HomeMẹo tìm việcThợ rèn là gì? Mô tả công việc chính của người thợ...
Newspaper Theme

Related Posts

Featured Artist

Thợ rèn là gì? Mô tả công việc chính của người thợ rèn

Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, nghề rèn vẫn giữ một vị trí đặc biệt. Những sản phẩm thủ công từ lò rèn không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Để giữ được vị trí này, người thợ rèn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy thợ rèn là gì? Để làm được thợ rèn cần kỹ năng cơ bản nào? Hãy cùng Vieclam.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

I. Thợ rèn là gì?

Thợ rèn là người chuyên làm nghề rèn sắt, thép để chế tạo các dụng cụ hoặc đồ gia dụng. Để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh, thợ rèn cần dùng các dụng cụ như búa, kìm, đe, trong nhiệt độ cao để tạo hình và rèn.

Một số sản phẩm mà thợ rèn thường làm bao gồm: Dụng cụ sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí, trang sức. Những vật liệu này đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, và có tính thẩm mỹ cao. 

Thợ rèn là gì?
Thợ rèn là gì?

II. Nguồn gốc của nghề thợ rèn

Theo nghiên cứu từ các nhà sử học, nghề thợ rèn đã hoạt động từ hàng ngàn năm trước, là một công việc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Ngay từ thời kỳ đồ đá, thợ thủ công đã tạo ra vũ khí săn bắt và công cụ sống bằng quặng đồng và đồng thau. Đến thời kỳ đồ sắt, tức năm 1200 trước Công nguyên, con người bắt đầu phát hiện quặng sắt và thép, từ đó, tạo tác đa dạng các mặt hàng hơn.

Ở thời kỳ cổ đại, thợ rèn ứng dụng than củi trong quá trình nung nóng các kim loại. Tại giai đoạn này, các vũ khí trở nên sắc nhọn và ưu việt hơn nhờ kỹ thuật của thợ được nâng cao, và sự ứng dụng các kim loại trong việc chế tác. Đến thời kỳ Trung cổ, hình ảnh thợ rèn trở nên quen thuộc và phổ biến đến nỗi đây được coi là yếu tố chính gây dựng nên thị trấn và làng mạc. Các lò rèn đã có thể chế tạo vũ khí cũng như áo giáp, đinh, móng ngựa, và các đồ gia dụng khác.

Nguồn gốc của nghề thợ rèn
Nguồn gốc của nghề thợ rèn

Tuy nhiên, nghề rèn ngày một suy giảm trong Kỷ nguyên Công nghiệp, khi máy móc và tự đóng hóa trở nên phổ biến hơn. Từ việc ứng dụng công nghệ và cắt giảm nhân sự, các công ty, xí nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư.

Đến những năm 1970, nghề rèn dần được hồi sinh, bởi thế giới dần phục hồi sau cuộc Đại suy thoái, và có nguồn lực, kinh phí để đầu tư vào các ngành thủ công. Ngoài ra, việc máy móc ngày càng phát triển cũng khiến con người đề cao tính nghệ thuật và kỹ năng thủ công của người thợ. 

III. Vai trò của thợ rèn trong xã hội hiện đại

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, máy móc và kỹ thuật dần thay thế con người. Không chỉ có khả năng tạo nên sản phẩm y hệt con người, mà công nghệ hiện đại còn giúp tăng công suất và hiệu quả làm việc. Nhờ đó, các công ty, xí nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho nhân lực, và tăng cường lượng sản phẩm làm ra.

Với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, công việc rèn từng là nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng đồ gia dụng đến từ thương hiệu nhập khẩu từ nước ngoài với mẫu mã đẹp mắt, sang trọng. Các lò rèn truyền thống không còn đủ sức cạnh tranh nên đành ngậm ngùi đóng cửa, và nghề rèn dần bị mai một theo năm tháng. 

Vai trò của thợ rèn trong xã hội hiện đại
Vai trò của thợ rèn trong xã hội hiện đại

Vì thực trạng đáng buồn của các nghề truyền thống, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ngày càng được coi trọng. Tuy máy móc hiện đại có thể thay thế con người trong việc tạo ra thành phẩm với năng suất cao, nhưng chắc chắn sẽ không thể tạo tác được một sản phẩm mang cái hồn cái tâm như thợ rèn. Tại các làng nghề truyền thống, tuy không còn nhộn nhịp như xưa, nhưng lửa vẫn còn đỏ, tiếng búa, tiếng đe.

IV. Mô tả công việc chính của thợ rèn

Kỹ thuật và và sự tỉ mỉ là chìa khóa của mọi nghề thủ công, và nghề rèn cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là các bước cơ bản cần có để hoàn thiện quy trình rèn:

1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu 

Để có thể thực hiện công việc, đầu tiên người thợ cần chuẩn bị trước các dụng cụ cần thiết như: Lò rèn, búa rèn, kìm rèn, đe,.. Ngoài ra, thợ rèn cũng phải có nguyên liệu để chế tác thành phẩm, trong đó, các nguyên liệu thường thấy là sắt và thép.

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

2. Hâm nóng sắt 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu, người thợ sẽ đặt nguyên liệu (sắt hoặc thép) vào lò rèn, sau đó lò sẽ cung cấp nhiệt lượng. Từ đó, nung nóng nguyên liệu đến nhiệt độ cần thiết. Việc này sẽ giúp nguyên liệu dẻo dai và dễ dàng uốn nắn, tạo hình hơn. 

Hâm nóng sắt 
Hâm nóng sắt

3. Rèn hình dạng 

Khi sắt đã có độ dẻo vừa đủ để uốn nắn, người thợ sẽ dùng búa hoặc kìm để tạo hình cho sản phẩm. Quá trình này thường bao gồm các việc như đập và ép để cho ra được hình dạng mong muốn. Vì các công cụ đều nặng nên đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe dẻo dai và khéo lẹo.

4. Làm lạnh và xử lí bề mặt 

Khi sản phẩm đã ra hình dạng mong muốn, sản phẩm sẽ được nhấn chìm trong dầu hoặc nước để làm lạnh. Sau đó, thợ rèn sẽ tiếp tục hoàn thiện quá trình bằng cách đánh bóng hoặc sơn lớp bảo vệ trên bề mặt sản phẩm. Điều này giúp cho các sản phẩm làm từ sắt không bị oxy hóa và bị gỉ sét.

5. Kiểm tra sản phẩm 

Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, việc cuối cùng mà thợ rèn cần làm đó là kiểm tra tổng thể và mài mịn hoặc chỉnh sửa các chi tiết nhỏ nếu cần thiết. Đây là bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Khi sao bước này, sản phẩm sẽ được bày bán trên thị trường.

Kiểm tra sản phẩm 
Kiểm tra sản phẩm

V. Những kỹ năng cần có của một người thợ rèn

Công việc thợ rèn đòi hỏi nhiều kiến thức cơ bản, cũng như các kỹ năng cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số yêu cầu về kỹ năng của một thợ rèn ở dưới đây:

1. Kỹ năng cơ bản

Để trở thành thợ rèn, bạn cần có các kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng rèn, kỹ năng cảm nhận nhiệt độ, kỹ năng trau chuốt những chi tiết nhỏ,… Vì mặc dù đây là công việc không yêu cầu quá cao, nhưng nếu làm không tốt có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Việc nắm được những điều cơ bản này là bí quyết đầu tiên để trở thành một thợ rèn giỏi. 

2. Khả năng công nghệ

Hiện nay, đa số các nhà máy đều ứng dụng máy móc và thiết bị hiện đại trong khâu sản xuất, có thể kể đến như: Máy nén, máy định hình kim loại,… Nhà máy quy mô càng lớn thì các thiết bị và máy móc càng khủng và số lượng cũng nhiều hơn. Vì vậy nếu bạn là thợ rèn làm việc tại các nhà máy, bạn nên trau dồi kiến thức về chức năng, cách sử dụng của từng thiết bị, cũng như học cách vận hành chúng một cách thuần thục. 

3. Kỹ năng thực hành

Thực hành là yếu tố tiên quyết của một người thợ rèn, quyết định nên chất lượng của thành phẩm làm ra. Người thợ có khả năng thực hành tốt thì sản phẩm sẽ đẹp mặt hơn, chi tiết hơn. 

Do đó, thợ rèn cần học cách thực hành các dụng cụ như: Lò rèn, kìm rèn, búa rèn,.. Và để thành thạo các kỹ năng, người thợ cũng cần phải luyện tập thường xuyên, đồng thời cố gắng chế tác nhiều loại sản phẩm hơn mỗi ngày.  

Kỹ năng thực hành
Kỹ năng thực hành

5. Sự tỉ mỉ, cẩn thận

Bất kỳ ngành nghề thủ công nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận. Để rèn luyện kỹ năng này, thợ rèn phải dành 100% độ tập trung vào từng công đoạn, đặc biệt là khâu tạo hình và hoàn thiện sản phẩm.

Hơn nữa, một tác phẩm vừa chi tiết vừa hoàn hảo sẽ luôn được bày bán với phân khúc giá cao hơn. Vậy nên có thể nói, người thợ rèn luyện có tính tỉ mỉ và sự cẩn thận sẽ được nhiều nơi tuyển dụng, và mở rộng cơ hội làm việc. 

6. Kỹ năng học hỏi

Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất các đồ sắt thép. Nếu thợ rèn biết sử dụng công nghệ kết hợp cùng bàn tay khéo léo của mình, có thể tạo ra sản phẩm chất lượng, mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Do đó, để có thể phát triển tốt hơn, người thợ cần có khả năng học hỏi những cái mới, biết áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc của mình.

Kỹ năng học hỏi
Kỹ năng học hỏi

Ngoài ra, con người hiện nay cũng có yêu cầu cao hơn về các sản phẩm. Thay vì đề cao tính sử dụng như trước, thì hiện nay sản phẩm cần đẹp mắt, ưa nhìn và tiện lợi, sử dụng được nhiều tính năng. Người thợ rèn cần phải nắm được sự thay đổi này để tạo ra những sản phẩm phù hợp đáp ứng cho người sử dụng. Bên cạnh sự khéo léo, tỉ mỉ, thợ rèn cũng cần có sự sáng tạo, nên việc học hỏi là rất quan trọng.

VI. Tìm việc làm thợ rèn ở đâu uy tín, lương cao?

Hiện nay, nghề rèn đang ngày càng bị mai một trên thị trường. Vì vậy mà những công việc làm thợ rèn trở nên khan khiếm hơn. Ngoài ra, các nguồn tin được đăng trên mạng xã hội cũng không thể đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tìm kiếm việc làm thợ rèn uy tín, lương cao, thì bạn có thể tham khảo trang web Vieclam.net. 

Đây là trang web chuyên cung cấp các bài đăng tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng và ứng viên tiềm năng kết nối với nhau. Vieclam.net không những sở hữu đa dạng nguồn tin, mà còn cung cấp đầy đủ thông tin, mô tả về công việc, thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, trang web có có tính năng lọc thông minh theo: Khu vực, loại hình công việc, mức lương,… Bên cạnh đó, Vieclam.net sẽ hỗ trợ bạn tạo hồ sơ online, giúp bạn thể hiện năng lực với nhà tuyển dụng trong bộ tài liệu xin việc. 

Lời kết

Vừa rồi là kiến thức tổng quan về thợ rèn là gì và mô tả chung về công việc này. Vieclam.net hy vọng rằng, thông qua bài viết, bạn sẽ nắm được những thông tin mình mong muốn, và sớm có công việc như ý trong thời gian sắp tới. Đừng quên truy cập thường xuyên Vieclam.net để không bỏ lỡ thông tin tuyển dụng mới nhất và học hỏi thêm những kinh nghiệm làm việc nhé! 

Có thể bạn quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Vieclam.net đã và đang nỗ lực cung cấp các nội dung giá trị, đáng tin cậy nhất đến với độc giả. Tuy nhiên, các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, do đó Vieclam.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định liên quan đến đầu tư, tài chính, sức khỏe, hạnh phúc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Associate manager là gì?Những điều cần biết về Associate Manager.

Associate Manager là gì? Những điều cần biết về Associate Manager

0
Associate Manager là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Vị trí này giúp hỗ trợ điều hành các hoạt động nội bộ...
relationship manager là gì

Relationship manager là gì? Thông tin chi tiết của công việc RM

0
Relationship Manager là vị trí công việc được săn đón nhất trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Với mức lương cao, vị...
Kỹ Năng Bán Hàng

10 Kỹ năng bán hàng hiệu quả chinh phục thị trường

0
Để trở thành một chuyên viên bán hàng xuất sắc, không thể thiếu những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Để nâng cao...
Kỹ năng mềm cần có cho dân văn phòng

8 Kỹ Năng Mềm Không Thể Thiếu Giúp Dân Văn Phòng Thành Công

0
Kỹ năng mềm là khái niệm khá quen thuộc đối với những người làm việc trong môi trường công sở. Đây là một trong...
Kỹ năng chăm sóc khách hàng

10 kỹ năng chăm sóc khách hàng thành công cho nhân viên

0
Việc chăm sóc khách hàng hiện nay không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một chiến lược đảm bảo sự thành công của...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Mới nhất