách sạn

Sau khi đã biết được Sous Chef là gì, bạn đọc cùng Vieclam.net tìm hiểu tiếp xem người làm ở vị trí này sẽ thực hiện những công việc gì nhé!

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Sous Chef (Bếp phó) thường là người đầu tiên trực tiếp tìm kiếm, chọn lựa ra những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra để chuyển về khu vực bếp. Mặc dù còn phải thông qua sự kiểm duyệt của Bếp trưởng, nhưng vẫn cần Bếp khó kiểm tra kỹ càng chất lượng nguyên liệu để có thể đảm bảo tốt đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạn chế ảnh hưởng đến trải nghiệm của thực khách.

Sous Chef kiểm tra nguyên liệu để đảm bảo chất lượng đầu vào - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef kiểm tra nguyên liệu để đảm bảo chất lượng đầu vào – Nguồn ảnh: Sưu tầm

2. Chế biến món ăn

Bếp phó không phải người đứng bếp xuyên suốt mà thường chỉ phụ trách chế biến món ăn trong những trường hợp được phân công. Mặt khác, có những lúc nhà hàng/khách sạn nhận được yêu cầu gọi món đặc biệt của khách, Bếp phó là người trực tiếp đảm nhận việc chế biến món ăn đúng vị, đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng để khách hàng có thể hoàn toàn hài lòng sau khi thưởng thức. 

Chế biến các món ăn được yêu cầu thật chuẩn vị, đẹp mắt - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Chế biến các món ăn được yêu cầu thật chuẩn vị, đẹp mắt – Nguồn ảnh: Sưu tầm

3. Kiểm tra chất lượng món ăn

Sau khi đầu bếp ra món, bên cạnh Bếp trưởng thì Bếp phó cũng tham gia quan sát và nếm thử để kiểm tra chất lượng món ăn thông qua cách bày trí, màu sắc, độ chín, hương vị, an toàn vệ sinh thực phẩm… Không phải thời điểm nào Bếp phó cũng kiểm tra món ăn. Bước này chỉ diễn ra khi nhà hàng/khách sạn có kế hoạch đưa món mới vào menu hoặc đơn giản là Bếp phó muốn kiểm tra đột xuất để đánh giá hiệu suất làm việc của các nhân viên. 

Sous Chef cần kiểm tra hương vị và cách bày trí của món - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef cần kiểm tra hương vị và cách bày trí của món – Nguồn ảnh: Sưu tầm

4. Theo dõi, đào tạo và điều phối nhân sự

Không chỉ có chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng và kiểm tra chất lượng món ăn mà Sous Chef còn hỗ trợ Bếp trưởng trong quá trình tuyển dụng, theo dõi và điều phối phân công việc cho nhân sự. Dựa vào kế hoạch tổng thể và nhu cầu thực tế đến từ khách hàng ở từng thời điểm mà Bếp phó sẽ sắp xếp chia công việc cho nhân sự cấp dưới. 

Sous Chef phân chia công việc và hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy trình - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef phân chia công việc và hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy trình – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Cụ thể hơn, Bếp phó sẽ phối hợp với Bếp trưởng để chọn lọc ra các ứng viên phù hợp có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm làm nghề. Sau đó, tùy theo số lượng ứng viên hiện có mà Bếp phó có cách lên kế hoạch đào tạo và hướng dẫn cho họ, đồng thời phổ biến các quy tắc có tại khu vực bếp, đảm bảo đều đáp ứng được quy trình lẫn tiêu chuẩn nấu ăn.  

5. Hỗ trợ lên kế hoạch thực đơn

Sous Chef cũng có nhiệm vụ phối hợp với Bếp trưởng, các bộ phận liên quan cùng đề xuất, lên kế hoạch thực đơn của nhà hàng/khách sạn. Muốn hoàn thành tốt công việc này, trước hết Bếp phó cần tìm hiểu, thử nghiệm trước một số món ăn muốn đưa vào để cải thiện menu, từ đó thu hút thực khách ghé trải nghiệm. Ngoài ra, Bếp phó còn có thể đóng góp ý kiến về định lượng món, cách trang trí, hình ảnh, giá bán,…

Bếp phó hỗ trợ Bếp trưởng lên thực đơn - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Bếp phó hỗ trợ Bếp trưởng lên thực đơn – Nguồn ảnh: Sưu tầm

6. Thực hiện một số công việc khác

Bên cạnh các công việc chính được kể trên, Bếp phó còn đảm nhận một số công việc khác như giám sát và phân công nhân viên theo dõi trang thiết bị nhằm hạn chế xảy ra sự cố, bảo dưỡng chúng theo định kỳ,… Không chỉ trang thiết bị, kho nguyên liệu cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo về chất lượng, kịp thời đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. 

Sous Chef hoàn thành một số công việc khác theo yêu cầu - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef hoàn thành một số công việc khác theo yêu cầu – Nguồn ảnh: Sưu tầm

Ngoài ra, Bếp phó cũng phải luôn trong tâm thế sẵn sàng giới thiệu hoặc giải thích về món ăn (đa phần là món mới trên menu) nếu được yêu cầu. Thêm nữa, Bếp phó còn cần ghi chép và báo cáo lại với cấp trên tiến trình hoàn thành và hiệu quả đạt được của các công việc được phân công. Đồng thời, thực hiện các công việc khác thay cho lúc Bếp trưởng vắng mặt cũng là nhiệm vụ của một Sous Chef.

Xem thêm: Chef là gì? Khám phá công việc của Chef trong kinh doanh F&B

III. Những kỹ năng cần có của một Sous Chef

Là trợ thủ đắc lực của Bếp trưởng, Sous Chef dĩ nhiên cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu quan trọng về kỹ năng mới có thể đảm nhận được các công việc kể trên. Các kỹ năng ấy bao gồm:

  • Sự đam mê và tinh thần trách nhiệm cao: Không chỉ riêng Bếp phó mà đối với bất kỳ công việc nào cũng cần bạn phải có niềm đam mê. Bởi vì chính điều này sẽ giúp bạn có trách nhiệm với từng nhiệm vụ được giao, góp phần giúp quy trình làm việc suôn sẻ. 
  • Kinh nghiệm nấu nướng giỏi: Muốn trở thành một Sous Chef, bạn phải là người có khẩu vị, cảm giác về món ăn chuẩn xác. Bên cạnh đó, để ứng tuyển vào vị trí này thì ngoài việc tham gia các khóa học/trường lớp về nấu ăn, bạn còn cần có kinh nghiệm làm các việc có liên quan (Ví dụ như đầu bếp, phụ bếp,…) nhằm đảm bảo khả năng nấu nướng của bạn đã được rèn luyện và được chứng nhận bằng thời gian làm thực tế. 
  • Có kiến thức chuyên sâu về ẩm thực: Không dừng lại ở kinh nghiệm nấu nướng thông thường, Sous Chef cũng cần sở hữu kiến thức nền tảng đến chuyên sâu về ẩm thực. Trong đó bao gồm sự hiểu biết về các loại nguyên liệu, bảo quản thực phẩm, cách chế biến món ăn Quốc tế và đa vùng miền, kỹ thuật trang trí món, dinh dưỡng,… 
Sous Chef cần đáp ứng một vài kỹ năng quan trọng - Nguồn ảnh: Sưu tầm
Sous Chef cần đáp ứng một vài kỹ năng quan trọng – Nguồn ảnh: Sưu tầm
  • Kỹ năng quản lý và điều hành nhóm tốt: Để có thể điều phối, sắp xếp phân chia tốt công việc cho đội ngũ nhân viên khu vực bếp, Bếp phó cần trang bị cả kỹ năng quản lý và điều hành nhóm. Như vậy, Bếp phó mới đảm bảo mọi hoạt động đều nằm trong kiểm soát, diễn ra theo đúng kế hoạch được yêu cầu từ Bếp trưởng.
  • Biết nắm bắt xu hướng và có tính sáng tạo cao: Khả năng tiếp cận, nắm bắt với những xu hướng mới nhất cũng là yếu tố quan trọng cần có ở một Bếp phó. Cùng với đó, nếu Bếp phó có thêm tính sáng tạo thì còn có thể kết hợp để đưa ra những sáng kiến mới, vận dụng vào trang trí món ăn, đề xuất chương trình quảng bá thu hút khách hàng,…
  • Khả năng làm việc trong môi trường áp lực: Vì sở hữu lượng công việc khá nhiều (chỉ sau Bếp trưởng) nên Bếp phó nên là người quen làm việc dưới cường độ áp lực cao hoặc có khả năng kiểm soát các đầu việc tốt. Nếu không tập được điều này, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung. 
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng giao tiếp ổn và truyền đạt dễ hiểu chính là điều kiện cần và đủ giúp cho Bếp phó dễ dàng hỗ trợ Bếp trưởng điều phối nhân sự, phân công việc và hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt các tiêu chuẩn về món ăn, cách phục vụ,… đề ra. Mặt khác, nếu có dịp giới thiệu món ăn với khách, khả năng giao tiếp khéo léo của Bếp phó có thể là điểm cộng góp phần giúp giữ chân khách hàng. 

IV. Mức lương cho vị trí Sous Chef hiện nay

Vì Bếp phó có vai trò thực hiện các công việc chi tiết đến từ sự phân công của Bếp trưởng, đảm bảo hỗ trợ quy trình hoạt động nấu nướng diễn ra suôn sẻ cùng đảm nhận một số nhiệm vụ khác khi Bếp trưởng vắng mặt nên lương của Bếp phó thường dao động ở mức khá cao. Dưới đây là bảng lương cho vị trí Sous Chef (Bếp phó) theo kinh nghiệm mà Vieclam.net đã tổng hợp lại để bạn đọc tiện tham khảo: 

Kinh nghiệm Mức lương tham khảo (VNĐ)
Dưới 3 năm 9 triệu – 15 triệu đồng
Từ 3 – 5 năm 15 triệu – 25 triệu đồng
Trên 5 năm 25 triệu – 35 triệu đồng

Lưu ý: Bảng lương trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, tổng lương thực nhận của Bếp phó sẽ còn thay đổi phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của nhà hàng/khách sạn, phụ cấp, tiền tip, thưởng KPI,… Do đó, bạn đọc có thể cân nhắc xem các tin đăng tuyển dụng Bếp phó tại website Vieclam.net để biết mức lương chính xác nhất nếu có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí này. 

Lời kết

Trên đây là tổng hợp thông tin xoay quanh Sous Chef là gì. Mong rằng với những gì Vieclam.net chia sẻ, bạn có thể hiểu thêm về công việc này và đưa ra được những quyết định về nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi website Vieclam.net để không bỏ lỡ các tin đăng việc làm hấp dẫn với hơn 42 ngành nghề được cập nhật, làm mới liên tục nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn cũng quan tâm: 

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

fashion stylist là gì

Fashion Stylist là gì? Yêu cầu cần có của một Fashion Stylist

0
Bạn yêu thích thời trang và muốn biến đam mê thành nghề nghiệp? Fashion Stylist là một nghề sáng tạo đang phát triển và...
Head chef là gì

Head chef là gì? Vai trò và công việc của Head chef trong bếp

0
Head chef (còn được gọi là bếp trưởng) là người đứng đầu trong căn bếp, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nấu nướng,...
Quy định về lương OT là gì?

Lương OT là gì? Quy định về cách tính lương tăng ca mới nhất...

0
OT là một thuật ngữ phổ biến ở nơi làm việc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lương OT và cách tính...
chef de partie là gì

Chef de Partie là gì? Công việc và mức lương của Chef de Partie

0
Chef de Partie là một trong những vị trí quan trọng trong gian bếp của nhà hàng, khách sạn. Vị trí này chịu trách...
review lương

Review lương là gì? Những NÊN và KHÔNG NÊN khi review lương

0
Review lương là quá trình người lao động được đánh giá lại mức thu nhập và đóng góp của mình tại doanh nghiệp. Tuy...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất